6. Cấu trúc luận văn
2.1. GIỚI THIỆU ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trƣờng Sơn; đƣợc xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045' đến 12050' vĩ độ Bắc, 107013' đến 108010' kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phƣớc, phía Tây giáp Vƣơng quốc Campuchia. Đăk Nông là tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. Diện tích tự nhiên có 650.927 ha, có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã với dân số thống kê năm 2016 là 636.000 ngƣời. Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc kinh, M'Nông, Tày, Thái, Ê Đê, Nùng, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,5%, M'Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Trung tâm tỉnh lỵ là Thị xã Gia Nghĩa.
Nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Tây Nguyên, Đắk Nông có Quốc lộ 14 nối thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230 km về phía Bắc và cách Thành phố Ban Mê Thuột (Đắk Lăk) 120 km về phía Tây Nam; có Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với Lâm Đồng, Bình Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung, cách Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) 180 km và Thành phố Phan Thiết (Bình
Thuận) 230 km về phía Đông. Đăk Nông có 130 km đƣờng biên giới với nƣớc bạn Campuchia, có 02 cửa khẩu Bu Prăng và Dak Peur nối thông với Mondulkiri, Kratie, Kandal, Pnom Penh, Siem Reap, v.v.
Vị trí địa lý nhƣ trên sẽ tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lƣu với các tỉnh trong khu vực Tây nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải miền Trung và nƣớc bạn Campuchia, là nguồn động lực để Đăk Nông thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong tƣơng lai sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực Tây Nguyên.
Tính đến cuối quý I năm 2016, Đắk Nông có 4.183 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), lũy kế số DN đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh có 7.132 đơn vị. Trong đó: 602 công ty cổ phần, 4.482 công ty TNHH; 248 DN tƣ nhân. Với tốc độ gia tăng nhanh về số lƣợng DN mới, bình quân tăng 20,2%/năm, tính đến nay, bình quân tỉnh đạt tỷ lệ 1 DN đăng ký kinh doanh trên 168 ngƣời dân (cả nƣớc 1 DN trên 184 ngƣời dân). Tỷ lệ này tuy thấp so với mục tiêu mà các nền kinh tế APEC phấn đấu đạt 1 DN trên 20 ngƣời dân, tuy nhiên, nếu so với năm 2010 với tỷ lệ trung bình lúc đó là 1 DN trên 184 ngƣời dân (cả nƣớc 1 DN trên 264 ngƣời dân) thì kết quả đạt đƣợc về số DN tính trên số dân trong giai đoạn 2010 - 2015 của tỉnh có bƣớc phát triển đáng khích lệ. Năm năm qua, với sự phát triển nhanh về số lƣợng và quy mô, số lƣợng DNNVV mới thành lập qua các năm tăng từ 3,276 doanh nghiệp vào năm 2010 tăng lên đạt 4,183 doanh nghiệp trong năm 2014, cũng theo đó số lƣợng doanh nghiệp phá sản tăng từ 472 doanh nghiệp lên 853 doanh nghiệp với tốc độ tăng trƣởng trung bình qua các năm đạt 15.89%, tỷ lệ doanh nghiệp phá sản so với doanh nghiệp thanh lập tăng từ 14.4% lên 20.39%. Tốc độ tăng trƣởng và tỷ lệ phá sản khá cao so với bình quân cả nƣớc chỉ khoảng 10.05% và 15.6% (theo báo cáo DNNVV của bộ kế hoạch đầu tƣ 2014). Có thể nhận thấy các DNNVV đã góp phần quan trọng trong việc huy động các nguồn lực
xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng nguồn thu ngân sách nhà nƣớc, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành đội ngũ doanh nhân mới ngày càng năng động, kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại bất cập hạn chế: chất lƣợng sản phẩm thấp và năng lực cạnh tranh kém; tình trạng thiếu vốn hoặc không có vốn mở rộng sản xuất kinh doanh là phổ biến;chƣa áp dụng các chuẩn mực quản trị kinh doanh, quản lý tài chính thiếu minh bạch, sổ sách kế toán chƣa đƣợc lập đúng các chuẩn mực kế toán, hạch toán.
Đắk Nông thuộc các tỉnh Tây Nguyên nơi có nguồn tài nguyên đất đai dồi dào với diện tích đất bazan chiếm 74,25% trong tổng diện tích đất bazan của cả nƣớc. Với thế mạnh của một vùng có điều kiện đất đai, khi hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày, sản xuất chuyên canh tập trung có quy mô lớn về cây cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chè, ngô lai, sắn (mì)… Đây là những loại cây trồng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích gieo trồng và tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của cả vùng và trong tổng diện tích các loại cây cùng loại của cả nƣớc. Mặc dù không ngừng tăng về quy mô, sản lƣợng nhƣng chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu Đắk Nông chƣa có sự tăng mạnh về chiều sâu, tức giá trị về kim ngạch. Không chỉ lãng phí tài nguyên, chất lƣợng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của hàng hóa nông sản thấp; quy mô chế biến nhỏ, lạc hậu, hàng hóa xuất khẩu thô và sơ chế đang là những bƣớc cản khi nông sản Đắk Nông vƣơn ra thị trƣờng thế giới.
Hiện nay trên địa bàn Tỉnh có hàng nghìn cơ sở thu mua, chế biến và sản xuất nông sản bao gồm các hộ thu mua nhỏ lẻ và các doanh nghiệp kinh doanh nông sản chuyên thu mua, sơ chế và bán nông sản thô. Các doanh nghiệp này chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đi lên từ các hộ kinh doanh, thu mua nông sản. Các doanh nghiệp này đƣợc quản lý, điều hành bởi
chính các chủ doanh nghiệp hoặc ngƣời nhà chủ doanh nghiệp theo hình thức “công ty gia đình”, phần lớn ngƣời quản lý chƣa đƣợc qua đào tạo các kiến thức cơ bản về quản trị doanh nghiệp hoặc các chuyên ngành cụ thể mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế của bản thân.