PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường kết quả hoạt động kinh doanh tình huống tại doanh nghiệp kinh doanh nông sản tỉnh đắk nông (Trang 40)

6. Cấu trúc luận văn

2.5. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu đƣợc sƣu tập sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, tốn ít thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập.

Dữ liệu bên trong là các dữ liệu của các bộ phận chức năng trong ngân hàng/

Dữ liệu bên ngoài là dữ liệu từ các bộ phận chức năng ngoài ngành và doanh nghiệp hoặc các nguồn khác trên thị trƣờng nhƣ: số liệu của cơ quan thống kê của tỉnh hoặc cả nƣớc, số liệu của viện nghiên cứu kinh tê trung ƣơng, bộ Nông nghiệp và PTNT, hiệp hội DNNVV, sách tham khảo, các tạp chí trong nƣớc và quốc tế có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kinh doanh, kinh doanh nông sản có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Việc thu thập dữ liệu này nhằm mục đích đƣa ra hệ thống cơ sở lý thuyết, thực tiễn đối với nghiên cứu kết quả kinh doanh, nhận đinh đƣa ra các hệ thống chỉ tiêu phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và từng loại hình, ngành nghề kinh doanh nói riêng. Bên cạnh đó các số liệu vĩ mô nhằm mục đích đánh giá đặc điểm ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản, so sánh hoạt động của doanh nghiệp so với tình hình hoạt động của ngành, từ đó có những nhận định chính xác về đặc điểm tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đƣa ra các giải pháp phù hợp.

Nguồn tài liệu thứ cấp của luận văn đƣợc thu thập từ kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh nông sản từ các báo cáo chính thức của các doanh nghiệp đã đƣợc đƣa ra nhƣ báo cáo tài chính, báo cáo quan trị năm giai đoạn 2014-2016. Các thông tin tài chính này rất đáng tin cây khi đã đƣợc các bộ phận thẩm định của Vietinbank Đắk Nông thực hiện thẩm định số liệu dựa trên các sổ sách khách hàng cung cấp, các bản kê khai thuế của khách hàng và thông qua thẩm định thực tế tại các doanh nghiệp.

2.5.2. P ƣơng p áp xử lý số l ệu

Sử dụng các phƣơng pháp phân tích thống kê, so sánh số tuyệt đối và số tƣơng đối toán để phân tích, đánh giá tình hình và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh nông sản Đắk Nông .

- Phƣơng pháp tổng hợp số liệu: Toàn bộ số liệu thu thập đƣợc xử lý bởi chƣơng trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lƣợng nhƣ các số liệu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp kinh doanh nông sản Đắk Nông thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

- Phƣơng pháp biểu thị số liệu: + Phƣơng pháp Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trƣng về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh nông sản. Bảng thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê đƣợc thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tình hình nhân sự, các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu so sánh đã thu thập đƣợc sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tƣợng nghiên cứu. Các loại bảng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

+ Đồ thị thống kê

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đƣờng nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ƣớc các số liệu thống kê về tăng trƣởng doanh thu, cơ cấu doanh thu. Đồ thị thống kê đƣợc sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trƣng về số lƣợng và xu hƣớng phát triển về mặt lƣợng của các chỉ tiêu này. Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của ngƣời đọc, giúp lĩnh hội đƣợc thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của thông

tin về kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp kinh doanh nông sản Đắk Nông. Luận văn sử dụng hai loại đồ thị là Biểu đồ hình cột và Biểu đồ hình tròn.

