Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện kroong nô, tỉnh đăk nông (Trang 75)

7. Nội dung của đề tài (bố cục của đề tài)

2.3.7.Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về

luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai: Thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật đất đai được chính quyền Huyện quan tâm, nhưng thực tế kết quả mang lại còn nhiều vấn đề cần phải xem xét.

Tăng trưởng kinh tế, tình trạng dân di cư tự do từ các địa phương khác đến phá rừng làm nương rẩy, lấn chiếm đất rừng... trong khi đó sự quản lý của chính quyền còn lỏng lẻo, chưa nghiêm khắc dẫn đến vi phạm đất đai ngày càng nhiều. Riêng việc lấn, chiếm đất rừng làm nương rẩy, mua bán sang nhượng trái phép từ năm 2011 đến hết tháng 6/2015 là khoảng 9.000ha, các đối tượng chủ yếu là dân di cư tự do, dân tộc thiểu số tại chổ...Bên cạnh đó còn có trường hợp lấn chiếm đất công xây dựng trái phép trên địa bàn huyện diễn ra hết sức phức tạp.

- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai: Trong những năm qua, chính quyền huyện đã tổ chức nhiều hội nghị, cuộc họp đến từng địa bàn cơ sở, chỉ đạo triển khai tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai thông qua nhiều hình thức, nhằm trang bị cho người dân có ý thức về pháp luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, hạn chế thấp nhất xảy ra tranh chấp, khiếu nại về đất đai. Theo quy chế tiếp công dân của huyện, hàng ngày có cán bộ tiếp công dân theo, mỗi tháng một lần Chủ tịch UBND huyện tiếp công dân tại phòng tiếp công dân của huyện, qua những lần tiếp công dân của Chủ tịch UBND huyện cũng đã giải quyết được những vấn đề khó khăn, vướng mắt dẫn đến khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai. Từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2015 số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai như sau:

Bảng 2.17. Số lƣợng đơn thƣ khiếu nại, tố cáo từ 2011-2015

Năm Tổng số thuộc thẩm Không quyền Thuộc thẩm quyền Đã giải quyết 2011 12 3 9 9 2012 18 5 13 13 2013 19 8 11 11 2014 17 4 13 13 2015 9 3 6 6

Tìm hiểu nội dung liên quan làm phát sinh tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai chủ yếu như sau:

- Tranh chấp đất đai chủ yếu diễn ra trong các tộc họ, gia đình, bà con hàng xóm có nhà đất liền kề nhau (trang chấp lối đi, bờ rào hoặc chủ quyền sử dụng), giữa hộ gia đình với các Công ty lâm nghiệp được nhà nước giao đất, giao rừng. Vấn đề khiếu nại, tố cáo chủ yếu là do việc lấn, chiếm đất công cộng, xây dựng nhà ở trái phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất và khiếu nại các chính sách đền bù giải toả và tái định cư không thoả đáng.

- Chính quyền cơ sở buông lỏng quản lý, để xảy ra chuyển mục đích tùy tiện, xây dựng nhà ở và các công trình trên đất trái phép, mua bán, chuyển nhượng bất hợp pháp nhưng phát hiện, ngăn chặn, xử lý không kịp thời. Khi chính quyền thực hiện giải tỏa hoặc không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì xảy ra khiếu kiện giữa chủ cũ và chủ mới.

Từ kết quả cho thấy, nếu chính quyền huyện thực hiện tốt pháp luật về đất đai, tuyên tuyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai cần sâu - rộng hơn, xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và tăng cường giám sát của các cơ quan đoàn thể và nhân dân thì kết quả sẽ tốt hơn, đặc biệt là huyện không có thanh tra chuyên ngành về đất đai, nên vấn đề chỉ đạo thực hiện như thế nào để mang lại kết quả cao nhất, hạn chế thấp nhất các vụ khiếu nại tố cáo trong đất đai là cần phải được nghiên cứu.

2.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN KRÔNG NÔ

2.3.1. Kết quả đạt đƣợc

Công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện được kế thừa nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW Đảng khóa IX về “tiếp tục đổi mới chính sách đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Nghị Quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX); Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 15/11/2010.

Trên cơ sở các Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy Đăk Nông. Huyện ủy ban hành Chương trình số 14-CTr-HU, ngày 12/5/2011 và UBND huyện đã xây dựng Kế hoạch tổng quan số 364/KH-UBND ngày 14/07/2011 về việc thực hiện Chương trình số 14-CTr/HU ngày 12/05/2011 của Huyện ủy. Trong đó đã đề ra các mục tiêu, giải pháp và phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện. Bước đầu mang lại những kết quả tích cực như sau:

Công tác lập và quản lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được chú trọng và tăng cường, tổng diện tích đất tự nhiên đã được đưa vào quy hoạch để quản lý, bố trí sử dụng. Việc thực hiện các thủ tục biến động về đất đai được thực hiện dựa trên các quy hoạch đã được phê duyệt báo gồm quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã, việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo các quy hoạch được phê duyệt.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, nên kết quả mang lại khá tích cực. Diện tích cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lũy kế đến hết tháng 6/2015 là: 22.105,36 ha/25.641,82ha đạt 86,21% diện tích cần cấp giấy.

