6. Cấu trúc luận văn
4.3. KIẾN NGHỊ, HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, trong đó, khó khăn lớn nhất vẫn là việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Kết quả phân tích thực trạng cho thấy doanh nghiệp đang khó khăn trong khâu tiếp cận nguồn vốn nguồn, vốn chủ yếu là nguồn vốn tự có – nguồn vốn này tăng từ 5.477 tỷ đồng trong năm 2014 lên 6.878 tỷ đồng vào năm 2016, Thực tế này đặt ra bài toán cần những giải pháp căn cơ để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập thị trƣờng ASEAN.
Đố vớ o n ng ệp n o n nông sản
Thông qua các chỉ số trung bình của nhóm doanh nghiệp mà đề tài đã phân tích từng doanh nghiệp có thể dựa vào các dữ liệu phân tích này để so sánh, đánh giá xem doanh nghiệp của mình đang ở vị trí nào trong nhóm, thực
trạng doanh nghiệp mình đang gặp phải là gì, chỉ số nào của doanh nghiệp mình đang tốt hơn so với chỉ số trung bình của nhóm, chỉ số nào đang thể hiện doanh nghiệp cần phải thay đổi... Ví dụ nhƣ đối với các chỉ số ROA, ROE, ROS của các DN vừa tăng trƣởng tốt, đối với DN nhỏ lại có xu hƣớng giảm (2016) dẫn đến khả năng chống đỡ với chuyển biến xấu của thị trƣờng của DN nhỏ còn thấp, thể hiện năng lực quản lý điều hành của các đơn vị DN nhỏ còn yếu kém… Từ đây góp phần giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về các doanh nghiệp trong nhóm và chính doanh nghiệp mình để đƣa ra các kế hoạch, chiến lƣợc phát triển đối với doanh nghiệp.
Sau đây là một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp khi họ thực hiện hoạch định lối đi cho chính mình:
Thứ nhất, nâng cao trình độ năng lực quản lý để phù hợp với xu thế phát triển nền kinh tế của đất nƣớc.
Thứ hai, nâng cao năng lực quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhƣ: khả năng xây dựng hệ thống kế toán tài chính theo chuẩn, quản lý dòng tiền, xác định đƣợc cơ cấu tài chính phù hợp.
- Xây dựng mô hình quản lý chi phí phù hợp cho doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc “Quản lý chi phí không bắt đầu từ bên ngoài mà bắt đầu từ bên trong”. Mục đích của việc thực hiện mô hình là nhận dạng các biến động của chi phí và loại trừ các biến động trong quá trình sản xuất giúp DN sản xuất chính xác trong phạm vi các giới hạn đƣợc xác định bởi yêu cầu đƣa ra. Do đó, các DN phải xác định rõ mục tiêu nào ƣu tiên hơn để tránh việc làm tăng chi phí trong khi lại ra sức tìm cách để làm giảm chi phí nâng cao sức kinh doanh.
- Khi thực hiện, chi phí đƣợc xem nhƣ hợp lý là phải nằm trong giới hạn trên và giới hạn dƣới của nguồn ngân quỹ đã đƣợc định ra lúc ban đầu,
mà căn cứ để lập nguồn ngân quỹ này là dựa vào một mức độ hoạt động không thay đổi.
- Lập ra nguồn ngân quỹ trên cơ sở căn cứ vào số liệu lịch sử, sử dụng các công cụ thống kê cùng với việc dựa vào biểu đồ, giúp DN kiểm soát đƣợc định mức tiêu hao trong quá trình sản xuất có hợp lý không.
Thứ hai, nâng cao năng lực trong việc lập và thẩm định các dự án đầu tƣ và kế hoạch kinh doanh: Xác định rõ cơ cấu vốn phù hợp phục vụ nhu cầu đặt ra, năm bắt đặc thù của các phƣơng pháp huy động vốn, hiểu rõ tính chất của các khoản vay.
- Doanh nghiệp cần cố gắng tranh thủ các khoản chiếm dụng vốn của khách hàng và đơn vị cung ứng. Vì đây là những khoản nợ vay ngắn hạn nhƣng công ty không phải tốn chi phí, do đó khi những khoản chiếm dụng này đƣợc xem là hợp lý thì có nghĩa là công ty đã chiếm dụng đƣợc một khoản chi phí sử dụng khá lớn.
