7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
3.1.1 Tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô
a. Môi trường nhân khẩu học
Bia là thức uống phổ biến đặc biệt được ưa chuộng tại châu Á. Từ năm 2007, châu Á - Thái Bình Dương đã vượt qua châu Âu và châu Mỹ để trở thành nơi tiêu thụ bia lớn nhất thế giới. Theo Euromonitor, người châu Á đã uống 72
tỷ lít bia năm 2013, vượt châu Mỹ với 58 tỷ và châu Âu với 51 tỷ. Trong đó, Trung Quốc đóng góp hơn 70% lượng bia tiêu thụở châu Á, Nhật Bản đứng thứ
2 với chỉ 9%. Theo sau là Việt Nam (4%), Ấn Độ (3%) và Hàn Quốc (2,8%). "Bia vẫn chưa đạt đến trạng thái bão hòa và triển vọng tăng trưởng vẫn còn" (Jason Wong - nhà nghiên cứu tại Euromonitor). Theo ông John Botia - Giám
đốc điều hành Carlsberg Singapore cho rằng nguyên nhân là thu nhập tại đây
đang tăng lên, tốc độđô thị hóa nhanh và dân số tăng trưởng mạnh
Tại Việt Nam, theo tổng cục thống kê, dân số hiện tại (4/2014) là 88.8 triệu người, tỷ lệ tăng dân số là 1,11%/năm. Đặc biệt với cơ cấu dân số trẻ 70% dân số dưới 40 tuổi, 35% dân số nhỏ hơn 20 tuổi, 31 triệu dân số nằm trong độ
tuổi 20-40 tuổi, độ tuổi trung bình của người dân là 27,8 tuổi, đây cũng là độ
tuổi có tỷ lệ tiêu thụ bia cao nhất. Do đó thấy rõ nhu cầu về sản phẩm của ngành bia là rất lớn. Mỗi năm Việt Nam có thêm hơn 1 triệu dân bước sang độ tuổi 18, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiêu dùng hấp dẫn nhất thế giới, trong đó có thị trường bia.
Dân số Việt Nam dự đoán đạt 100 triệu dân vào năm 2025 và ổn định ở
mức 120 triệu dân. Trong vòng 15 năm nữa, với sự tăng trưởng 20% về quy mô dân số và khoảng 200% GDP đầu người (5%/ năm), ước tính mức tiêu thị bia tăng 5 lần. Đây là mức tăng trưởng khá hấp dẫn.
Đây là cơ hội lớn đối với ngành bia trong nước, bên cạnh đó cũng là thách thức bởi thị trường bia còn rất nhiều tiềm năng sẽ thu hút một lượng lớn đối thủ
cạnh tranh trong và ngoài nước.
b. Môi trường kinh tế
Năm 2010 và 2011, kinh tế thế giới đang dần thoát khỏi khủng hoảng nhưng tốc độ phục hồi còn chậm chạp với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bất chấp sự khó khăn chung của nền
kinh tế, tại Việt Nam ngành thực phẩm và đồ uống vẫn có sự tăng trưởng khá tốt trong năm qua và dự báo sẽ tiếp tục giữ được “phong độ” này trong những năm tới.
Thống kê cho thấy, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2011 tăng 5,89%, năm 2012 tăng 5,03% và năm 2013 tăng 5,42%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành sản xuất bia trong ba năm gần đây (từ 2010 - 2012) là 12,7%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng GDP chưa bằng 50% tốc độ tăng trưởng của sản lượng bia trong cùng thời kỳ.
Chính sức tăng trưởng mạnh mẽ này đã thu hút nhiều DN trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm và đồ uống tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt là ngành bia, theo ông Phan Đăng Tuất - chủ tịch HĐQT Sabeco,
đến nay Việt Nam đã có sự tham gia của khoảng 37 hãng bia trên thế giới và mức chênh lệch giá cũng hết sức lớn, khoảng 100 lần. Đây cũng là cơ hội cho những cái tên mới nhảy vào với nhiều phân khúc giá khác nhau.
