8. Kết cấu luận văn
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước
Quản lý hiệu quả hơn chi tiêu công cho giáo dục, từ cơ sở hạ tầng đến chương trình đào tạo, nguồn lực con người… để đảm bảo chất lượng thực chất đầu ra của giáo dục không chỉ Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp mà cả trung học phổ thông, tạo một nền tảng tốt cả về kiến thức lý thuyết là thực tiễn cho toàn bộ lao động trong xã hội. Đặc biệt là tăng cường thanh - kiểm tra và đảm bảo chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo ở tất cả mức trình độ, tránh tình trạng hàng loạt cơ sở đào tạo ra đời nhưng hoạt động không hiệu quả, chất lượng đầu ra kém, ảnh hưởng đến chất lượng lao động chung. Các cơ sở đang hoạt động nếu không đáp ứng được yêu cầu thì cần mạnh tay tạm ngưng hoạt động để cải thiện hoặc thu hồi giấy phép đào tào nếu cần.
Cần thống nhất và tránh tình trạng bị phân tán giữa các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước với cơ quan chủ quản, giữa các Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các Bộ chuyên ngành và giữa các địa phương.
Hệ thống khung pháp lý về phát triển nguồn nhân lực (gồm Luật và văn bản dưới Luật) cần được chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện tốt nhất để đảm bảo quyền lợi cho người Lao động. Nhiều văn bản Luật liên quan đến phát triển nguồn nhân lực được xây dựng, sửa đổi và bổ sung như: Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Dạy nghề, Luật Công chức, Luật Viên chức. Đặc biệt, với sự ra đời và phát triển của Cộng đồng kinh tế Asian thì thị trường lao động tự do di chuyển giữa các quốc gia thành viên sẽ tạo không ít áp lực cho Việt Nam nói riêng và từng địa phương nói chung có thể giữ chân nguồn lao động lành nghề có chất lượng cao.