Các nguồn lực tài chính để thực hiện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 38)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI

1.4.3.Các nguồn lực tài chính để thực hiện

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI

1.4.3.Các nguồn lực tài chính để thực hiện

Là trụ cột quan trọng của công tác an sinh xã hội, thể chế tài chính xác định cơ chế tạo nguồn tài chính phù hợp cho từng loại chính sách, từng nhóm đối tượng (đóng góp của những người tham gia, của người sử dụng lao động và của nhà nước). Thể chế tài chính còn là cơ chế thu và chi sao cho cân đối thu chi, bảo đảm thu chi tương đương và bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, cơ chế tài chính của có hợp phần trong an sinh xã hội cũng

không hoàn toàn giống nhau. Các loại hình bảo hiểm có thể áp dụng cơ chế đóng góp thì có hưởng thụ. Nguồn tài chính hoàn toàn do ngân sách nhà nước cung cấp như trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội.

Phí quản lý cũng là một nội dung quan trọng của thể chế tài chính, nhất là phí quản lý cho bộ máy quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí quản lý chi trả cho đối tượng người có công với cách mạng và các đối tượng bảo trợ xã hội.

Tính bền vững về tài chính là một trong những nguyên tắc quan trọng của việc thực hiện công tác an sinh xã hội. Do vậy, việc thiết kế thể chế tài chính cho từng hợp phần, từng chính sách đều phải được tính toán, cân nhắc sao cho phù hợp thu chi hoặc phù hợp với khả năng chịu đựng của ngân sách nhà nước, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước.

1.4.4. Nhận thức của ngƣời dân

Nhu cầu được bảo vệ là nhu cầu thứ hai sau nhu cầu cơ bản của con người, do đó khi điều kiện sống của người dân không ngừng nâng lên thì nhu cầu về BHXH và bảo hiểm y tế ngày càng trở nên quan trọng, bởi vì có bảo hiểm con người khỏi lo lắng về tài chính khi có những bất ngờ xảy ra trong cuộc sống của mình. Bảo hiểm chia sẻ những rủi ro bất ngờ xảy ra đến một con người.

Ngày nay, bảo hiểm đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức, giúp họ yên tâm trong cuộc sống, trong làm việc, trong sinh hoạt…Khi xã hội ngày càng phát triển, con người càng cần đến bảo hiểm như là một tấm lá chắn cuối cùng bảo vệ họ khi không may gặp rủi ro.

Công tác trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội là động lực để các đối tượng yếu thế trong xã hội và các đối tượng có công với cách mạng vượt qua những khó khăn và vươn lên trong cuộc sống.

Sự phát triển của công tác an sinh xã hội phụ thuộc vào nhận thức chung của xã hội. Khi người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước hiểu được tầm quan trọng của công tác an sinh xã hội, từ đó tự nguyện và tích cực tham gia, thì công tác này mới có cơ hội phát triển và ngược lại.

1.4.5. Thu nhập của ngƣời dân

Hiện nay, trong nền kinh tế kinh trường, công tác an sinh xã hội, mà cụ thể là các hình thức bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, được tổ chức theo nguyên tắc ―đóng – hưởng‖. Người tham gia vào các hoạt động này phải có đóng góp và được hưởng chế độ theo quy định.

Nguyên tắc ―đóng – hưởng‖ có vị trí quan trọng đối với việc thực hiện công tác an sinh xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường. Có đóng góp mới hình thành được các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Càng nhiều người tham gia đóng góp, phạm vi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng mở rộng. Đóng góp càng cao, khả năng thụ hưởng càng cao. Đồng thời càng nhiều người đóng góp, mức đóng góp càng cao thì quỹ BHXH và BHYT càng có tính bền vững. Điều đó đảm bảo cho công tác an sinh xã hội ngày càng phát triển và các chế độ ngày được nâng lên.

Muốn có đóng góp, người dân phải có thu nhập. Do vậy, chính sách thu nhập ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và phát triển của công tác an sinh xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường, nguồn thu nhập của các hộ được hình thành theo nguyên tắc thị trường trong đó vừa có phân phối theo lao động, vừa có phân phối theo tài sản.

