Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác đảm bảo tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh đăk lăk (Trang 98 - 117)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ

Thứ nhất,

ra nhƣ …

Thứ hai, Chính phủ cần có cơ chế quản lý đồng bộ, nghiêm ngặt việc

thực thi pháp luật của các cơ quan hữu quan trong toàn quốc, tránh tình trạng luật thì đã có mà mỗi địa phƣơng thực hiện mỗi kiểu làm cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong quá trình xử lý TSBĐ và công việc khác liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ.

Thứ ba, Về nâng cao chất lƣợng thông tin hiện nay thông tin về khách hàng lƣu trữ tại các TCTD còn hạn chế, sự chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng hầu nhƣ không có do sự cạnh tranh trong hoạt động. Đối với các TCTD kênh khai thác thông tin về khách hàng chủ yếu là từ Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC), việc tìm thông tin từ các cơ quan nhƣ Thuế, Hải quan, Kiểm toán, Công an, Địa chính nhà đất... còn rất nhiều khó khăn, chƣa có cơ

chế phối hợp rõ ràng. Cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giao dịch bảo đảm thống nhất trên toàn quốc nhằm thực hiện tốt việc cung cấp thông tin và giao dịch bảo đảm, Bộ Tƣ pháp, Ngân hàng Nhà nƣớc, Tổng cục thống kê, Tổng cục địa chính, cơ quan đăng ký GDBĐ phối hợp xây dựng kho dữ liệu tập trung, đồng thời, hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh trong hoạt động quản lý, cung cấp, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin.

Thứ tư, Về đăng ký giao dịch bảo đảm, trong giai đoạn hiện nay đã đến

lúc cần thiết phải ban hành luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Đăng ký giao dịch bảo đảm là một lĩnh vực quan trọng trong các giao dịch kinh tế, dân sự cần đƣợc điều chỉnh bằng hình thức văn bản pháp luật cao hơn, tại hầu hết các nƣớc đăng ký giao dịch bảo đảm đƣợc điều chỉnh bằng hình thức văn bản luật. Luật đăng ký giao dịch bảo đảm đƣợc ban hành sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến giao dịch bảo đảm.

Thứ năm, Về đăng ký quyền sở hữu tài sản, xây dựng hoàn chỉnh quy định pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản theo phƣơng châm tài sản có chủ sở hữu hợp pháp. Để giải quyết một cách có hiệu quả quyền sở hữu tài sản cần hệ thống hoá, ban hành thống nhất dƣới hình thức văn bản luật về đăng ký sở hữu tài sản, quy định rõ nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản của công dân, tổ chức kinh tế, quyền quản lý, sử dụng tài sản Nhà nƣớc. Quyền sở hữu, quản lý, sử dụng tài sản phải đƣợc đăng ký khi mua sắm mới, khi có sự thay đổi về quy mô tài sản, chuyển nhƣợng, chuyển đổi mục đích sử dụng tài sản, thay đổi tên gọi doanh nghiệp, chia tách, sáp nhập hoặc thành lập mới.

Bất động sản, tài sản gắn liền với bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay có TSBĐ của các TCTD. Nhu cầu vay vốn của dân cƣ và các tổ chức trên cơ sở thế chấp tài sản là nhà, đất tại các địa phƣơng trên toàn quốc còn rất lớn nhƣng tỷ lệ đƣợc cấp tín dụng còn rất hạn chế do tài sản chƣa đảm bảo tính hợp pháp. Vấn đề này là một trong những hạn chế ảnh hƣởng đến nhu cầu vay vốn kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Do đó, chính quyền các tỉnh cần đẩy nhanh tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch dân sự kinh tế, đồng thời tăng khả năng cung cấp hàng hoá cho thị trƣờng bất động sản, giúp các TCTD xác định rõ tính hợp pháp của TSBĐ tiền vay nhằm giúp thực hiện thành công và an toàn cho các giao dịch cho vay dựa trên TSBĐ là giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.

