Kiến nghị với các Bộ, ngành, địa phƣơng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc TRÊN địa bàn TỈNH đắk NÔNG (Trang 104 - 108)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.4.3. Kiến nghị với các Bộ, ngành, địa phƣơng

Các Bộ, ngành, địa phƣơng là cơ quan trực tiếp quyết định phê duyệt dự toán chi NSNN, do vậy để hoạt động KSC đạt hiệu quả cao, kiến nghị với các Bộ, ngành và địa phƣơng nhƣ sau:

- Ban hành các văn bản hƣớng dẫn chi tiết các chế độ đặc thù đối với từng lĩnh vực, ngành, địa phƣơng phải dựa trên cơ sở các chế độ, định mức mà Bộ Tài chính đã ban hành tránh chồng chéo và cần đƣa ra các quy định cụ thể.

- Nâng cao chất lƣợng dự toán chi của các đơn vị sử dụng NSNN thì khi bố trí phân bổ dự toán phải sát với kế hoạch nhiệm vụ đƣợc giao, đồng thời giao dự toán phải trƣớc 31/12 của năm.

Để công tác kiểm soát chi đạt hiệu quả trong quá trình phê duyệt dự toán của đơn vị sử dụng NSNN cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo kịp thời, chính xác về nội dung chi, mức chi phải phù hợp thực tế; phải đầy đủ, bao quát hết các nhu cầu chi tiêu của đơn vị trong năm ngân sách và phải chi tiết, thống nhất giữa các ngành, các địa phƣơng, đơn vị thụ hƣởng NSNN. Có nhƣ vậy mới hạn chế đƣợc những tiêu cực hay sự lãng phí ngay từ khi bắt đầu chu trình ngân sách và nâng cao chất lƣợng kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Quy định rõ giới hạn thời gian đƣợc điều chỉnh dự toán ngân sách để các đơn vị sử

dụng ngân sách chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ và làm căn cứ chấn chỉnh, xử lý sai phạm khi kiểm tra, kiểm toán.

- Đôn đốc đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện quyết toán chi NSNN theo quy định, nếu quá thời hạn lập báo cáo quyết toán chi thƣờng xuyên mà đơn vị SDNS chƣa gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt thì cần phải dừng các khoản chi liên quan đến chi hoạt động thƣờng xuyên.

- Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các khoản chi thƣờng xuyên NSNN để ngăn ngừa và hạn chế những vi phạm của các đơn vị sử dụng ngân sách.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 của luận văn đã đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Đắk Nông. Việc hoàn thiện công tác KSC thƣờng xuyên thuộc nguồn vốn NSNN của KBNN đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp và kiến nghị về chính sách chế độ, quy trình nghiệp vụ, công nghệ thông tin, tổ chức bộ máy, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cấp các ngành để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác KSC thƣờng xuyên và hạn chế lãng phí, trong hoạt động KSC thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc.

KẾT LUẬN

Với những cải cách, đổi mới trong công tác KSC thƣờng xuyên NSNN trong thời gian vừa qua dựa trên các cơ chế, chính sách mới về quản lý chi thƣờng xuyên đƣợc Nhà nƣớc nghiên cứu, xây dựng và ban hành đã mang lại những kết quả nhất định. Hoàn thiện cơ chế KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng là rất cần thiết và quan trọng, góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích NSNN.

Tuy nhiên, hoạt động quản lý và KSC thƣờng xuyên NSNN là những vấn đề, công việc rất khó khăn phức tạp, nhiều chính sách chế độ, văn bản thƣờng xuyên bổ sung, thay đổi. Vì vậy, việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách về chi NSNN là việc làm đòi hỏi mang tính thƣờng xuyên và phải nghiên cứu sao cho mỗi cơ chế, chính sách ban hành phải phù hợp với thực trạng nền kinh tế và khuyến khích thúc đẩy kinh tế phát triển.

Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề có tính chất lý luận về công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN, làm rõ thực trạng công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong thời gian qua, đồng thời đƣa ra một số giải pháp cụ thể và một số kiến nghị về việc thực hiện các giải pháp đó để hoàn thiện công tác nói trên. Hy vọng rằng, trong thời gian tới công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn tỉnh Đắk Nông sẽ đạt đƣợc những kết quả cao hơn, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, đảm bảo an sinh xã hội.

Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu và hoàn thiện song, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, còn những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung. Tác giả mong nhận đƣợc sự đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS Lâm Chí Dũng (2008), Nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, NXB Tài chính, [2] Kho bạc Nhà nƣớc (2005), Giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ kho bạc

nhà nước, NXB Tài Chính,

[3] Vũ Thị Nhài (2007), Quản lý tài chính công ở Việt Nam, NXB Tài chính, [4] Đỗ Thị Kim Oanh (2010), “Thanh tra KBNN: Cơ hội và thách thức”,

Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia, (số 100),

[5] Đỗ Thị Kim Oanh (2010), “Thanh tra KBNN: Cơ hội và thách thức”,

Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia, (số 100),

[6] Phan Quảng Thống (2006), “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi NSNN qua KBNN”, Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia, (số 5), [7] Trƣờng đại học kinh tế (2004), Lý thuyết Tài chính tiền tệ, NXB

Thống kê,

[8] Phạm Thị Thanh Vân (2010), “Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN”, Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia (số 102),

[9] Thạc sĩ Ngô Quốc Hoàng (2012), “Giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ phục vụ khách hàng khi đến giao dịch tại Kho bạc”, Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia (số 119).

[10] Nguyễn Văn Hoan (2012), “Một số trao đổi về quy trình kiểm soát chi NSNN “một cửa” qua KBNN”, Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia (số 119).

[11] Lâm Hồng Cƣờng (2013), “Kiểm soát chi ngân sách”, Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia (số 129),

[12] Thạc sĩ Trƣơng Phác Quân (2014), “Hạn chế về công tác thanh kiểm tra nội bộ hệ thống KBNN- Nguyên nhân và giải pháp khắc phục”,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc TRÊN địa bàn TỈNH đắk NÔNG (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)