Lập kế hoạch cho một chương trình bảo trì bảo dưỡng là một phần của hệ thống quản lý y tế. Quy trình lập kế hoạch này bao gồm việc đánh giá các yếu tố quan trọng (xem Error! Reference source not found.). Thách thức đối với các
nhà hoạch định là cân bằng các yếu tố này để thiết kế một chương trình bảo trì phù hợp và hiệu quả về mặt chi phí tương ứng với tình hình thực tế.
Hình 2.2. Các yếu tố chính để lên kế hoạch bảo trì
Lập kế hoạch chương trình bảo trì, bảo dưỡng cần phải xây dựng bắt đầu đưa thiết bị máy móc vào hoạt động, điều cần thiết là xác định các loại thiết bị cần được đưa vào chương trình. Cán bộ chuyên trách phòng vật tư thiết bị y tế cần xác định và lựa chọn thiết bị nào cần được đưa vào danh mục quản lý và những thiết bị nào sẽ được đưa vào chương trình bảo trì.
Tại Việt Nam, các thiết bị vật tư y tế đều được quản lý một cách tương đối bằng việc ghi lưu dữ liệu nhập kho cũng như các hồ sơ tài liệu liên quan tới thiết bị từ khi lúc mua về nhưng điều này không đồng nghĩa với việc tất cả các thiết bị cần phải được kiểm tra và bảo trì. Trên thực tế, rất ít các bệnh viện có đủ nhân lực để thực hiện việc kiểm tra và đánh giá thiết bị. Điều này còn phụ thuộc vào chi phí dành cho bảo dưỡng hay phụ thuộc vào các yêu cầu chăm sóc chẩn đoán bệnh của các thiết bị cũng như phạm vi tác động đến tổng nguồn thu của các thiết bị trong các cơ sở khám chữa bệnh. Phương pháp tiếp cận ở đây chỉ ra việc lựa chọn thiết bị đưa vào danh mục quản lý và thiết bị nào đưa vào chương trình bảo trì, bảo dưỡng là rất quan trọng.
Các yếu tố chính
Quản lý vật tư thiết bị Chủng loại và số lượng thiết bị y tế có trong bệnh viện và nằm trong danh sách cần bảo trì
Phương pháp thực hiện Xác định phương pháp bảo trì cần được thực hiện trong quá trình
Nguồn lực Tài lực, vật lực và nhân lực phục vụ cho quá trình bảo dưỡng
17 Phòng vật tư thiết bị y tế, khoa lâm sàng cần có trách nhiệm đặt mua, phát triển và duy trì các thiết bị. Họ có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên đối với tất cả các thiết bị trong một cơ sở chăm sóc sức khỏe hiện có và phải định vị được tất cả các thiết bị này. Các yêu cầu thực hiện kiểm kê trong khi thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc các hoạt động bảo trì ngăn ngừa (PM) được xây dựng triển khai một cách thuận tiện nhất.
Một chương trình bảo trì có thể được thực hiện theo bất kỳ cách nào vì vậy điều quan trọng là phải xem xét dựa vào nguồn lực (con người thực hiện, kinh tế, trang thiết bị vận hành) có sẵn.
✓ Thuê đơn vị bên ngoài:
Một cơ sở chăm sóc sức khỏe có thể thiết lập hợp đồng dịch vụ với các nhà sản xuất thiết bị, tổ chức dịch vụ độc lập (ISO) hoặc kết hợp cả hai. Trong những trường hợp như vậy, điều cần thiết là cơ sở chăm sóc sức khỏe phải có nhân sự giám sát và quản lý các hoạt động của các nhà thầu dịch vụ.
✓ Đơn vị tự thực hiện:
Hoặc thiết lập cấp độ quản lý và năng lực kỹ thuật trong cơ sở chăm sóc sức khỏe. Một số hoạt động bảo trì cũng có thể được thực hiện bởi các nhân viên của cơ sở chăm sóc sức khỏe.
Một trong những hoạt động quản lý quan trọng nhất là quyết định những dịch vụ nào sẽ được cung cấp bởi sự kết hợp giữa các nhà cung cấp dịch vụ bên trong và bên ngoài, dựa trên năng lực của cơ sở và nhân viên của cơ sở.
Căn cứ lập kế hoạch