Nội dung thanh tra, giám sát của NHTW đối với NHTM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, giảm sát trong lĩnh vực tín dụng tại ngân hàng nhà nước , chi nhánh tỉnh đắk nông (Trang 30 - 32)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Nội dung thanh tra, giám sát của NHTW đối với NHTM

Các loại hình NHTM đƣợc thanh tra bởi NHTW đều phải đối mặt với các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Do đó, một phần quan trọng trong quá trình thanh tra hoạt động ngân hàng là NHTW có quyền xây dựng, áp dụng các quy định và yêu cầu về việc đảm bảo an toàn để kiểm soát các rủi ro này. NHTW có thể ấn định những tiêu chuẩn an toàn tối thiểu để đảm bảo là các ngân hàng thực hiện hoạt động của mình một cách phù hợp.

Nội dung hoạt động của thanh tra, giám sát NHTW các nƣớc do pháp luật của nƣớc đó quy định. Hiện nay, hầu hết các nƣớc trên thế giới đều thực hiện phƣơng thức thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Tuy nhiên, ở nhiều nƣớc, Thanh tra Ngân hàng đã sử dụng kiểm toán bên trong và kiểm toán bên ngoài để bổ sung và quyết định phạm vi, đối tƣợng, trọng tâm tiến hành, đặc biệt chú trọng tới khâu kiểm toán độc lập nhƣ một công cụ quan trọng để phục vụ cho công tác thanh tra, giám sát hoạt động các NHTM. Riêng với đối tƣợng thanh tra, giám sát lại có sự khác biệt, ở một số nƣớc thực hiện thanh

tra, giám sát tất cả các đối tƣợng tham gia hoạt động ngân hàng ở cả Hội sở chính và tại các chi nhánh; còn ở một số nƣớc khác, việc thanh tra giám sát chủ yếu chỉ tập trung tại Hội sở chính, chỉ thanh tra giám sát chi nhánh của NHTM khi cần thiết.

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, quy định khác của pháp luật có liên quan, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nƣớc cấp;

- Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tƣợng thanh tra ngân hàng; xem xét, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, chất lƣợng và hiệu quả hệ thống quản trị, điều hành, hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, bao gồm cả việc nhận dạng rủi ro, đo lƣờng rủi ro, giám sát rủi ro, kiểm soát và giảm thiểu, xử lý rủi ro thông qua việc xem xét các yếu tố tác động đến an toàn hoạt động, chất lƣợng, hiệu quả quản trị rủi ro, khả năng chống đỡ rủi ro của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài;

- Kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thâm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc về tiền tệ và ngân hàng;

- Kiến nghị, yêu cầu đối tƣợng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành vi dẫn đến vi phạm pháp luật;

- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật.

Để triển khai các nội dung trên đây, thanh tra ngân hàng cần phải áp dụng các phƣơng thức thanh tra thích hợp, phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng của nền kinh tế, tiến tới hội nhập với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Phần lớn các nƣớc đang phát triển, hoạt động thanh tra

ngân hàng đều dựa vào hai phƣơng thức hoạt động là GSTX và TTTC và có các bộ phận phân công để triển khai các phƣơng thức này.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, giảm sát trong lĩnh vực tín dụng tại ngân hàng nhà nước , chi nhánh tỉnh đắk nông (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)