7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
2.2.2 Môi trường truyền thông
a. Đánh giá môi trường nội bộ
Tổ chức bộ phận Tiêu thụ (Sales) và Marketing của công ty:
Bộ phận Bán hàng của công ty đứng đầu là ông Nguyễn Văn Hoàng Lâm – Giám đốc tiêu thụ. Dưới ông có 5 trưởng nhóm tiêu thụ, chịu trách nhiệm phân phối và tăng trưởng doanh số tại các khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Nam.
Bộ phận Marketing chia làm 2 nhóm: Quản lý thương hiệu và hỗ trợ các hoạt động Marketing. Trong đó:
- Nhóm quản lý nhãn hiệu bao gồm 3 đội, có nhiệm vụ quản lý nhãn hiệu của bia Heineken, Tiger và nhóm bia phổ thông (Larue). Nhiệm vụ của các đội quản lý nhãn hiệu là quản lý và điều hành vị thế của nhãn hiệu trên thị trường
- Nhóm hỗ trợ các hoạt động Marketing bao gồm các nhân viên quản lý quảng cáo, truyền thông, PR, nghiên cứu thị trường… Nhiệm vụ của các thành viên nhóm này là điều hành các mảng chuyên môn nhất định, nhằm hỗ trợ cho việc quản lý nhãn hiệu.
Nhiệm vụ của phòng Marketing của công ty được xác định là: - Xây dựng chiến lược Marketing cho nhãn hiệu
- Củng cố và xây dựng hình ảnh, vị thế của nhãn hiệu trên thị trường - Tạo nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm
và marketing chuyên nghiệp. Đội ngũ Sales và Marketing được tuyển chọn kỹ
lưỡng và thường xuyên được đào tạo nâng cấp bởi các chuyên gia của tập đoàn
đến từ các nơi trên thế giới.
Ngoài ra, công ty luôn cố gắng mở rộng quy mô của hệ thống bán hàng với nhiều kênh phân phối, các hình thức, giải pháp Marketing phù hợp để tạo thuận lợi cho việc phân phối sản phẩm bia Larue đến tận tay người tiêu dùng.
Mọi kế hoạch marketing được hoạch định từ các nhà lãnh đạo cấp cao ở
công ty mẹ và triển khai đến các công ty con trong cả nước, do đó thể hiện sự
nhất quán, đồng bộ từ thông điệp đến cách thức thực hiện giữa các công ty trong tập đoàn VBL. Cũng chính nhờ có sự “đóng góp to lớn của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng nhà phân phối và bán hàng đầy nhiệt huyết” mà VBL ĐN
đã đóp góp vào thành tích kỷ luật đối với dòng bia phổ thông của tập đoàn là 1 triệu hector lit vào năm 2011 và hơn 2 triệu hector lit vào năm 2013.
b. Đánh giá môi trường bên ngoài
Hiện tại VBL cùng với 2 đối thủ khác là Sabeco và Habeco đang giữ thế
chân vạc ở thị trường Việt Nam, chiếm tới 83% thị phần sản lượng. Trong đó Sabeco lớn nhất là 47.5%%, VBL đứng thứ 2 với 18.2% thị phần, cuối cùng là Habeco 17.3% và các công ty khác. Sản phẩm bia chia thành 3 phân khúc: bia hơi, bia phổ thông và bia cao cấp thượng hạng. Sabeco dẫn đầu dòng bia phổ
Hình 2.3. Biểu đồ thị phần ngành bia
(Nguồn: Công ty TNHH chứng khoáng CIMB – VINASHIP, 2013)
Với mức tăng trưởng liên tục qua các năm đặc biệt là 3 tỷ lít năm 2013 (xem biểu đồ tăng trưởng sản lượng bia), thị trường Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường tiêu dùng hấp dẫn nhất thế giới, đặc biệt là thị
trường bia. VBL có được lợi thế lớn nhờ có thị phần đứng thứ hai sau Sabeco, tuy nhiên xét trong top 10 sản phẩm bia được tiêu thụ nhiều nhất thì chỉ có bia Larue 450ml chỉ chiếm 4.8% - một con số khá nhỏ so với cả nước. Hơn nữa bia Larue chỉ được ưa chuộng tại khu vực Nam miền Trung trong khi tổng thị
phần của khu vực này chỉ chiếm 6% so với cả nước thì con số này vẫn là quá khiêm tốn.
Hình 2.4. Biểu đồ sản lượng tiêu thụ bia ở Việt Nam qua các năm
(Nguồn: infoQVietnam trích lại từ Pomegranate Asia)
Hình 2.5. Biểu đồ loại bia tiêu thụ bia ở Việt Nam qua các năm
Hình 2.6. Biểu đồ phân bố bia tiêu thụ tại các vùng miền ở Việt Nam
(Nguồn: báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường InfoQ Vietnam, 2013)
Trong một báo cáo khác của công ty nghiên cứu 100% vốn của Nhật Bản - TNHH W&S, thực hiện năm 2012 về mức độ nhận biết thương hiệu thì bia Larue chỉ chiếm 0.5% ở lần đầu tiên. Sau lần thứ 2, thứ 3 với sự gợi ý của khảo sát viên thì tỷ lệ này tăng lên được 4.8% (không trợ giúp) và 35.7% (có trợ
Hình 2.7. Biểu đồ nhận biết thương hiệu
(Nguồn: Khảo sát của công ty TNHH W&S, 2012)