- Phƣơng pháp phân tích thông tin:

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trƣng, xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã đƣợc thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tƣợng, xu hƣớng biến động cũng nhƣ tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, để từ đó rút ra đƣợc những kết luận khoa học về bản chất cũng nhƣ tính quy luật của hiện tƣợng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tƣợng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các phƣơng pháp phân tích thống kê đƣợc sử dụng bao gồm: phƣơng pháp phân tích dãy số theo thời gian, phƣơng pháp so sánh…

+ Phƣơng pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm, 3 năm

+ Phƣơng pháp so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu tài chính, kết quả kinh doanh, tỷ số tài chính phản ánh kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp kinh doanh nông sản đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau:

Biểu hiện bằng số: Các chỉ tiêu tăng trƣởng các chỉ tiêu tài chính đƣợc đó bằng số và tỷ lệ phần trăm (%), các tỷ số tài chính đƣợc đo bằng số lần hay phần trăm.

Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng: So sánh qua các giai đoạn khác nhau; So sánh các đối tƣợng tƣơng tự; So sánh các yếu tố, hiện tƣợng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến sử dụng phân tích đối chiếu so sánh từng giai đoạn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh nông sản.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐO LƢỜNG CÁC CHỈ TIÊU KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỘNG KINH DOANH

Khu vực Tây Nguyên có những sản phẩm chủ lực của quốc gia, có nhu cầu thị trƣờng cao, đạt giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm nhƣ cà phê, cao su, hạt tiêu, rau quả, hoa… góp phần nâng cao đời sống, phát triển kinh tế xã hội đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Các tỉnh Tây Nguyên bao gồm Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Yum, Đắk Nông, Lâm Đồng có tổng diện tích tự nhiên 54.637 km vuông, trong đó có 2 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp, gồm 850,1 ngàn ha đất trồng cây hàng năm và gần 1,151 triệu ha đất trồng cây lâu năm… Đặc biệt, Tây Nguyên có nguồn tài nguyên đất đai dồi dào với diện tích đất bazan chiếm 74,25% trong tổng diện tích đất bazan của cả nƣớc. Với thế mạnh của một vùng có điều kiện đất đai, khi hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày, cây hàng năm nên từ sau năm 1975 đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung có quy mô lớn về cây cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chè, ngô lai, sắn (mì)… Đây là những loại cây trồng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích gieo trồng và tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của cả vùng và trong tổng diện tích các loại cây cùng loại của cả nƣớc. Đến nay, xuất khẩu các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đƣợc mở rộng đến gần 30 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó chiếm tỷ trọng cao và ổn định là thị trƣờng Singapore, Australia, Trung Quốc, Philipin, Mỹ, Nhật Bản và Đức… Các mặt hàng xuất khẩu của Đắk Nông cũng đang đại diện cho những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế nhƣ cà phê, hạt tiêu, điều nhân, cao su…Mặc dù không ngừng tăng về quy mô, sản lƣợng nhƣng chất lƣợng sản

phẩm nông sản xuất khẩu Đắk Nông chƣa có sự tăng mạnh về chiều sâu, tức giá trị về kim ngạch. Không chỉ lãng phí tài nguyên, chất lƣợng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của hàng hóa nông sản thấp; quy mô chế biến nhỏ, lạc hậu, hàng hóa xuất khẩu thô và sơ chế đang là những bƣớc cản khi nông sản Đắk Nông vƣơn ra thị trƣờng thế giới. Đo lƣờng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh nông sản trên địa bàn Tỉnh Đắk Nông sử dụng dữ liệu của 70 doanh nghiệp kinh doanh nông sản trong giai đoạn 2014-2016. Hệ thống chỉ tiêu thống kê mô tả bao gồm: tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ nợ ngắn hạn/tài sản, tỷ lệ nợ/ tài sản, đòn bẩy tài chính, thanh khoản, ROA, ROE. Kết quả thống kê cụ thể nhƣ sau:

Đầu tiên tác giả tiến hành thống kê tài sản, nguồn vốn, tài sản hữu hình của doanh nghiệp Tỉnh Đắk Nông nhằm mục đích khái quát đƣợc quy mô của các 70 doanh nghiệp giai đoạn 2014-2016 đƣợc chia thành 2 nhóm, nhóm có tài sản dƣới 20 tỷ và nhóm doanh nghiệp có tài sản trên 20 tỷ đồng. Trong đó nhóm doanh nghiệp có tài sản dƣới 20 tỷ đồng trong tổng số doanh nghiệp kinh doanh nông sản đƣợc xếp vào doanh nghiệp nhỏ có 52 DN chiếm 74.3% trong tổng số doanh nghiệp trong nghiên cứu, DN có tài sản trên 20 tỷ đƣợc mặc định là các doanh nghiệp vừa.