Thu nhập của người dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, những yếu tố có tính chất phổ biến là chính sách tiền lương, chính sách hỗ trợ thu nhập, chính sách việc làm, chính sách XĐGN, chính sách phân phối vốn và tài sản…Thu nhập của người dân được nâng lên thì giảm số đối tượng có nhu cầu trợ giúp xã hội và tham gia đóng góp cho công tác ASXH lớn và ngược lại.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI CỦA HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Đại Lộc là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam, có tọa độ địa lý từ 15053’29’’ vĩ độ Bắc đến 108007’5’’ kinh độ Đông, có dòng sông chính là sông Vu Gia, chảy ngang qua huyện theo hướng Tây – Đông. Phía bắc giáp với thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp Thị xã Điện Bàn, phía Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Tây Bắc giáp huyện Đông Giang, phía Nam giáp huyện Quế Sơn, phía Tây Nam giáp huyện Nam Giang. Huyện Đại Lộc là một trong 18 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Quảng Nam, huyện có 17 xã, 01 thị trấn và là một huyện có vị trí thuận lợi về phát triển kinh tế về rừng, trồng cây công nghiệp, có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế.

b. Đất đai và dân số

Huyện Đại Lộc có diện tích tự nhiên khá rộng lớn, đất chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm 57,44%, đất nông nghiệp chiếm 23,39% và đất chuyên dùng 6,79% và đất ở là 4,04%.

Dân số và mật độ dân số tăng, dân số năm 2012 là 146.966 người, đến nay 2016 tăng lên 152.538 người, năm 2011 mật độ dân số của huyện là 250,33 người/km2

đến năm 2016 tăng lên là 263,42 người/km2.

Bảng 2.1. Diện tích – Dân số - Mật độ dân số huyện Đại Lộc năm 2016

Đơn vị hành chính

Diện tích

tự nhiên (ha) Dân số (Ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2)

Tổng số 57.906 152.538 263,42 Thị trấn Ái Nghĩa 1.274,75 17.357 1.361,33 Xã Đại Sơn 8.932,78 3.379 37,83 Xã Đại Lãnh 3.413,35 8.901 260,77 Xã Đại Hưng 9.291,46 8.862 95,38 Xã Đại Hồng 5.217,14 10.209 195,68 Xã Đại Đồng 4.314,04 11.406 264,39 Xã Đại Quang 3.738,14 11.078 296,35 Xã Đại Nghĩa 2.742,47 11.377 414,84 Xã Đại Hiệp 2.021,26 8.906 440,61 Xã Đại Thạnh 5.795,05 4.241 73,18 Xã Đại Chánh 5.112,88 5.880 115,00 Xã Đại Tân 1.323,98 6.026 455,14 Xã Đại Phong 824,14 7.496 906,30 Xã Đại Minh 735,45 8.309 1.129,71 Xã Đại Thắng 857,18 7.095 827,69 Xã Đại Cường 949,61 8.739 920,28 Xã Đại An 610,92 7.010 1.147,49 Xã Đại Hòa 748,03 6.265 837,57

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc 2016

Dựa vào số liệu Bảng 2.1, ta thấy: Năm 2016, huyện có lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 94.907 người trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 46.587 người. Cơ cấu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ năm 2012 đến năm 2016 không ngừng nâng lên. Số lao động được tạo việc làm trong năm là 1.450 người.

Hình 2.2. Cơ cấu các loại đất tại huyện Đại Lộc năm 2016 Bảng 2.2. Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng năm 2016

TT Nội dung Diện tích đất tự nhiên Đất sản xuất NN Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Khác 1 Diện tích (km2 ) 579,06 135,44 332,61 39,32 23,39 48,29 2 Cơ cấu (%) 100 23,39 57,44 6,79 4,04 8.34

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê huyện Đại Lộc các năm 2016

d. Khí hậu và thời tiết

Huyện Đại Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,9o

C, mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 20oC và nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn. Độ ẩm trung bình trong

không khí đạt 82,3%. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm. Tập trung vào các tháng 9, 10, 11. Với địa hình cao ở phía Tây – Tây Bắc, thấp dần về phía Đông, có 02 con sông lớn là Vu Gia và Thu Bồn với lưu lượng nước bao bọc nên lương mưa ở Đại Lộc thường gây ra lũ lụt làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.

2.1.2. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Trong giai đoạn 2012 – 2016, trong bối cảnh kinh tế, chính trị khu vực, quốc tế có nhiều biến động, diễn biến phức tạp; tình hình kinh tế - xã hội trong nước nói chung và trên địa bàn huyện Đại Lộc nói riêng có nhiều khó khăn, thách thức; nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên, cùng sự lãnh, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục đạt kết quả cao. Các lĩnh vực sản xuất có nhiều chuyển biến tích cực. Hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được tăng cường, an sinh xã hội được đảm bảo, tốc độ tăng trưởng 12,52%.

Hình 2.4. Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế năm 2012

- Thu hút đầu tƣ: Sau khi có chủ trương của tỉnh Quảng Nam về phân

cấp quy hoạch, quản lý điều hành phát triển các Cụm công nghiệp để thu hút đầu tư, Đại Lộc đã sớm quy hoạch mạng lưới các Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện và được UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất phê duyệt. Hiện nay, Đại Lộc có 18 Cụm công nghiệp vừa và nhỏ, với tổng diện tích 875 ha (năm 2009 là 395 ha); huyện đã tiến hành quy hoạch và phê duyệt chi tiết 12 Cụm công nghiệp, với quy mô diện tích 276 ha; thu hút được 36 Dự án, với tổng vốn đăng ký: 3.630 tỷ đồng; trong đó có 2 Dự án FDI (100% vốn nước ngoài).

