ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giảm nghèo trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 82)

7. Kết cấu luận văn

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN

BÀN HUYỆN HÒA VANG TRONG THỜI GIAN QUA

2.3.1. N ững mặt t àn ông

Trong những năm qua, Chƣơng trình giảm nghèo của huyện đã thực sự trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp ủy đảng, chính quyền huyện. Chƣơng trình đã đƣợc triển khai với quyết tâm cao và đạt đƣợc nhiều kết quả đáng kể là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo huyện, sự nỗ lực của các ngành, hội, đoàn thể và ủy ban nhân dân 11 xã đã chung vai sát cánh cùng với ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện, đặc biệt là ủy ban mặt trận quận đã trực tiếp tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch của các ngành, các địa phƣơng, nâng cao chất lƣợng cuộc vận động xây dựng Quỹ “Vì ngƣời nghèo” để có nguồn lực hỗ trợ cho hộ nghèo. Kết hợp với nhiều doanh nghiệp đăng ký nguồn đầu vào để đào tạo đáp ứng lao động theo nhu cầu doanh nghiệp hàng năm đã giải quyết hàng ngàn lao động.

Thông qua phong trào xây dựng khu dân cƣ văn hóa, vận động nhân dân hỗ trợ giúp đỡ ngƣời nghèo, bằng các giải pháp tích cực, đồng bộ, đã đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo theo hƣớng có chất lƣợng và hiệu quả, hạn chế thấp nhất những sai sót, tiêu cực làm ảnh hƣởng đến niềm tin của nhân dân, nhà tài trợ, củng cố kết quả giảm nghèo gắn với xây dựng nếp sống văn hóa văn minh đô thị.

Đến nay, ngƣời nghèo đã đƣợc hỗ trợ cải thiện một bƣớc vể điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nƣớc và

cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập. Một số nhu cầu xã hội thiết yếu của ngƣời nghèo cơ bản đƣợc đáp ứng (nhà ở, nƣớc sinh hoạt, khám chữa bệnh, học tập). Về lâu dài, tác động của chƣơng trình giúp ngƣời nghèo có đƣợc cơ hội từ vƣơn lên, tạo thu nhập để phát triển, vƣợt qua tình trạng nghèo, tự giải quyết những nhu cầu thiết yếu của gia đình và bản thân.

Mục tiêu giảm nghèo đã và đang trở thành nhiệm vụ, chỉ tiêu ƣu tiên trong quá trình chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền huyện, xã; chƣơng trình giảm nghèo đã đi vào cuộc sống.

Huy động đƣợc sức mạnh của cả hệ thống chính trị, thu hút sự tham gia của các tầng lớp dân cƣ và chính những ngƣời nghèo; ngƣời nghèo đã nhận thức rõ hơn trách nhiệm của chính bản thân mình và chủ động trong việc tiếp nhận các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nƣớc, của cộng đồng để tự vƣơn lên thoát nghèo. Kết quả đạt đƣợc của chƣơng trình ngoài sự cố gắng của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của quần chúng nhân dân và sự đồng hành chia sẻ của các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức nhân đạo từ thiện, nhất là sự cố gắng vƣơn lên của hộ nghèo. Những thành tích đó đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và củng cố thêm khối đại đoàn kết dân tộc.

2.3.2. N ững mặt ạn ế

Trong 5 năm qua, các chính sách, dự án giảm nghèo đã phát huy đƣợc hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế nhất định nhƣ sau:

- Trong quá trình thực hiện từng lúc, từng nơi sự phối hợp giữa ngành Lao động Thƣơng binh và Xã hội với Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, các ngành và các tổ chức đoàn thể các cấp chƣa chặt chẽ; Uỷ ban nhân dân một số xã chƣa thực sự quan tâm trong việc chỉ đạo thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm, giảm nghèo và dạy nghề.

huyện, xã, còn thiếu về lực lƣợng, hạn chế về trình độ chuyên môn; cán bộ Lao động Thƣơng binh & Xã hội cấp xã không đƣợc hƣởng chế độ đãi ngộ thỏa đáng nên tinh thần trách nhiệm đối với công tác Lao động Thƣơng binh - Xã hội nói chung công tác triển khai thực hiện các chƣơng trình mục tiêu giải quyết việc làm, giảm nghèo và dạy nghề nói riêng còn rất hạn chế; đây là khó khăn cản trở lớn nhất trong quá trình thực hiện.

- Bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo trong điều kiện năng lực cạnh tranh của kinh tế huyện và của nhiều ngành sản phẩm còn thấp. Sự cạnh tranh về thu hút đầu tƣ, nhân tài, nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài… giữa huyện và các quận khác. Còn nhiều khó khăn trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế với bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững và giảm nghèo. Nhu cầu về vốn cho công tác giảm nghèo cần nhiều, song khả năng của thành phố và của huyện còn có mức độ, đòi hỏi phải có những giải pháp để thu hút nhiều nguồn vốn khác nhau.

- Ở cấp xã khi xây dựng kế hoạch giảm nghèo cũng đề ra tỷ lệ giảm nghèo chung chung, không chỉ ra địa chỉ cụ thể hộ nghèo nào cần tập trung giúp đỡ thoát nghèo, không phân công cá nhân, đoàn thể trực tiếp giúp đỡ hộ nghèo, một số nơi có phân công nhƣng chƣa hiệu quả. Ban chỉ đạo giảm nghèo của nhiều xã buông lỏng chức năng quản lý Nhà nƣớc về chính sách đối với hộ nghèo, không tham gia xét duyệt danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn ƣu đãi từ nguồn vốn cho vay ngƣời nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội, dẫn đến vốn cho vay hộ nghèo giải ngân nhiều nhƣng bản thân ngƣời nghèo đƣợc vay vốn tín dụng lại ít.

- Quy trình rà soát hộ nghèo do Ủy ban nhân xã thực hiện, đội ngũ cán bộ thay đổi liên tục và không chuyên trách nên tinh thần trách nhiệm không cao, còn không ít cơ sở rà soát không đúng quy trình, không công khai dân chủ. Mặt khác kinh phí phục vụ công tác này không có, chạy theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, sự liên kết thực hiện giữa các ngành các cấp còn chƣa chặt chẽ nên kết quả rà soát quá chậm, chƣa chính xác, còn sai, sót đối tƣợng.

- Trong cơ chế thực hiện chƣơng trình giảm nghèo mặc dù nêu chủ trƣơng là hỗ trợ, nhƣng thực tế còn nhiều vấn đề gần nhƣ thể hiện cho nhiều hơn, đồng thời chƣa có chính sách hỗ trợ giúp ngƣời thoát nghèo đảm bảo sự bền vững, ngƣời thoát nghèo gần nhƣ mất hết sự hỗ trợ, từ đó chƣa kích thích, động viên ngƣời hƣởng lợi tích cực đối ứng, gắng sức vƣợt qua khó khăn, chí thú làm ăn để thoát nghèo bền vững. Mặt khác, do trình độ dân trí thấp, vẫn còn một phận ngƣời nghèo trông chờ ỷ lại, an bài với số phận, tiêu dùng không có kế hoạch, không tiết kiệm tích luỹ, không phấn đấu tự lực vƣơn lên thoát nghèo.

- Ý thức của ngƣời dân trong việc tìm kiếm việc làm, học nghề, chƣa cao, chƣa phát huy tinh thần tự lực vƣơn lên; còn một bộ phận ngƣời dân trong diện hộ nghèo còn ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nƣớc và cộng đồng. Số lƣợng hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của huyện Hòa Vang còn cao.

2.3.3. Nguyên n ân ủ n ững mặt ạn ế

- Là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao do vậy thu ngân sách trên địa bàn không đáng kể, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế để tái sản xuất mở rộng khó khăn. Mọi chƣơng trình, dự án giảm nghèo phải chờ phân bổ ngân sách từ Thành phố.

- Nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy Đảng, Chính quyền một số ít địa phƣơng đối với công tác giảm nghèo chƣa đúng mức, chƣa thấy hết ý nghĩa của công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn cơ sở. Nhiều nơi còn chạy theo thành tích nên chất lƣợng giảm nghèo còn hạn chế.