Bảng 3.1. Phân loại doanh nghiệp nghiên cứu

Doanh nghiệp Số lƣợng doanh nghiệp Tỷ lệ % Tài sản dƣới 20 tỷ 52 74.3%

Tài sản trên 20 tỷ 18 25.7%

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp thống kê)

Dƣới đây là kết quả chi tiết phân tích khái quát hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh nông sản thông qua các chỉ tiêu kế toán trích từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp giai đoạn 2014-2016.

Bảng 3.2. Tài sản, nguồn vốn của tổng thể các doanh nghiệp kinh doanh nông sản Đắk Nông Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng trƣởng 2015/2014 2016/2015 Tài sản 13,003 15,655 17,807 20.40% 13.75% VCSH 5,477 6,474 6,878 18.20% 6.24% Nợ 7,526 9,181 10,929 21.99% 19.04% Tài sản ngắn hạn 11,849 14,024 16,088 18.36% 14.72%

Qua kết quả thống kê có thể thấy tình hình tài sản của các doanh nghiệp nông sản có xu hƣớng tăng trƣởng đều đặn qua các năm giai đoạn 2014-2016, tài sản trung bình của các doanh nghiệp tăng từ 13.003 tỷ đồng năm 2014 lên đạt 15.655 tỷ đồng năm 2015, sang năm 2016 tài sản trung bình của các doanh nghiệp đạt mốc 17.807 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng tài sản trung bình là 17.07%. Tốc độ tăng trƣởng tài sản trung bình của 70 doanh nghiệp nghiên cứu có xu hƣớng giảm. Đối với vốn chủ sở hữu thì quy mô vốn cũng có xu hƣớng tăng tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng lại có xu hƣớng giảm xuống còn xấp xỉ 6.2% trong năm 2016, tốc độ tăng trƣởng trung bình là 12.22%. Tƣơng tự nhƣ vậy tài sản ngắn hạn thì tốc độ tăng trƣởng có xu hƣớng giảm từ 18.35% năm 2015 chỉ còn 14.71% trong năm 2016. Nhƣ vậy có thể thấy nguyên nhân của việc gia tăng của giá trị tài sản chủ yếu là do việc gia tăng giá trị của nợ. Tuy nhiên việc giảm về tốc độ tăng trƣởng tài sản là do tốc độ tăng trƣởng của tài sản ngắn hạn hay nợ của các doanh nghiệp không đủ bù đắp sự sụt giảm về tốc độ tăng trƣởng của vốn chủ sở hữu và tài sản ngắn hạn của tổng thể các doanh nghiệp.

Biểu đồ 3.1. Tài sản, nguồn vốn của tổng thể các doanh nghiệp kinh doanh nông sản Đắk Nông

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nông sản Đắk Nông (2014-2016))

Trong giai đoạn vừa qua tài sản hay quy mô của doanh nghiệp có xu hƣớng tăng trƣởng ổn định nguyên nhân tăng trƣởng ổn định chủ yếu là do mức tăng trƣởng đột biến của tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp kinh doanh nông sản. Đối với tài sản ngắn hạn thì sự gia tăng hàng tồn kho và các khoản phải thu của các DN kinh doanh nông sản phản ánh trực tiếp đến sự thay đổi của chỉ tiêu này, trong khi đó tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền tăng không đáng kể điều này ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán bằng tiền mặt ngắn hạn của doanh nghiệp. Hàng tồn kho của các DN kinh doanh nông sản hiện nay chiếm tỷ trọng khá

lớn có xu hƣớng tăng trƣởng nhanh, thời gian luân chuyển hàng tồn kho có xu hƣớng kéo dài hơn điều này cho thấy nguyên nhân tại sao tăng trƣởng doanh thu có xu hƣớng chững lại trong thời gian gần đây.