Việc có quá nhiều DN trong và ngoài nước nhảy vào lĩnh vực thực phẩm và
đồ uống đương nhiên sẽ tạo ra một sức ép không nhỏ trong ngành, đặc biệt sức ép này sẽ lớn hơn với các DN nội khi phải đương đầu với những “người khổng lồ”. Tuy nhiên, có một thực tế đáng ghi nhận trong ngành đó là cạnh tranh không những không giết chết các DN nội, làm suy yếu nền sản xuất trong nước mà còn trở thành động lực mạnh mẽ cho sản xuất trong nước phát triển.
Ngoài ra, việc tăng giá đồng USD so với VND khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do hầu hết những nguyên nhiên liệu sản xuất bia đều nhập khẩu. Điều này khiến cho chi phí tài chính ngày càng lên cao.
Một vấn đề nữa đó là thách thức từ hội nhập WTO. Hội nhập quốc tế một mặt giúp Doanh nghiệp trong nước năng động hơn, tăng sức cạnh tranh, sản xuất chất lượng hơn và mẫu mã tốt hơn nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro: thuế xuất bảo hộ giảm dần theo cam kết, sự xâm nhập của bia ngoại…
Gia nhập WTO, buộc chính phủ phải thay dần một số loại thuế bảo hộ. Trong vòng 3 năm kể từ khi hội nhập Việt Nam sẽ tiến hành ứng dụng chung một mức thuế TTĐB cho tất cả các sản phẩm bia không kể hình thức đóng gói. Chính sách thuế TTĐB đối với bia hơi đang được áp dụng như sau: 1/1/2010
đến 31/12/2012: bia hơi 30%, bia chai, bia lon, bia tươi 75%. Từ ngày 1/1/2013: các loại bia không phân biệt hình thức đóng gói sẽ chịu mức thuế là 50%. Sau khi gia nhập WTO, thuế nhập khẩu bia cũng giảm từ từ 80% đến 65% và xuống còn 35% trong vòng 5 năm. Thị trường bia Việt Nam hứa hẹn cuộc cạnh tranh khốc liệt trong những năm sắp đến.
Như vậy, môi trường kinh tế trong nước vừa mang lại cơ hội nhưng cũng không kém phần khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất bia.
c. Môi trường chính trị
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang nổ lực phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì vậy vấn đề đặt ra cho Việt Nam là phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng, chuẩn mực và hiệu quả để tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, rượu bia là những sản phẩm mà nhà nước không khuyến khích sử dụng. Chính phủ đã và sẽ ban hành những chính sách tác động đến ngành Bia-Rượu- Nước giải khát để đảm bảo sự phát triển hài hòa cho toàn xã hội. Do đó hoạt
động quản trị, kinh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng ít hay nhiều là điều khó tránh khỏi.
