Kiến nghị với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc TRÊN địa bàn TỈNH đắk NÔNG (Trang 101 - 103)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.4.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính

Thứ nhất, Bộ Tài chính cần xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý trong kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN; hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, đặc biệt là phải có sự ổn định.

Về việc ban hành chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức chi: thẩm quyền ban hành đƣợc phân cấp phù hợp tính thống nhất trong quản lý vừa tính đến đặc thù ngành nghề, vùng miền, kịp thời sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế.

Bộ Tài chính cần có quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ Trƣởng Bộ Tài Chính về ban hành hệ thống mục lục NSNN, để đảm bảo thống nhất, phù hợp bao quát tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế.

Thứ hai, Bộ Tài chính sớm hoàn thiện một số nội dung chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi thƣờng xuyên tại Thông tƣ số 161/2012/TT- BTC của Bộ Tài chính, cụ thể: Quy định rõ việc kiểm soát hồ sơ các khoản chi sửa chữa đối với từng trƣờng hợp có giá trị bao nhiêu thì phải có hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn. Ngoài ra, cần quy định rõ thế nào là khoản chi sửa chữa lớn, thế nào là khoản chi sửa chữa nhỏ, nên hƣớng dẫn thống nhất hồ sơ đơn giản là nội dung chi chỉ yêu cầu lập bảng kê chứng từ thanh toán, hồ sơ phức tạp là nội dung chi theo các hình thức đấu thầu, nội dung chi yêu cầu thanh toán phải có hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn; Đồng thời Bộ Tài chính cần sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính và Thông tƣ số 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 của Bộ Tài chính để có sự thống nhất và phù hợp với quy định chế độ kiểm

soát thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN tại Thông tƣ số 161/2012/TT-BTC ngày 2/10/2012 của Bộ Tài chính.

Thứ ba, Bộ Tài chính cần quy định chặt chẽ việc xét chuyển số dƣ tạm ứng qua nhiều năm để hạn chế việc cho phép đơn vị sử dụng ngân sách xin chuyển số tạm ứng sang năm sau và cƣơng quyết xử lý thu hồi đối với các trƣờng hợp tạm ứng kéo dài. Ngoài biện pháp cắt giảm dự toán tƣơng ứng năm sau để khấu trừ, cần có các chế tài xử lý hành chính để buộc đơn vị hoàn trả lại NSNN khoản kinh phí đã tạm ứng nhƣng không có hồ sơ thanh toán.

Thứ tư, xây dựng và áp dụng phương thức quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra

Thực chất của phƣơng thức quản lý NSNN theo đầu vào là phƣơng thức dựa trên nhu cầu chi tiêu để quản lý ngân sách trong cả quy trình từ lập ngân sách qua chấp hành ngân sách đến quyết toán ngân sách. Trong điều kiện NSNN có giới hạn, quản lý ngân sách theo phƣơng thức này thƣờng tồn tại nhiều rủi ro từ giấu giếm nguồn thu ở mỗi cấp ngân sách và khai tăng nhu cầu chi trong lập ngân sách; chi tiêu lãng phí hoặc kém hiệu quả trong quá trình chấp hành ngân sách đến khai khống chi trong quyết toán ngân sách..., trong khi đó, dịch vụ công thƣờng không đƣợc quan tâm đầy đủ cả về khối lƣợng lẫn chất lƣợng, kể cả khi có vƣợt chi ngân sách. Vì vậy, xu hƣớng tất yếu hiện nay là chuyển quản lý ngân sách nói chung và lập dự toán ngân sách nói riêng từ phƣơng thức đầu vào sang phƣơng thức đầu ra [11].

Theo phƣơng thức quản lý chi này chủ yếu dựa trên kết quả hoạt động (đầu ra) của các đơn vị SDNS, điều đó có nghĩa là: việc lập dự toán ngân sách, các cơ quan đơn vị phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, chỉ tiêu nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, dự toán và kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao của năm trƣớc để xây dựng dự toán chi của năm kế hoạch.

Thủ trƣởng đơn vị đƣợc quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm việc sử dụng kinh phí đảm bảo thực hiện đƣợc những nhiệm vụ chi. Nhƣ vậy với phƣơng thức thanh toán này thì các ràng buộc bằng chế độ, tiêu chuẩn, định mức đƣợc thay bằng các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chất lƣợng “đầu ra”. Do đó, nó đã khắc phục đƣợc những hạn chế của cơ chế KSC theo “đầu vào” khi mà hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nƣớc còn thiếu, lạc hậu. Quản lý ngân sách theo đầu ra chú trọng đến kết quả trong việc thực hiện hơn là việc chi nhƣ thế nào để thực hiện. Với dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra đòi hỏi sự cam kết của đơn vị SDNS trong việc mang lại hiệu quả của đầu ra từ việc sử dụng kinh phí ngân sách. Trƣớc mắt nên áp dụng phƣơng thức cấp phát NSNN theo kết quả đầu ra trên một số đơn vị cung cấp các hàng hóa công hoặc các khoản chi cho các dịch vụ công cộng sau đó tổng kết, đánh giá và nếu hiệu quả thì áp dụng rộng rãi phƣơng thức này[1, tr40].

Mở rộng đối tƣợng áp dụng hình thức khoán biên chế, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí. Sự kết hợp giữa KSC theo dự toán và khoán chi sẽ ngày càng tạo thuận lợi cho cơ chế quản lý NSNN theo kết quả đầu ra, thay vào quản lý theo nguồn lực đầu vào nhƣ hiện nay.

Thứ năm, Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra giám sát công tác quản lý tài chính của đơn vị SDNS, để kịp thời chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong quản lý chi thƣờng xuyên NSNN của các cấp, các ngành.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc TRÊN địa bàn TỈNH đắk NÔNG (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)