- Khi sử dụng các nguồn này công ty cần phải dự phòng khi phải trả nợ đột ngột, nếu không sẽ mất uy tín với khách hàng và đơn vị cung ứng. Vì thế, để làm đƣợc điều này, trƣớc tiên công ty phải tạo niềm tin và uy tín cho mình. Và việc đó đôi khi thể hiện nghệ thuật kinh doanh của công ty trong nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay.
- Cố gắng gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu để giảm bớt rủi ro tài chính. Mặc dù, thông qua phân tích tính thanh khoản của công ty, ta thấy tài sản lƣu động của công ty đủ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên trong cơ cấu tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho và phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng rất lớn – đồng thời thời gian lƣu kho, luân chuyển hàng tồn kho càng kéo dài do giá cả lên xuống thất thƣờng nên các doanh nghiệp gim hàng chờ giá dẫn đến khả năng chuyển các khoản này thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ gặp rất nhiều khó khăn.
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tiền mặt 1.499 1.622 1.799 Hàng tồn kho 4.661 5.212 6.528 Khoản phải thu 5.689 7.281 7.761
TSNH 11.849 14.024 16.088
Tỷ trọng HTK + KPT
trong tài sản ngắn hạn 87.3% 89.1% 88.8% Mặc dù tính thanh khoản không ảnh trực tiếp đến rủi ro tài chính, nhƣng để thấy đƣợc mức độ rủi ro tài chính ở công ty thì thông qua tính thanh khoản ta có thể biết đƣợc tình trạng của công ty nhƣ thế nào.
- Các doanh nghiệp cần phải có chính sách quản lý nợ, chú trọng các khoản nợ gần đến hạn để có kế hoạch chi trả, giữ uy tín với đối tác, và cần phải dự tính đến mức xấu nhất có thể xảy ra để còn dự trù đủ vốn cho hoạt động sản xuất không bị ảnh hƣởng xấu.
- Phân tích nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn, mức độ rủi ro kinh doanh và mục tiêu an toàn đặt ra cho doanh nghiệp, trên cơ sở đó xác định cơ cấu vốn tối ƣu.
Thứ ba, nâng cao kỹ năng của các DNNVV trong việc tiếp cận vốn của ngân hàng, tăng cƣờng mối quan hệ giữa ngân hàng và DN.
Thứ tƣ, các doanh nghiệp cần mạnh dạn tham gia đối thoại, tháo gỡ khó khăn và xây dựng quan hệ hợp tác giữa các chủ thể của nền kinh tế là chính quyền, ngân hàng và Hiệp hội DN để hệ thống nền kinh tế vận hành ổn định, hiệu quả.
Thứ năm, tham gia các hiệp hội, liên kết với các DN để vận dụng các nguồn lực, giảm các chi phí và tăng khả năng cạnh tranh.
Thứ sáu, phối hợp với Hiệp hội và Quỹ Bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ bảo lãnh đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của quỹ cũng nhƣ tạo độ tin cậy để việc hợp tác thực hiện tháo gỡ khó khăn đạt hiệu quả và tạo niềm tin lâu dài.
Đố vớ á Ngân àng t ƣơng mạ
Trong năm 2016, tình hình doanh nghiệp có sự chuyển biến không tốt làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm, hàng tồn kho tăng, thời gian lƣu kho dài hơn. Điều này làm cho khả năng thu hồi nợ của ngân hàng có thể gặp khó khăn. Do đó, Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp nâng cao quản lý rủi ro tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ mất vốn, phải thƣờng xuyên thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát với khoản tín dụng cho vay. Việc kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động cho vay có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo đảm an toàn vốn vay của Ngân hàng. Do vậy việc kiểm tra, giám sát cần phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục trong suốt quá trình cấp tín dụng cho đến khi khách hàng hoàn thành hết nghĩa vụ đối với Ngân hàng.
+ Trƣớc khi cấp tín dụng:
- Kiểm tra sự đầy đủ, hợp lý, tính hợp pháp của hồ sơ pháp lý theo quy định hiện hành và đặc thù của từng loại hình/quy mô của khách hàng.
- Kiểm tra, đánh giá về nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng phải phù hợp với nhu cầu thực tế, quy mô và mức độ tăng trƣởng hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Kiểm tra sự khớp đúng giữa hồ sơ giấy và hiện trạng của Tài sản bảo đảm, việc tổ chức quản lý, bảo quản TSBĐ và mức độ an toàn của kho.