Việc thu hồi bồi thường giải phóng mặt bằng được thực hiện đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, trong giai đoạn 2011-2015 đã thu hồi 1.207,64 ha để xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ quốc phòng – an ninh và an sinh xã hội.

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai luôn được tăng cường về nhiều mặt. Bước đầu được thực hiện đi vào nề nếp từ cấp huyện đến các xã, Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục với nội dung thiết thực và hình thức phù hợp đối với từng đối tượng. Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn cấp xã để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Vai trò quản lý nhà nước về đất đai ở cơ sở được tăng cường; nhờ đó hạn chế và đi đến khắc phục được tình trạng giao đất, cấp đất trái thẩm quyền; tình trạng sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm, tranh chấp đất đai giảm hơn trước. Công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được chú trọng tổ chức thực hiện đảm bảo theo đúng quy định. Thực hiện tốt việc công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2.3.2. Hạn chế yếu kém

Công tác quản lý đô thị còn nhiều mặt hạn chế; hạ tầng cơ sở đầu tư xây dựng chưa theo kịp yêu cầu phát triển và tốc độ tăng dân cư. Khai thác sử dụng nguồn lực đất đai chưa hiệu quả, các trường hợp vi phạm đất đai diễn ra ở nhiều xã, thị trấn nhất là lấn chiếm đất công, đất lâm nghiệp....

Công tác lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chậm so với quy định. Viêc lập quy hoạch không mang tính đồng bộ dẫn đến hiệu quả sử chưa cáo, chưa liên kết được các quy hoạch ngành với quy hoạch sử dụng đất. Đất đai không được quản lý theo quy hoạch làm cho nguồn lực đất đai to lớn quản lý thiếu chặt chẽ và khai thác sử dụng hiệu quả thấp. Việc phân bổ quỹ đất cho các lĩnh vực của đời sống xã hội còn thiếu khoa học, chủ quan, phụ thuộc vào mệnh lệnh hành chính người đứng đầu, nhiều vấn đề bất cập, tài nguyên đất đai bị lãng phí tạo đầu cơ đất đai trong xã hội.

Công tác tuyên tuyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai chưa thường xuyên, hiệu quả thấp. Công tác ban hành văn bản trong quản lý đất đai chưa có tính hệ thống, khoa học, đồng bộ và kịp thời. Nội dung còn chồng chéo, thậm chí chưa tuân thủ quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng tới sự phát triển chung của huyện và quyền lợi của người sử dụng đất.

Chỉ đạo điều hành của chính quyền cũng như cơ quan chuyên môn còn lúng túng, nặng về sự vụ, hành chính quan liêu; chưa chủ động xây dựng kế hoạch lâu dài, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo xu hướng vận hành của quy luật kinh tế thị trường. Công việc hàng ngày gia tăng theo yêu cầu của xã

hội, trong khi đó tổ chức bộ máy từ cấp huyện đến cấp xã chưa tương xứng, hiệu quả của công tác quản lý cũng như trình độ của công chức địa chính xã chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, chưa có kế hoạch củng cố đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên về công tác quản lý đất đai.

Công nghệ quản lý hồ sơ địa chính lạc hậu và chưa được đầu tư trang thiết bị đầy đủ. Hệ thống bản đồ địa chính đang quản lý, lưu trữ sau khi đo đạc xong không được cập nhật chỉnh lý biến động kịp thời, nên có độ chính xác thấp; mặt khác, hồ sơ địa chính chưa được thiết lập đồng bộ, nên không có thông tin đầy đủ, chính xác phục vụ quản lý và khai thác sử dụng. Khi phát sinh tranh chấp, khiếu kiện về đất đai không đủ cơ sở pháp lý giải quyết.

Tồn tại cơ chế xin cho trong công tác giao đất, cho thuê đất là nguyên nhân chính tạo ra tình trạng tiêu cực đất đai, đầu cơ đất đai, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, ổn định xã hội và môi trường đầu tư, gây tình trạng phức tạp trong xã hội. Đặc biệt, do thiếu tính đồng bộ, thiếu tính kịp thời trong ban hành các văn bản về giá đất, dẫn tới sự thiếu minh bạch, mất công bằng xã hội, ảnh hưởng lớn tới quyền lợi của Nhà nước và quyền lợi của người sử dụng đất bị thu hồi đất.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng các loại đất còn chậm so với nhu cầu của tổ chức và nhân dân.