- Công tác vận động tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của ngƣời dân còn chƣa đƣợc thực hiện triệt để do đó tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nƣớc còn tồn tại, tâm lý hộ nghèo không muốn thoát nghèo mà chỉ mong vào hộ nghèo để đƣợc bao cấp còn khá phổ biến ở ngƣời nghèo.

- Công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thời gian qua chƣa chú trọng tham khảo ý kiến ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời nghèo nên chƣa sát thực tế, chƣa dành đủ nguồn lực cho công tác giảm nghèo.

- Còn một số ít địa phƣơng đầu tƣ thiếu hiệu quả, sai đối tƣợng hƣởng lợi. Do sai sót trong điều tra hộ nghèo, nên mọi đầu tƣ đáng lẽ ra phải dành cho hộ nghèo thì một số ít hộ nghèo, ngƣời nghèo lại không đƣợc hƣởng.

- Năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ cơ sở hạn chế: lực lƣợng cán bộ khoa học, quản lý vừa thiếu về số lƣợng, vừa yếu về trình độ chuyên môn và năng lực thực hiện. Khả năng quản lý và điều hành thực hiện các chủ trƣơng, chính sách các chƣơng trình, dự án đầu tƣ của cán bộ cấp cơ sở thấp, ỷ lại cấp trên.

- Công tác đào tạo, dạy nghề của huyện còn rất hạn chế thể hiện rõ qua chất lƣợng nguồn lao động của tỉnh thấp, lao động qua đào tạo chiếm dƣới 30% tổng nguồn cung lao động.

- Trong chỉ đạo, điều hành chƣa bao quát trên một số lĩnh vực; đôi khi thiếu tập trung, chƣa kiên quyết. Việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết ở các ngành, các cấp còn chậm; chỉ đạo tháo gỡ khó khăn chƣa kịp thời. Công tác kiểm tra, giám sát chƣa thƣờng xuyên, hiệu quả chƣa cao. Sự phối hợp giữa các ngành, giữa cấp trên và cấp dƣới ở một số lĩnh vực chƣa đồng bộ, để mất nhiều cơ hội đầu tƣ; thiếu kiên quyết trong xử lý các dự án đầu tƣ chậm triển khai. Một số ngành và địa phƣơng chƣa chủ động tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nhất là xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách.

- Trình độ, năng lực cán bộ còn hụt hẫng chƣa đáp ứng yêu cầu; công tác dự báo, tham mƣu, đề xuất trên một số lĩnh vực còn yếu. Việc vận dụng các chính sách để huy động các nguồn lực, thúc đẩy xã hội hoá trên các lĩnh vực còn chậm, chƣa hấp dẫn, chƣa thu hút các nhà đầu tƣ, các thành phần kinh tế và nhân dân cùng tham gia.

- Một số văn bản quy định, hƣớng dẫn của các cơ quan Trung ƣơng từng lúc ban hành chƣa kịp thời, thiếu đồng bộ và thay đổi liên tục, nên địa phƣơng còn lúng túng, gặp khó trong việc cụ thể hóa triển khai thực hiện.

tƣởng bao cấp, tạo ra một hệ quả là một bộ phận ngƣời nghèo không muốn thoát nghèo, mong đƣợc là hộ nghèo để hƣởng chính sách của Chính phủ, của cộng đồng, của xã hội. Hiện nay có nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo và còn bao cấp toàn diện từ Nhà nƣớc nên chƣa tạo đƣợc ý thức chủ động của các cấp và ngƣời dân, có xu hƣớng nhiều địa phƣơng và ngƣời dân muốn vào danh sách đối tƣợng nghèo để đƣợc ngân sách Nhà nƣớc trợ giúp; đồng thời bệnh thành tích ở một số nơi cũng là trở ngại không nhỏ trong công tác giảm nghèo.

- Chƣa có chính sách khuyến khích và hỗ trợ ngƣời nghèo, hộ cận nghèo để giúp họ hăng hái thoát nghèo có tỉnh bền vững, vƣơn lên làm giàu.

- Trong tổ chức thực hiện các chính sách còn nhiều bất cập, hạn chế. Cơ chế điều phối, phối hợp, phân cấp chƣa cụ thể, thiếu cơ chế kiểm tra giám sát, chế tài xử phạt, năng lực cán bộ triển khai chính sách còn yếu.