- Trong khi cấp khoản tín dụng:
- Kiểm tra nội dung giải ngân đảm bảo đối tƣợng giải ngân, số tiền giải ngân, thời hạn giải ngân, thời hạn giải ngân, lãi suất ... đảm bảo với nội dung
đã thỏa thuận trong Hợp đồng cấp tín dụng.
- Kiểm tra hóa đơn, chứng từ, hồ sơ liên quan phù hợp với quy định: đối tƣợng trên hóa đơn, chứng từ, hồ sơ liên quan so với đối tƣợng đề nghị rút vốn và đối tƣợng vay vốn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Trong trƣờng hợp thời điểm giải ngân vƣợt quá 6 tháng so với thời điểm quyết định cho vay thì cần kiểm tra lại các nội dung liên quan đến TSBĐ (giá cả ổn định, dễ chuyển nhƣợng, mức độ hao mòn tự nhiên...); Đánh giá lại những thay đổi của khách hàng nhƣ hình thức sở hữu, mô hình tổ chức nhân sự, tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, tình hình quan hệ tín dụng...; Nhận diện những nhân tố bất lợi ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện phƣơng án/dự án để có định hƣớng tín dụng kịp thời.
- Sau khi cấp tín dụng:
- Thƣờng xuyên theo dõi diễn biến dƣ nợ của khách hàng, trạng thái nợ, theo dõi tình hình chuyển doanh thu bán hàng qua tài khoản của Ngân hàng.
- Đôn đốc Khách hàng gửi đầy đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính định kỳ theo quy định để phục vụ việc quản lý và giám sát của Ngân hàng.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình trả nợ khoản vay, nếu phát hiện khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn cần có biện pháp xử lý phù hợp.
- Kiểm tra sử dụng vốn vay định kỳ và đột xuất (khi phát hiện khách hàng có dấu hiệu rủi ro, ngành kinh doanh của khách hàng thuộc đối tƣợng tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần hạn chế tín dụng...) để có biện pháp xử lý kịp thời thông qua việc kiểm tra: Hệ thống sổ sách hóa đơn chứng từ liên quan đến vốn vay của Khách hàng; Thực tế khối lƣợng vật tƣ, hàng hóa, dịch vụ; Đối chiếu với bên bán hàng/mua hàng (nếu cần); Kết hợp kiểm tra tình trạng TSBĐ.
- Rà soát lại biện pháp quản lý dòng tiền của KH (tiền thanh toán của bạn hàng chuyển về tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng).
Bên cạnh đó dựa trên các phân tích trong bài Ngân hàng muốn có khách hàng, đồng thời hỗ trợ đƣợc cho doanh nghiệp phát triển. Một số kiến nghị với Ngân hàng thƣơng mại nhƣ:
Thứ nhất, phải đƣa ra các sản phẩm phù hợp với tình hình lƣu chuyển vốn của từng nhóm doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với ngành kinh doanh Nông sản tại địa bàn Đắk Nông, cần tập trung đẩy mạnh các sản phẩm đặc thù, khuyến khích tăng trƣởng tín dụng, hỗ trợ tài chính cho các Doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh dựa vào thế mạnh sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng.
