Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nhân lực hành chính tại UBND quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 78 - 82)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Ngoài những kết quả đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn có những hạn chế. Cụ thể những tồn tại, hạn chế ở quy trình đào tạo như sau:

a. Tồn tại ở ông tá xá định nhu cầu đào tạo

Việc xác định nhu cầu đào tạo của UBND quận Cẩm Lệ chỉ được tiến hành theo từng năm chứ chưa dựa vào kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn. Khi Sở Nội vụ thông báo thì UBND quận mới cử người có liên quan đến nội dung đào tạo tham gia chứ chưa xuất phát từ yêu cầu công việc, nhu cầu của

69

cán bộ về đào tạo, chưa gắn với nhu cầu sử dụng cán bộ của đơn vị, chưa có chiến lược cụ thể về nhân sự.

- Tồn tại ở xá địn đố tƣợn đào tạo:

Việc cử đi đào tạo sau đại học phần lớn là những người chưa đạt chuẩn về chuyên môn để đưa vào quy hoạch theo quy định. Việc chuẩn hóa trình độ trước khi đề bạt, bổ nhiệm vào các chức danhlãnh đạo, quản lý chưa kịp thời, nhiều trường hợp cử đi học sau khi được bổ nhiệm.

Số lượng đào tạo bồi dưỡng nhiều nhưng chưa gắn với quy hoạch sử dụng. Việc tổ chức đào tạo dựa trên năng lực đào tạo sẵn có hơn là căn cứ vào nhu cầu người học.

Về phía CBCC-VC được cử đi đào tạo chủ yếu vẫn là đối phó, học cho qua để chuẩn hóa bằng cấp chuyên môn theo tiêu chuẩn chức danh công chức để được đề bạt, bổ nhiệm, được chuyển ngạch cao hơn, chưa thật sự có mục đích học để nâng cao trình độ, năng lực phục vụ cho công việc chuyên môn.

Về phía các cơ quan quản lý CBCC-VC chưa làm tốt việc xác định tiêu chí để đánh giá đúng thực chất trình độ và năng lực chuyên môn của CBCC qua hoạt động thực tiễn, để từ đó có kế hoạch đào tạo, nâng cao kiến thức cho CBCC-VC.

b. Tồn tại ở ông tá xá định mụ tiêu đào tạo

Mặc dù mục tiêu đào tạo của UBND có xác định tuy nhiên mục tiêu đó vẫn chưa được rõ ràng, không đo lường được, gây khó khăn cho việc đánh giá kết quả đào tạo.

c. Tồn tại ở ông tá đào tạo

- Chương trình, tài liệu còn chậm đổi mới, thiếu cập nhật thông tin, kiến thức mới

70

nhiều, nhất là kiến thức quản lý chuyên ngành, lĩnh vực, các kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kỹ năng hành chính, thái độ ứng xử, làm việc.

- Đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo bồi dưỡng công chức vẫncòn nhiều bất cập như năng lực còn hạn chế, nhất là về kiến thức, kinh nghiệm quản lý nhà nước và phương pháp giảng dạy. Đôi khi giảng viên chỉ là những báo cáo viên, họ thường không được đào tạo nghiệp vụ sư phạm vì vậy khả năng truyền đạt kiến thức còn có phần bị hạn chế.

- Nguồn kinh phí của quận thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, chưa thể phân bổ toàn bộ kinh phí đào tạo từ nguồn ngân sách mà phần lớn nguồn kinh phí đào tạo được phân bổ từ nguồn ngân sách thành phố. Điều đó dẫn đến việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo còn bị động, chưa tương xứng so với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức quận.

c. Tồn tại ở việc lựa chọn p ƣơn p áp đào tạo

Phương pháp đào tạo ở một số cơ sở chậm đổi mới, quá chú trọng việc truyền đạt kiến thức mà ít quan tâm đến truyền đạt phương pháp tổ chức, kỹ năng quản lý cho cán bộ, CC-VC. Việc áp dụng phương pháp dạy tiên tiến, hiện đại đối với đào tạo cán bộ, CC-VC chưa phổ biến.

- Đối v i ph ơng pháp đào tạo: luân chuyển cán bộ có những tồn tại sau:

+ Việc luân chuyển cán bộ giữa các khối Đảng, Nhà nước, Đoàn thể còn ít, tăng cường cán bộ cấp quận về phường, điều chuyển cán bộ từ phường lên quận chưa nhiều. Do đó, việc nắm bắt công việc, kinh nghiệm công tác Đảng, đoàn thể, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa sâu, toàn diện.

71

+ Một số ít trường hợp các bộ đảng viên chưa nhận thức đúng đắn mục đích yêu cầu của việc luân chuyển, có người khi được luân chuyển còn ngại khó, ngại khổ.

+ Công tác luân chuyển cán bộ trong thời gian qua chưa thật sự chủ động, nhiều trường hợp luân chuyển vì để đáp ứng yêu cầu công việc trước mắt chứ chưa nhằm mục đích đào tạo, rèn luyện cán bộ cho lâu dài, luân chuyển chưa dựa trên cơ sở quy hoạch và đào tạo cán bộ đã đề ra.

- Đối v i công tác bổ nhiệm:

+ Việc bổ nhiệm cán bộ thông qua hình thức thi tuyển chỉ mới thực hiện thí điểm ở các trường học và một số phòng ban chuyên môn. Khi có thông báo số 202-TB/TW ngày 26/5/2015 của Bộ Chính trị về Đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn cán bộ lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng” công tác này tạm dừng.

+ Tiêu chuẩn để bổ nhiệm cán bộ chưa được chuẩn hóa và chưa có sự nhất quán khi xem xét. Một số cơ quan, đơn vị chưa làm tốt công tác nhận xét, đánh giá cán bộ để phục vụ cho việc xem xét bổ nhiệm cán bộ. Việc bổ nhiệm cán bộ trong một số trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu công việc.

+ Chưa có cơ chế thôi giữ chức, từ chức, miễn nhiệm đối với trường hợp đã được bổ nhiệm nhưng trong quá trình thực thi nhiệm vụ không đáp ứng được yêu cầu, không hoàn thành nhiệm vụ.

Ngoài ra, trong công tác cán bộ còn bất cập ở một số khâu, như: tuyển dụng, quy hoạch, chính sách đãi ngộ, sử dụng và đánh giá có nơi, có lúc làm chưa tốt, chưa thực sự xuất phát từ năng lực công tác, đã làm giảm động lực học tập và phát huy hiệu quả học tập của cán bộ, công chức, viên chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng.

72

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nhân lực hành chính tại UBND quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)