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu tài sản của tổng thể các doanh nghiệp kinh doanh nông sản Đắk Nông

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nông sản Đắk Nông (2014-2016))

Trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp nợ của doanh nghiệp có xu hƣớng tăng mạnh tuy nhiên nguyên nhân tăng chủ yêu là do tăng trƣởng nợ của các doanh nghiệp. Thông thƣờng các doanh nghiệp thanh toán ngay cho đối tác, tỷ lệ công nợ đối với khách hàng và đối tác là khá thấp trong khi huy động vốn ngắn hạn gặp khó khăn điều này ảnh hƣởng đến việc quay vòng vốn của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh khát vốn kinh

doanh thì việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là thiếu tài sản thế chấp, tình hình tài chính không minh bạch, khó khăn chồng chất trƣớc bối cảnh kinh tế khó khăn…khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) vốn đã khó tiếp cận ngân hàng lại càng khó hơn khi gõ cửa các ngân hàng dù cầu vốn tăng. Thực tế, các doanh nghiệp khó tiếp cận đƣợc vốn vay ngoài nợ xấu tăng và hết tài sản đảm bảo, một phần do tăng trƣởng. Lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng cũng giảm dần trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, mức lãi suất cho vay giảm nhiều chỉ áp dụng cho đối tƣợng khách hàng tốt và ngân hàng cũng có sự chọn lọc khá kỷ, tìm doanh nghiệp khỏe mới có thể trao vốn. Trong khi quỹ bảo lãnh tín dụng còn quá mỏng. Thực tế, đối với các DN để tiếp cận với Quỹ bảo lãnh tín dụng là điều hết sức khó khăn, trong khi đó nhu cầu vốn của những doanh nghiệp này để đầu tƣ, phát triển, kinh doanh là rất lớn.

Bảng 3.3. Tình hình tài sản, nguồn vốn của các doanh nghiệp vừa

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng trƣởng 2015/2014 2016/2015 Tài sản 28.119 34.36 38.756 22.19% 14.83% VCSH 11.308 13.893 14.882 22.86% 5.27% Nợ 25.194 30.278 34.241 20.18% 16.53% Tài sản ngắn hạn 28.119 34.36 38.756 22.19% 14.83%

(Nguồn. Báo cáo tài chính của các DN kinh doanh nông sản Đắk Nông (2014-2016))

Quy mô giá trị tài sản của các doanh nghiệp kinh doanh nông sản vừa tỉnh Đắk Nông có xu hƣớng tăng từ 28.119 tỷ đồng lên đạt giá trị trung bình 38.756 tỷ đồng trong năm 2016. Tốc độ tăng trƣởng tài sản trung bình qua các

năm đạt 17.49%. Tốc độ tăng trƣởng tài sản có xu hƣớng giảm vào năm 2016 khi chỉ số này chỉ đạt 12.79% giảm mạnh so với năm 2015. Nhóm 18 doanh nghiệp có tài sản lớn đáng chú ý nhƣ DNTN Toàn Hằng, công ty Dũng Liên, công ty Kiến Tạo, công ty Dƣơng Gia Hòa, công ty Vật tƣ và công ty TNHH Nam Thuận, DNTN Huy Hiền, công ty TNHH Trọng Sang, công ty Trƣờng Thịnh, DNTN Văn Dung…. Trong đó DNTN Toàn Hằng có khối lƣợng tài sản lớn nhất ngành tài sản tăng trƣởng đều đặn qua các năm từ 88.516 tỷ đồng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường kết quả hoạt động kinh doanh tình huống tại doanh nghiệp kinh doanh nông sản tỉnh đắk nông (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)