2.3.4. Bà ọ rút r đố v Hòa Vang trong g ảm ng èo ện n y

Một là, Những xã có tốc độ XĐGN nhanh, bền vững, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt là do có sự chỉ đạo sát sao, kiên quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, Mặt trận, đoàn thể và sự nỗ lực lớn của chính ngƣời nghèo. Coi công tác XĐGN là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị.

Hai là, Biết phát huy nội lực của địa phƣơng, đồng thời tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để thu hút đầu tƣ phát triển. Tổ chức thực hiện tốt các chƣơng trình, dự án đầu tƣ, tạo thêm niềm tin cho ngƣời dân.

Ba là, Ban chỉ đạo XĐGN các xã chủ yếu là kiêm nhiệm nên việc xây dựng, củng cố và biết phát huy vai trò của bộ phận chuyên trách rất quan trọng, đặc biệt là bố trí công việc ổn định, tập huấn nâng cao nghiệp vụ đảm bảo chất lƣợng, chế độ tiền lƣơng, phụ cấp cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, làm cho lực lƣợng này trở thành nòng cốt đƣa chủ trƣơng, chính sách của

Đảng, Nhà nƣớc đến với ngƣời nghèo, ngƣời lao động, đồng thời giúp Ban chỉ đạo các cấp tiếp cận với thực tế, tăng tính năng động trong quản lý, điều hành.

Bốn là, Những chính sách, hỗ trợ của các cấp, các ngành chỉ là điều kiện đủ, điều kiện cần để xoá đói giảm nghèo bền vững chính là sự nỗ lực của bản thân ngƣời nghèo, hộ nghèo... Bởi khi ngƣời dân không có khát vọng làm giàu, tinh thần quyết tâm học hỏi thì sự hỗ trợ, đầu tƣ bên ngoài cũng khó phát huy tác dụng. Do đó, để công cuộc XĐGN thành công chính là sự nỗ lực từ chính bản thân mỗi ngƣời nghèo. Khi họ đã có ý thức vƣơn lên thoát nghèo thì những cơ chế, chính sách hỗ trợ sẽ là nền tảng để họ vƣơn lên bằng chính khả năng của mình.

Năm là, Muốn thực hiện tốt công tác XĐGN phải tạo đƣợc sự thống nhất trong nhận thức và hành động. Có nhận thức tốt sẽ có đƣợc sự đồng tâm hiệp lực, sẽ tạo đƣợc sức mạnh tổng hợp trong thực hiện chƣơng trình, đây là chìa khoá cho sự thành công.

Qua 6 năm (2011-2016) thực hiện Chƣơng trình XĐGN, đời sống của ngƣời nghèo và hạ tầng 11 xã ở huyện Hòa Vang đƣợc cải thiện rõ rệt, vị thế của ngƣời nghèo từng bƣớc đƣợc nâng lên, đã chứng tỏ đƣợc rằng chƣơng trình XĐGN là một chủ trƣơng đúng đắn, hợp lòng dân, đã khơi dậy và làm phong phú thêm truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. Cũng chính từ Chƣơng trình này, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nƣớc, Mặt trận tổ quốc và đoàn thể nhân dân đƣợc củng cố, tình cảm trong cộng đồng dân cƣ đƣợc gắn bó sâu sắc hơn, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 của Luận văn đã trình bày tình hình cơ bản của huyện Hòa Vang ảnh hƣởng đến công tác công tác xóa đói giảm nghèo bao gồm: Đặc điểm về điều kiện tự nhiên; Đặc điểm về điều kiện xã hội; Đặc điểm về điều kiện kinh tế. Trên cơ sở phân tích Luận văn đã chỉ rõ những mặt thuận lợi và khó khăn của huyện Hòa Vang trong công tác công tác xóa đói giảm nghèo.

Nội dung chính của chƣơng 2 là luận văn phân tích và đánh giá thực trạng công tác công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Hòa Vang trong thời gian qua trên các mặt: Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề; Tín dụng đối với ngƣời nghèo; Hỗ trợ Y tế, giáo dục và cơ sở vật chất khác cho hộ nghèo, xã nghèo; Hƣớng dẫn ngƣời nghèo cách làm ăn; Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ công tác xóa đói giảm nghèo và cán bộ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giảm nghèo trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 82)