Đồng thời, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục để nhân dân đồng thuận ủng hộ chủ trương của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện trong việc thu hút đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội.

Tỷ lệ dân số và mật độ dân số tăng, dân số năm 2012 là 148.790 người, đến nay 2016 tăng lên 152.538 người, năm 2012 mật độ dân số của huyện là 250,33 người/km2

đến năm 2016 tăng lên là 263,42 người/km2.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có doanh nghiệp trên địa bàn huyện là 224 doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho 5.799 lao động. Trên địa bàn huyện, có 16 trang trại, giải quyết việc làm cho 120 lao động và 25 hợp tác xã, giải quyết việc làm cho 476 lao động và nhiều gia trại, tổ hợp tác cũng tạo việc làm cho một bộ phận người lao động. Trong năm 2016, số lao động được tạo việc làm trên địa bàn huyện là: 1.450 lao động.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, thông tin liên lạc

Đến cuối năm 2016, toàn huyện có 07 xã được công nhận là xã Nông thôn mới, Theo Nghị quyết của Huyện ủy Đại Lộc, phấn đấu đến năm 2020, Đại Lộc trở thành huyện Nông thôn nới. Hiện nay, theo Nghị quyết đề ra hàng năm trên địa bàn huyện phấn đấu theo lộ trình có từ 2 đến 3 xã trở thành xã Nông thôn mới. Cùng với nguồn vốn từ Trung ương, từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, hệ thống chính trị huyện Đại Lộc tranh thủ vận động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa để nâng cao đời sống nhân dân.

- Giáo dục

Hiện nay trên địa bàn huyện có 19 trường mầm non, trong đó có 19/19 trường đạt chuẩn quốc gia; có 46 trường phổ thông, trong đó có 25 trường tiểu học, 17 trường THCS, 04 trường THPT. Năm 2016, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học và chuyển cấp ở bậc tiểu học đạt 100%, bậc THCS đạt 99,1%, THPT đạt 98,9%. Số lượng sinh viên con em địa phương đang theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên cả nước liên tục tăng qua các năm, tỷ lệ học sinh tham gia các lớp đào tạo nghề sau khi học phổ thông cũng tăng trong những năm gần đây.

- Y tế

Trên địa bàn huyện hiện nay có 01 bệnh viện tỉnh tại khu vực phía Bắc Quảng Nam, 01 Trung tâm y tế huyện và 18 Trạm y tế các xã, thị trấn với tổng số giường bệnh vào năm 2016 là 115 giường, cán bộ ngành y là 140 người có 56 phòng khám bệnh tư nhân, 16 cơ sở khám chữa bệnh đông y và 85 cơ sở kinh doanh dược phẩm. Nhìn chung, công tác khám chữa bệnh ban đầu tại Trạm y tế các xã, thị trấn những năm qua tại địa bàn huyện tương đối đảm bảo, không để các dịch bệnh ở người và gia súc, gia cầm bùng phát trên diện rộng.

2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân ảnh hƣởng đến công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện

a. Thuận lợi

Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, để tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế trong giai đoạn tới, cần tập trung thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 1/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) ―Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020‖. Quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong xây dựng và thực hiện chính sách xã hội, coi các chính sách xã hội là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, lâu dài, liên tục từ đó chủ động đề ra các giải pháp phù hợp.

Để thực hiện tốt các mục tiêu về an sinh xã hội và phúc lợi xã hội trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, huyện đã tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm như đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với giải quyết việc làm; phát triển đồng bộ, đa dạng và nâng cao chất lượng hệ thống bảo hiểm, đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp để người dân tích cực tham gia. Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, thực hiện tốt

chính sách ưu đãi đối với người có công và chính sách trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ tập trung nguồn lực và phát huy vai trò chủ đạo để nâng cao phúc lợi xã hội và phát triển đa dạng hệ thống các dịch vụ xã hội cơ bản và huy động sự tham gia của toàn xã hội để thực hiện tốt an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.

Công tác xóa đói giảm nghèo luôn được quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội để nâng cao mức sống chung của người dân, huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều chương trình, dự án, chính sách và huy động nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp người nghèo, vùng nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Trong đó các chính sách và giải pháp giảm nghèo cần được triển khai đồng bộ trên cả 3 phương diện đó là: giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở, nước sinh hoạt; hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm đất sản xuất, tín dụng ưu đãi, khuyến nông - lâm - ngư, phát triển

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 38)