Thứ sáu, Phát triển thị trƣờng bất động sản đồng bộ, công khai, minh bạch, những năm gần đây, thị trƣờng bất động sản ở nƣớc ta, đặc biệt là thị trƣờng nhà đất đã có bƣớc phát triển đáng kể. Bên cạnh mặt tích cực, hoạt động và quản lý thị trƣờng bất động sản còn nhiều hạn chế, thị trƣờng bất động sản phát triển còn tự phát, giao dịch ngầm chiếm tỷ lệ lớn. Cung cầu về bất động sản bị mất cân đối, thông tin về bất động sản không đầy đủ, thiếu minh bạch, thủ tục trong giao dịch bất động sản còn phức tạp, phải qua nhiều khâu trung gian, tốn nhiều thời gian, chi phí giao dịch cao. Luật kinh doanh bất động sản vẫn chƣa thực sự đi vào cuộc sống. Để tháo gỡ những khó khăn hiện tại và phát triển thị trƣờng bất động sản, cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bất động sản bảo đảm đồng bộ, thống nhất, xây dựng hoàn chỉnh khung pháp lý để dễ dàng chuyển bất động sản thành vốn đầu tƣ; công khai hoá hoạt động kinh doanh bất động sản, tạo hành lang pháp lý để cho các tổ chức trung gian hỗ trợ thị trƣờng.

Thứ bảy, Chính phủ cần có chính sách cụ thể về xử lý tài sản bảo đảm,

hạn chế khó khăn cho các ngân hàng. Quy định thêm nhiều hình thức xử lý tài sản bảo đảm để các bên có thể lựa chọn khi ký kết hợp đồng nhƣ: bên đi vay tự bán, cả hai bên cùng bán, giao cho ngân hàng bán, uỷ quyền cho ngƣời thứ ba, gán nợ bằng tài sản…Nâng cao quyền hạn và tính tự chủ của ngân hàng về việc chủ động bán tài sản theo hƣớng tích cực để trả nợ mà không phải khởi kiện qua toà án kinh tế. Đƣa ra nhiều phƣơng thức bán tài sản nhƣ bán trực tiếp cho ngƣời mua, bán đấu giá qua trung tâm, đƣa tài sản vào sử dụng…

Ngoài ra, cần có chính sách xử lý tài sản do vƣớng mắc thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính: có tranh chấp giữa khách hàng và ngân hàng, khách hàng bỏ trốn, khách hàng phá sản, thủ tục hồ sơ thiếu hoàn chỉnh, tài sản bị kê biên vì liên quan đến vụ án khác đang chờ giải quyết... Chính phủ nên quy định yêu cầu toà án tổ chức xét xử theo thủ tục khẩn cấp và không đình hoãn phiên xử dù có liên quan đến vụ án khác, vì đây là những vụ kiện món nợ ngân hàng đƣợc ƣu tiên thanh toán. Phần bản án không nên có thủ tục hồi tố vì không bảo đảm quyền lợi cho ngân hàng. Cần có luật quy định việc xử vắng mặt.

Thứ tám, Chính phủ cũng nên giảm thuế hoặc miễn thuế khi phát mại

tài sản. Tài sản bảo đảm là tài sản thuộc hoạt động bảo đảm tín dụng chứ không phải là hoạt động kinh doanh. Vì vậy, đề nghị Chính phủ cho phép ngân hàng miễn thuế đối với hành vi đấu giá tài sản bảo đảm để hoàn vốn cho ngân hàng.

Kiến nghị với Tổng cục Địa chính và Ban vật giá Chính phủ: Việc định giá tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và nhà ở hiện nay, ngân hàng đang sử dụng là khung giá nhà, đất của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Tài chính, nhƣng khung giá này đƣợc xây dựng từ khá lâu. Trong khi đó thị trƣờng bất động sản luôn biến động. Mặc dù các cán bộ định giá và cán bộ tín dụng đẫ linh hoạt kết hợp với giá đƣợc quy định, giá thị trƣờng và biên độ dao động để đƣa ra mức giá bảo đảm nhằm thu hút khách hàng, nhƣng việc thu thập giá thị trƣờng của các tài sản này mất nhiều thời gian. Tổng cục Địa chính và Ban vật giá Chính phủ phối hợp công bố giá nhà, đất trên thị trƣờng ở từng vùng để việc cho vay có căn cứ phù hợp hơn.