“Theo phương án mà Luật Thuế tiêu thụđặc biệt sửa đổi đưa ra, mức thuế
suất với bia tăng 50% lên 55% từ 1/7/2015, lên 60% từ năm 2017 và 65% từ
năm 2018. Tại Hội nghị Công bố kết quả nghiên cứu về vị trí, vai trò của ngành bia trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, do Viện Nghiên cứu chiến lược,
chính sách công nghiệp - IPSI (Bộ Công thương) tổ chức ngày 30/9/2014 tại Hà Nội, đại diện các doanh nghiệp bia, nhà đầu tư và IPSI đều khẳng định, các doanh nghiệp sản xuất bia sẽ gặp tác động bất lợi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất, doanh thu lẫn lợi nhuận từ chính sách thuế nêu trên. Báo cáo khẳng định, việc tăng thuế tiêu thụđặc biệt từ đầu năm 2013 lên 50% ảnh hưởng chung lên lao động và ngân sách nhà nước là tiêu cực. Khi thuế tăng, tác động mạnh đến chi phí đầu vào, khi đó, doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh giá bán sản phẩm. Giá tăng, người tiêu dùng sẽ giảm tiêu thụ bia, nên sức ép tăng trưởng với doanh nghiệp là không hề nhỏ”.[15]
Một số chính sách khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành bia như quy định về nồng độ cồn của người điều khiển xe khi tham gia giao thông và tăng mức xử phạt nếu vi phạm (Luật GTĐB và Luật GTĐB sửa đổi áp dụng từ ngày 1/9/2009) hay áp trần quảng cáo. Hiện Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 vẫn quy định mức khống chế quảng cáo khuyến mại là 15% trên tổng chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mới đây Bộ Tài chính đã trình Chính phủđề xuất Quốc hội dỡ bỏ trần quảng cáo, khuyến mại vì cho rằng việc áp trần quảng cáo là kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp. Đề xuất này đã được thủ tướng thông qua và chờ xét duyệt và sẽ công bố vào cuối tháng 10/2014. Đây là dấu hiệu đáng mừng góp phần thúc đẩy sự
phát triển của các doanh nghiệp.
d. Môi trường văn hoá
Tại Việt Nam, bia đang được xem là một nước giải khát không thể thiếu tại các bữa tiệc gặp gỡ bạn bè, đối tác. Việt Nam cũng không chịu ảnh hưởng nhiều của tôn giáo nên lượng tiêu thụ về bia rượu khá cao. Đặc biệt là bia, người Việt Nam không chỉ uống bia trong các dịp lễ tết, hội hè mà còn có thói quen dùng bia cả trong ngày thường như một thứ nước giải khát.
Tuy nhiên, việc sử dụng bia rượu cũng đang là vấn đề đang tranh cãi trong xã hội ngày nay bởi lạm dụng bia rượu gây nhiều gánh nặng về sức khỏe, tai nạn giao thông, tự tử, bạo lực, nghiện, bệnh mạn tính… (Nghiên cứu cho thấy 60% số vụ tai nạn giao thông, 68% số vụ bạo lực gia đình và 38% số vụ gây rối trật tự
an toàn xã hội đều xuất phát từ nguyên nhân do lạm dụng bia rượu). Xung quanh vấn đề này, nhiều cơ quan chức năng đã can thiệp và đề xuất các quy định hạn chế việc uống, buôn bán, quảng cáo rượu bia. Chẳng hạn, Bộ y tế đề xuất cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi, cấm bán rượu bia sau 22h v.v...tuy chỉ mới là
đề xuất nhưng cũng hứa hẹn đánh động nhiều giải pháp khác có thể làm hạn chế
việc tiêu thụ bia.
Ngoài ra, việc mở cửa hội nhập với sự tấn công ồ ạt của bia ngoại cũng là một thách thức. Cùng với thu nhập tăng, sự mới mẻ của các hương vị “ngoại” làm xu hướng tiêu dùng bia ngoại, rượu ngoại đang gia tăng. Dù nó có tác động chưa rõ rệt nhưng về lâu, về dài đó cũng là một mối lo cho các dòng bia nội nói chung và Larue nói riêng.
e. Môi trường tự nhiên
Ô nhiễm môi trường nước, không khí, ánh sáng đang là vấn đề bức bách trên toàn cầu đã khiến cho các quốc gia, cơ quan chính quyền địa phương buộc các doanh nghiệp sản xuất phải có những biện pháp hạn chế các tác hại của môi trường. Điều này đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp sản xuất bia như
Larue phải không ngừng nổ lực cải thiện quy trình sản xuất, giảm thiểu khí thải
độc hại ra môi trường và hạn chế sử dụng nước. Đây cũng là mục tiêu mà VBL
đã và đang cố gắng xây dựng với không ngoài mục đích tuân thủ các quy định