Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho sản phẩm sữa tươi long thành tại đà nẵng (Trang 51 - 55)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Môi trường vĩ mô

a. Môi trường t nhiên

Đối với ngành chăn nuôi bò sữa những yếu tố thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sữa thu hoạch chứ không phải các loại thuốc tân tiến. Nguồn nguyên liệu trong ngành phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là khí hậu.Ở nước ta, kiểu khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ không khí thường trên 25 độ C, độ ẩm trên 80%, không thích hợp với việc chăn nuôi bò sữa. Các giống bò sữa cao sản hiện nay trên thế giới đều có nguồn gốc từ các nước ôn đới, nên khi nhập nội vào nước ta thì bị ảnh hưởng rất nhiều. Để hạn chế sự tác động của điều kiện môi trường, người ta thường sử dụng phương pháp lai tạo giữa các giống bò ngoại với bò địa phương kết hợp với việc cải tạo điều kiện tiểu khí hậu và cải thiện chế độ chăm sóc nuôi dưỡng.Việt Nam chúng ta không có được điều kiện khí hậu thuận lợi như ở các nước xứ lạnh khác nên việc chăn nuôi bò sữa gặp khó khăn, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng nguồn cung nguyên liệu trong nước bị thiếu hụt trầm trọng.Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động nên ảnh hưởng đến việc vận chuyển và bảo quản các sản phẩm từ sữa. Do đó, việc vận chuyển và bảo quản các sản phẩm dễ hư hỏng như sữa tươi cần phải cẩn thận, bảo quản lạnh tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

b.Môi trường văn hóa - xã hi

Hiện nay, cách ăn uống của người Việt Nam tuy có nhiều ưu điểm nhưng lại thiếu calcium trầm trọng, có thể nói hơn 90% người Việt Nam thiếu calcium trong bữa ăn, vì vậy việc bổ sung thêm sữa là rất cần thiết. Nhưng lượng sữa người Việt Nam tiêu thụ vẫn còn quá ít so với các nước trong khu vực. So với các nước trên thế giới, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm sữa dạng nước trên đầu người của người Việt Nam hiện nay còn rất thấp: chỉở mức 15 lít/năm so với 34 lít/năm ở Thái Lan, 25 lít/năm ở Trung Quốc hay 112 lít/ năm ở Anh. Nhiều người vẫn còn quan niệm sữa là thực phẩm dinh dưỡng chỉ dành cho trẻ con.Bên cạnh đó, nhiều người không thể tiêu hóa được đường lactose trong sữa, do đó dễ bị đau bụng và tiêu chảy sau khi uống sữa. Điều đó làm cho việc uống sữa cũng bị hạn chế. Trên thực tế, người tiêu dùng có thói quen lựa chọn sữa theo nhãn hiệu lâu năm, ít khi mua các nhãn hiệu tư nhân. Nhiều người tiêu dùng không phân biệt được sữa nước làm từ nguyên liệu sữa bột và sữa tươi nguyên chất, trong khi nhà sản xuất thì mập mờ.Tuy vậy, trong những năm gần đây, nhận thức của người tiêu dùng có những thay đổi rõ rệt.Họ quan tâm hơn đến sức khỏe và các sản phẩm chất lượng, không sử dụng nhiều hóa chất.Xu hướng tiêu dùng sữa, đặc biệt là sữa tươi tăng.

c.Môi trường nhân khu hc

Đà Nẵng là thành phố trẻ, công nghiệp sôi động là trung tâm kinh tế xã hội của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Dân số Đà Nẵng trong những năm qua không ngừng tăng lên. Theo số liệu điều tra dân số của cục thống kê thành phố Đà Nẵng, dân số của thành phố qua các năm tăng, tốc độ tăng bình quân hằng năm là 2.62%. Dự kiến dân số năm 2014 đạt 1 triệu người. Mật độ dân số cao, Đà Nẵng đứng thứ 13 về mật độ so với các tỉnh, thành trong cả nước và đứng đầu trong khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

Bng 2.3 Dân s, mt độ dân cư thành phĐà Nng qua các năm Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dân số (ngàn người) 951.7 973.8 992.85 Mật độ (người/ km2) 740.4 758.6 772.4 (Nguồn: Cục thống kê Đà Nẵng)

Cơ cấu dân số của thành phốĐà Nẵng ổn định, không có sự chênh lệch về giới tính. Tỷ lệ giới tính hiện nay là 96,8 nam/100 nữ, tỷ lệ giới tính khi sinh là 111 nam/100 nữ. Dân số thành phố đang ở thời kỳ “dân số vàng” khi tỷ lệ dân số phụ thuộc ở mức 50/100 (nghĩa là có 50 người ngoài độ tuổi lao động trên 100 người trong độ tuổi lao động). Dân số tăng sẽ kéo theo mức tiêu thụ tăng theo. Theo số liệu của ngành sữa Việt Nam thì mức tiêu thụ sữa hằng năm tăng 30%, tập trung mạnh ở các khu vực thành thị, thành phố lớn, và hầu hết các lứa tuổi đều uống sữa, đặc biệt là lứa tuổi từ 7 – 29 tuổi. Chính vì vậy với cơ cấu dân số trẻ của thành phố như hiện nay thì số lượng người tiêu dùng sữa chiếm tỷ trọng cao.

