Bàn luận kết quả và dự kiến các hướng phát triển của đề tài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất phương án tính điểm quản lý bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị y tế tại các bệnh viện trực thuộc sở y tế hà nội (Trang 57)

Với các kết quả của phần mềm hiện tại mới đạt các chức năng chính là:

- Cập nhật dữ liệu từ file dữ liệu có sẵn

- Cho phép tính toán điểm bảo dưỡng của các thiết bị

- Xuất file dữ liệu đã có điểm bảo dưỡng của các thiết bị ra để làm cơ sở xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì thiết bị

Phần mềm vẫn chưa cung cấp đầy đủ các yêu cầu cũng như các thao tác khác như:

- Tiếp nhận đơn sửa chữa, bảo dưỡng từ khối khoa phòng ban

- Giao nhận nhiệm vụ bảo dưỡng sửa chữa trực tuyến

- Theo dõi quá trình bảo dưỡng sửa chữa

- Tiếp nhận đề xuất mua sắm thiết bị mới từ các khoa phòng ban hoặc vật tư phục vụ công tác sửa chữa bảo dưỡng

48 Do đó, trong tương lai, phần mềm sẽ cần tiếp tục nâng cấp bổ sung các thao tác như trên nhằm đạt được một phần mềm ứng dụng đầy đủ, có khả năng ứng dụng tại các bệnh viện một cách thuận lợi nhất.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Chương 3 này, học viên đã tiến hành xây dựng được phần mềm hỗ trợ tính toán điểm bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị y tế dựa trên nền tảng của chương 1 và chương 2.

Nội dung của chương 3 về cơ bản bao gồm phân tích thiết kế hệ thống và xây dựng phần mềm; các chức năng quản trị hệ thống; các biểu đồ use case, các bảng cơ sở dữ liệu; từ đó học viên xây dựng phần mềm với khá đầy đủ chức năng như Quản lí hệ thống, người có quyền hạn cao nhất; xem, thêm, sửa, xóa thông tin người dùng; xem, thêm, sửa, xóa thông tin thiết bị vật tư; xem thông tin thiết bị và vật tư; tính toán giá trị bảo dưỡng thiết bị, xem danh sách thiết bị; tìm kiếm thiết bị; chỉnh sửa thông tin thiết bị; xóa thiết bị; Phân quyền tính toán giá trị bảo dưỡng của mỗi thiết bị. Có thể nói, đây là một phần mềm có tính ứng dụng trong thực tiễn cao, khá thân thiện với người dùng, dễ dàng sử dụng.

49

CHƯƠNG 4.KẾT LUẬN 4.1 Kết luận

Luận văn đã được hoàn thành với những nội dung tương ứng với các chương bao gồm Chương 1: Tổng quan tài liệu; Chương 2: Lý thuyết và các yêu cầu quản lý bảo dưỡng trang thiết bị y tế và Chương 3: Xây dựng phần mềm tính điểm bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị y tế. Về cơ bản, phần mềm được xây dựng đạt được yêu cầu đặt ra và có thể chấm điểm bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị y tế. Tuy nhiên, phần mềm mới chỉ dừng lại ở việc cập nhật danh sách thiết bị đã có, bổ sung thiết bị mới, chấm điểm bằng tay đối với các thiết bị y tế và xuất file dữ liệu tổng hợp nhằm làm cơ sở hỗ trợ việc ra quyết định bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị y tế dựa trên tình hình cụ thể của mỗi bệnh viện.

4.2 Hướng phát triển

Trong tương lai, để có thể đưa vào ứng dụng, phần mềm cần tiếp tục được nâng cấp để đạt được các yêu cầu về chức năng và phi chức năng của một phần mềm quản lý bảo dưỡng trang thiết bị y tế cụ thể.

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Y tế (1997), Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT, ngày 19/9/1997, Về việc ban hành quy chế bệnh viện, Hà Nội.

[2] Bộ Y tế (2001), Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr.335-343. [3] Bộ Tài chính (2014), Thông tư 162/2014/TT-BTC, ngày 06/11/2014, Về việc Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước, Hà Nội.

[4] Bộ Y tế (2016), Thông tư 39/2016/TT-BYT, ngày 28/10/2016, Về việc quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế, Hà Nội.

[5] Quốc hội (2017), Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14, ngày 21/06/2017, Hà Nội.

[6] Chính phủ (2016), Nghị định số 36/2016/NĐ-CP, ngày 15/5/2016, Về quản lý trang thiết bị y tế, Hà Nội.

[7] Chính phủ (2018), Nghị định số 169/2018/-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế

[8] Hội thiết bị Y tế Việt Nam (2017), Báo cáo Hội thảo thường niên “ Nâng cao năng lực quản lý trang thiết bị y tế, cập nhật thông tin khoa học- công nghệ, kỹ thuật thiết bị y tế”, Đà Nẵng.

[9] Nguyễn Trung Khảm (2006), “Nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế của tỉnh Hà Tây”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Hà Tây.

[10] Nguyễn Minh Tuấn (2010), Quản lý trang thiết bị và cơ sở hạ tầng bệnh viện.

[11] Trương Thị Hồng Linh (2018), Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Huế.

[12] Website của Bộ Y tế www.moh.gov.vn

[13] Website của Bệnh viện Châm cứu Trung ương www.chamcuuvietnam.vn [14] Bruce Eckel, Thinking in Java 4th Edition in 2007.

[15] Scott Oaks, Java Performance 1st Edition in 2014.

[16] https://www.javatpoint.com/web-services-tutorial, truy cập cuối cùng ngày 15/1/2021.

[17] https://www.tutorialspoint.com/jsp/index.htm, truy cập cuối cùng ngày 15/1/2021.

51 [18] https://www.vogella.com/tutorials/MySQLJava/article.html, truy cập cuối cùng ngày 15/1/2021.

[19] http://www.science.smith.edu/dftwiki/index.php, truy cập cuối cùng ngày 15/1/2021.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất phương án tính điểm quản lý bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị y tế tại các bệnh viện trực thuộc sở y tế hà nội (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)