Giá đất của một số dự án phát triển nhà ở còn thấp so với giá thị trường làm cho tính cạnh tranh giữa các dự án thiếu công bằng, ảnh hưởng quyền lợi của một số nhà đầu tư và thất thoát ngân sách nhà nước. Ngoài ra, do tồn tại 2 cơ chế giá: giá đất nhà nước ban hành hàng năm và giá đất theo giá thị trường nên phát sinh khiếu kiện trong bồi thường giải phóng mặt bằng.

Tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý đô thị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý đất đai. Đất đai bị lấn, chiếm xảy ra nhiều nơi, người sử dụng đất tự ý chuyển mục đích sử dụng đất không xin phép cơ quan có thẩm quyền, tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất đai ngoài kiểm soát của Nhà

nước,...để lại hậu quả xấu gây thất thoát nguồn tài nguyên đất đai, hoạt động của thị trường bất động sản luôn tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, thiếu minh bạch. Nạn đầu cơ tham nhũng đất đai gây ra những tác động xấu cho nền kinh tế, Nhà nước không kiểm soát được các giao dịch đất đai, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có nơi còn lỏng lẽo, kém hiệu quả, tình trạng lấn chiếm đất quy hoạch, đất công, đất lâm nghiệp để làm nương rẩy còn xảy ra nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn xử lý kịp thời.

Diện tích đất của các tổ chức kinh tế, cơ quan Nhà nước quản lý sử dụng kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng phá rừng lấn chiếm, mua bán đất đai trái phép tiếp tục xảy ra, việc xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân thiếu chặc chẽ chồng lấn, dẫn đến khiếu nại, tranh chấp.

Việc quản lý địa giới hành chính của một số xã, thị trấn chưa tốt, chưa phân định được ranh giới cụ thể của từng xã, thị trấn dẫn đến việc quản lý còn chồng chéo giây khó khăn cho người dân.

Thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất một số dự án còn chậm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Công khai phương án đền bù chưa rõ ràng, minh bạch. Công tác phối hợp giữa cơ quan chuyên môn được giao thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất với Mặt trận và các đoàn thể của huyện, UBND các xã, thị trấn để tuyên truyền, vận động nhân dân khi có thu hồi, giải tỏa...Công tác giải thích cho người bị thu hồi đất của các cơ quan chuyên môn đôi lúc còn tùy tiện thiếu thống nhất gây bất bình trong nhân dân.

Cơ quan phát triển quỹ đất của huyện chưa phát huy hết chức năng nhiệm vụ của mình, mới chỉ làm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là chủ yếu. Việc khai thác quỹ đất còn chậm (đặc biệc là bán đấu giá quyền sử dụng đất), một số chủ sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính để nhận GCNQSDĐ, mua bán, sang nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất không lập

thủ tục, nợ tiền thuê đất dẫn đến thất thu tiền sử dụng đất. Số lượng GCNQSDĐ tồn nhiều, kéo dài nhiều năm, đến nay chưa giải quyết xong.

Công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thuê đất thực hiện các dự án nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện chưa thường xuyên nên chưa đề xuất được các biện pháp xử lý đối với các doanh nghiệp không thực hiện đúng dự án đã phê duyệt.

Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai không dứt điểm dẫn đến có những vụ việc khiếu nại kéo dài nhiều năm.

Công tác chỉnh lý các cơ sở dữ liệu, hồ sơ địa chính không kịp thời, chưa được chú trọng và thực hiện không thường xuyên dẫn đến việc cung cấp thông tin địa chính, cấp giấy CNQD đất thiếu chính xác còn chồng lấn.

Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính còn thiếu chính xác dẫn đến việc cấp giấy không đúng thực tế, chồng lấn gây khó khăn trong công tác quản lý.

Từ những hạn chế yếu kém nên trên, có thể tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và phát triển của huyện Krông Nô, trước hết là tạo ra thách thức lớn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai mà chính quyền huyện Krông Nô cần phải được quan tâm hàng đầu. Thực tế do những biến động chưa tuân thủ theo quy hoạch được nghiên cứu kỹ, sẽ để lại hậu quả rất lớn.

2.3.3. Nguyên nhân tồn tại quản lý nhà nƣớc về đất đai

* Nguyên nhân khách quan:

- Hệ thống pháp luật đất đai chưa thực sự hoàn chỉnh, chưa rõ ràng và còn quá nhiều và phức tạp, nhiều trường hợp văn bản còn mâu thuẫn nhau. Đặc biệt việc triển khai thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của Trung ương còn thiếu đồng bộ, lúng túng và thiếu kịp thời. Có hiện tượng thừa và thiếu đối với văn bản quản lý nhà nước về đất đai. Việc chưa hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về đất đai, sự thiếu nhất quán giữa pháp luật về đất đai với các hệ

thống pháp luật khác đã tạo kẽ hở trong việc áp dụng pháp luật. Sự chậm chễ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, làm giảm tác dụng của Luật. Trong thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai giữa các Bộ, ngành Trung ương với chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) thiếu sự liên kết gắn bó trong quản lý.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện kroong nô, tỉnh đăk nông (Trang 75)