d.Môi trường kinh tế

Kinh tế Đà Nẵng phát triển ổn định qua các năm dưới đây là bảng tổng hợp chỉ số GDP và CPI của thành phố. Bng 2.4 Ch s GDP, CPI ca thành phĐà Nng qua các năm Chỉ số 2012 2013 6 tháng đầu năm 2014 GDP (%) 10.2 8.1 9.13 CPI (%) 9.18 7.49 3.69 (Nguồn: Cục thống kê Đà Nẵng) Trong các tháng đầu năm 2014, kinh tế thành phố Đà Nẵng có sự tăng trưởng ở một số lĩnh vực. Dấu hiệu của sự phục hồi thể hiện khá rõ ở những

con số chỉ tiêu. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Đà Nẵng trong ba tháng đầu năm 2014 tăng 7.78%, tăng cao hơn cùng kỳ năm 2013 0.69%. Mục tiêu tăng trưởng GDP mà thành phố đặt ra trong năm 2014 là 9 – 9.5%. Theo thống kê chỉ số này của 6 tháng đầu năm là 9.13%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 ước đạt 56.3 triệu đồng (tương đương 2686 USD), bằng 1.35 lần năm 2011, tăng và cao hơn thu nhập bình quân đầu người cả nước là 1960 USD, tầm 41 triệu đồng. Tăng trưởng kinh tế sẽ cải thiện đời sống người dân, tăng nhu cầu và chi tiêu. Về chỉ số giá tiêu dùng CPI Đà Nẵng giảm qua các năm.CPI giảm, giá cả ổn định, người dân sẽ thoải mái mua sắm hơn.Về cơ cấu chi tiêu, đối với hàng thực phẩm tiêu dùng là những mặt hàng cần thiết nên cơ cấu chi tiêu ít biến động.

e.Môi trường công ngh

Trước đây các nhà máy sản xuất sữa đều gặp phải hạn chế khi có công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kỹ, thiếu đồng bộ, sản phẩm sản xuất ra chất lượng thấp. Tuy nhiên, hiện nay đặc biệt là từ khi tham gia vào hội nhập, các công ty trong ngành đã chú trọng đến việc đổi mới máy móc thiết bị, không ngừng tiếp nhận những kỹ thuật mới từ các nước khác nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Phần lớn công nghệ và thiết bị chế biến sữa của các công ty lớn đều nhập từ các nước có nền công nghiệp chế biến sữa tiên tiến như Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Mỹ, Đức, Italia, Thụy Sỹ, Pháp... và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000. Tuy nhiên đây là ngành có công nghệ phát triển, nên các công ty trong ngành cần tiếp cận và ứng dụng những công nghệ mới trong ngành để tránh bị lạc hậu và mất lợi thế cạnh tranh. Các công nghệ tiên tiến trong ngành như: dây chuyền sản phẩm sữa hội của APV (Đan Mạch, Đức), dây chuyền sữa chua của Ý, thiết bịđóng gói của Tetra Pak (Thụy Điển), thiết bị nắp dễ mở của Mỹ, các máy hàn thân lon tiên tiến của Thụy Sĩ,...

f. Môi trường chính tr - pháp lut

Ngành sữa là ngành được Nhà nước khuyến khích đầu tư và phát triển nên doanh nghiệp trong ngành nhận được nhiều chính sách hỗ trợ như cho vay ưu đãi mở rộng chăn nuôi bò sữa, cho thuê đất lâu dài để trồng cỏ, miễn thuế đất nông nghiệp từ 5 – 7 năm, được vay vốn tín dụng đầu tư cho các nhà máy chế biến sữa mới, khuyến khích áp dụng công nghệ mới tiên tiến vào ngành sữa. Các công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất sữa được hỗ trợ bằng vốn vay ưu đãi, trả chậm hoặc kéo dài thời gian vay với lãi suất thấp, miễn thuế trong thời gian thử nghiệm và bắt đầu áp dụng vào sản xuất. Đây là cơ hội cho các công ty trong ngành, tận dụng ưu đãi từ chính sách Nhà nước đểđầu tư mở rộng các trang trại chăn nuôi nhằm chủđộng về nguồn nguyên liệu, đầu tư cải tiến quy trình sản xuất và chế biến sữa, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho sản phẩm sữa tươi long thành tại đà nẵng (Trang 51 - 55)