Đề nghị Toà án nhân dân tối cao có những cải cách về thủ tục và thời gian thụ lý vụ án kinh tế: Toà án nhân dân tối cao nên có những văn bản hƣớng dẫn cụ thể về quy trình thụ lý vụ án kinh tế. Nên rút ngắn thời gian và thủ tục, giấy tờ tạo điều kiện cho các bên liên quan tiết kiệm đƣợc chi phí và thời giờ, đồng thời đảm bảo khả năng thu nợ của ngân hàng. Ngoài ra, hiệu lực khởi kiện vụ án kinh tế nên kéo dài hơn mức 6 tháng theo quy định hiện nay vì ngân hàng thƣơng mại thƣờng áp dụng nhiều biện pháp hơn là áp dụng trƣớc khi tiến hành khởi kiện ra toà. Khi đã đƣa ra toà, đề nghị toà án xử lý nhanh chóng và có biện pháp cƣỡng chế thi hành án hiệu lực.

Từ thực trạng công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại BIDV – Đắk Lắk với những tồn tại, nguyên nhân và sự định hƣớng của Chi nhánh trong thời gian tới, trong chƣơng 3 tác giả đã đƣa ra một số giải pháp cơ bản hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Chi nhánh đồng thời cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ ngành, Ngân hàng Nhà nƣớc và Ngân hàng BIDV Việt Nam để cho công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản đƣợc thực hiện khoa học, phù hợp với thực tiễn và đạt hiệu quả.

KẾT LUẬN

Trong những năm vừa qua, hệ thống ngân hàng thƣơng mại không ngừng lớn mạnh và phát triển, ngày càng khẳng định vị trí trụ cột của nền kinh tế nƣớc nhà. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công gặt hái đƣợc là không ít những trở ngại, khó khăn cần khắc phục. Một trong những khó khăn đó đã đƣợc đề cập trong đề tài là những vƣớng mắc còn tồn tại trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo đảm tiền vay hay cụ thể hơn là việc áp dụng, triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Do đó, việc hoàn thiện bảo đảm tiền vay luôn là mục tiêu để các ngân hàng hƣớng tới. Tuy nhiên, quá trình tự hoàn thiện là một quá trình lâu dài, là quá trình phấn đấu bền bỉ, là sự vƣợt lên chính mình để tồn tại và phát triển. Vì vậy, làm thế nào để các giải pháp hoàn thiện bảo đảm tiền vay thực sự là lá chắn, là tấm nệm an toàn cho đồng vốn sinh sôi nảy nở luôn là một bài toán khó không chỉ đối với các nhà lãnh đạo ngân hàng BIDV - Đắk Lắk mà còn là mối quan tâm của cả hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Chính vì thế, ngân hàng BIDV - Đắk Lắk nói riêng, các ngân hàng thƣơng mại nói chung cần cố gắng hết mình trong công cuộc xây dựng, triển khai thực hiện bảo đảm tiền vay vì nếu không làm tốt sẽ dẫn tới rủi ro cho Chi nhánh, thậm chí có thể ảnh hƣởng dây chuyền tới toàn hệ thống ngân hàng, từ đó sẽ ảnh hƣởng xấu tới nền kinh tế.

Tuy nhiên, việc tổ chức và thực hiện tốt công tác bảo đảm tiền vay không phải là công việc đơn giản có thể thực hiện đƣợc trong một sớm một chiều mà đây là chiến lƣợc lâu dài.

Với những phân tích, nhận định, giải pháp, kiến nghị…đƣợc đề cập trong luận văn có thể ứng dụng không chỉ trong Chi nhánh mà còn có thể áp dụng cho các Ngân hàng thƣơng mại. Với những gì đã trình bày, luận văn có thể chung sức với các cán bộ tâm huyết của ngân hàng tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tiền vay đối với Chi nhánh nói riêng và với toàn hệ thống Ngân hàng thƣơng mại nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Văn Thị Thu Ánh (2013), “Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài

sản tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đà Nẵng”,

. - - -CP. - h . [4 “Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống kê, TP.HCM. [5] , NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. [6] Lâm C - .

[7] Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB

Thống kê, Hà Nội.

[8] Đoàn Thị Ngọc Mai (2014), “Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng

tài sản tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh

Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng”, .