Thứ hai, trong quan hệ tín dụng, tài sản thế chấp mang tính chất rất quan trọng trong việc giải quyết nợ cho vay, nhƣng cũng là trở ngại lớn khi các DNNVV tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Đặc biệt quan trọng trong giai đoạn ngành kinh doanh nông sản gặp nhiều khó khăn, khó tiếp cận vốn vay thì phải loay hoay tìm nhiều cách để huy động nguồn vốn bên ngoài, đối diện với rủi ro tài chính, thanh khoản. Với đặc điểm của ngành, nhu cầu vốn lớn, tài sản bảo đảm của Doanh nghiệp còn hạn chế, thì thực sự cần giải quyết bài toán TSBĐ bằng cách nới rộng quy định về cho vay cầm cố kho hàng để khả năng thực thi cao hơn hiện nay (Cầm cố hàng hóa tại kho khách hàng hoặc thuê bên thứ ba trông giữ hoặc xây dựng riêng một kho hàng hóa của Ngân hàng). Nhu cầu vốn của nhóm Doanh nghiệp trong ngành Nông sản khá cao, nếu có thể triển khai mở rộng cho vay cầm cố kho hàng này thì sẽ bơm đƣợc một lƣợng lớn nguồn vốn vay ra thị trƣờng, ngoài ra còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về việc gửi hàng hóa tại kho của đối tác, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, phía Ngân hàng vừa tăng trƣởng đƣợc
tín dụng vừa kiểm soát đƣợc rủi ro liên quan đến tài chính của Doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, cần đơn giản hóa thủ tục cho vay, thời gian xử lý hồ sơ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng và đáp ứng nhu cầu tín dụng kịp thời hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, theo định hƣớng hỗ trợ phát triển dành cho 5 nhóm ngành ƣu tiên, mà trên địa bàn Đắk Nông chủ yếu là 2 nhóm ngành: hỗ trợ Nông nghiệp nông thôn và phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ; Ngân hàng cần có chính sách hỗ trợ về lãi suất để giúp Doanh nghiệp giảm thiểu chi phí hoạt động, tăng cƣờng hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay, tạo lợi nhuận đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế địa phƣơng.
Thứ tƣ, cùng với việc phát triển tín dụng, mở rộng nguồn vốn vay ra thị trƣờng, Ngân hàng càng cần phải nâng cao chất lƣợng thẩm định để kiểm soát rủi ro tín dụng. Cấp tín dụng cho Khách hàng dựa vào phân tích hiệu quả hoạt động, chất lƣợng tài sản, nguồn vốn và khả năng phát triển của ngành, của đơn vị trong tƣơng lai. Thu thập thông tin về Doanh nghiệp từ nhiều nguồn nhƣ cơ quan thuế; Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tại địa phƣơng; Trung tâm thông tin tín dụng; đối tác đầu vào, đầu ra; ngƣời lao động… để có góc nhìn tổng quát nhất đánh giá khách hàng. Sử dụng số liệu phân tích bình quân ngành nông sản tại địa phƣơng để đƣa ra định hƣớng tín dụng phù hợp cho từng khách hàng, những số liệu chủ yếu nhƣ tốc độ tăng trƣởng doanh thu, lợi nhuận, tỷ số ROE, ROA. Thƣờng xuyên cập nhật đánh giá phân tích ngành hàng để nắm bắt xu hƣớng phát triển, những thuận lợi, khó khăn của Doanh nghiệp trong ngành, để có những biện pháp ứng xử tín dụng kịp thời bảo đảm an toàn vốn cho hoạt động Ngân hàng mà vẫn hỗ trợ phát triển cho Doanh nghiệp.
Thứ năm, ngân hàng nên duy trì, áp dụng việc đánh giá và phân loại khách hàng một cách chính xác. Qua kết quả phân tích chung của nhóm
doanh nghiệp kinh doanh nông sản trong đề tài, thực hiện phân nhóm khách hàng theo các chỉ tiêu kinh tế thống nhất, sử dụng các chỉ số phân tích chung của nhóm doanh nghiệp này để so sánh với các số liệu của từng doanh nghiệp cụ thể trong khi đánh giá nhằm đƣa ra các chính sách tín dụng cho từng nhóm doanh nghiệp trong các doanh nghiệp kinh doanh nông sản. Nhƣ phân tích ở trên đối với các doanh nghiệp vừa thì có các chỉ số tài chính, tăng trƣởng tốt hơn các doanh nghiệp nhỏ…, Đồng thời, cung cấp thông tin một cách công khai các thủ tục vay vốn, lƣợng vốn còn có thể cho vay, các sản phẩm ngân hàng dành cho DN và thời gian tối đa khi thẩm định cấp tín dụng cho một DN…
Thứ sáu, thiết kế các khoản tín dụng quy mô nhỏ cho các doanh nghiệp này, thông qua việc ngân hàng cung cấp khoản tín dụng có giá trị nhỏ và cố định với các quy trình và điều kiện đƣợc đơn giản và chuẩn hóa ở mức độ tối đa.
Đố vớ Cơ qu n n à nƣớ
Hỗ trợ kỹ thuật đối với nông dân để nâng cao chất lƣợng sản phẩm đầu vào, tạo điều kiện phát triển ngành kinh doanh nông sản địa phƣơng.