[9 Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB -

- Chi nhánh Đắk Lắk (2012; 2013; 2014):

009),

- a

-PC. [12 (2013), - t i , - [13] Lê Văn [14 - . [15 (2010), ,

[16] Huỳnh Lệ Trang (2014),“Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài

sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh

Phù Mỹ - Bình Định”, .

[17] Trần Thị Tƣờng Vân (2014), “Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - Chi nhánh Đà

Nẵng”, .

Website

www.sbv.gov.vn www.bidv.com.vn

PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI SẢN, BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ HỆ SỐ GIÁ TRỊ TÀI SẢN BẢO ĐẢM

STT

TÀI SẢN, BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM HỆ SỐ THEO NHÓM KHÁCH HÀNG AAA, AA A, BBB BB, KH:chƣa xếp hạng TD, cá nhân B,CC C,CC C, D I TÀI SẢN THẾ CHẤP, CẦM CỐ 1. Vàng. Cầm cố 1 1 1 1 1

2. Kim khí quý, đá quý Cầm cố 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7

3. Số dƣ bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ trên tài khoản gửi tại BIDV. Cầm cố 1 1 1 1 1

4.

Số dƣ bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ trên tài khoản gửi tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có xác nhận số dƣ và cam kết thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Thế chấp 1 1 1 1 1

5.

Tiền mặt bằng ngoại tệ là:

Canada (CAD), Đô la Xinh-ga-po (SGD), Đô la Hồng Kông (HKD) và Nhân dân tệ (CNY)

6. Tiền mặt bằng các ngoại tệ khác mà Ban Vốn và Kinh doanh Vốn có văn bản

xác nhận đủ điều kiện thế chấp Cầm cố 1 1 1 1 1

7.

Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu chính quyền địa phƣơng, tín phiếu Ngân hàng Nhà nƣớc có xác nhận và cam kết phong tỏa theo mẫu của BIDV của Kho bạc Nhà nƣớc, Ngân hàng Nhà nƣớc nơi phát hành.

Cầm cố 1 1 1 1 1

8.

Các trái phiếu đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán do các tổ chức sau phát hành: Chính phủ (Kho bạc Nhà nƣớc), Chính quyền địa phƣơng, BIDV, Ngân hàng 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nƣớc, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ƣơng, các ngân hàng thƣơng mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài hoặc ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam.

Cầm cố 1 1 1 1 1

9. Giấy tờ có giá, sổ/thẻ tiết kiệm do BIDV phát hành. Cầm cố 1 1 1 1 1

10.

Giấy tờ có giá, sổ/thẻ tiết kiệm do các tổ chức phát hành, có xác nhận và cam kết phong tỏa của đại diện tổ chức phát hành đáp ứng nội dung yêu cầu của BIDV theo các cấp độ chức danh xác nhận và với tổng các lần xác nhận từ tổ chức phát hành nhƣ sau:

- Các ngân hàng 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nƣớc, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ƣơng, các ngân hàng thƣơng mại cổ phần, các ngân hàng liên

đƣơng đối với một chủ sở hữu; (ii) Giám đốc Phòng giao dịch không quá 1 tỷ đồng hoặc tƣơng đƣơng đối với một chủ sở hữu; (iii) Giám đốc Chi nhánh không quá 5 tỷ đồng hoặc tƣơng đƣơng đối với một chủ sở hữu là cá nhân, không quá 10 tỷ đồng hoặc tƣơng đƣơng đối với tổ chức; (iv) Tổng giám đốc không quá 20 tỷ đồng hoặc tƣơng đƣơng đối với một chủ sở hữu là cá nhân, không quá 50 tỷ đồng hoặc tƣơng đƣơng đối với tổ chức.

- Giám đốc/Tổng giám đốc Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài hoặc ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam không quá 20 tỷ đồng hoặc tƣơng đƣơng đối với một chủ sở hữu là cá nhân, không quá 50 tỷ đồng hoặc tƣơng đƣơng đối với tổ chức

11.

Giấy tờ có giá, sổ/thẻ tiết kiệm do các tổ chức tín dụng phi ngân hàng phát hành, có xác nhận và cam kết phong tỏa của Giám đốc/Tổng giám đốc tổ chức phát hành đáp ứng nội dung yêu cầu của BIDV với tổng các lần xác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác đảm bảo tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh đăk lăk (Trang 98 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)