8. Kết cấu luận văn
3.2.1. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và kỹ năng người lao động
a. Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch về đào tạo nghề
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 sẽ chuyển dịch dần sang các khu vực công nghiệp -
xây dựng và dịch vụ. Để thực hiện được mục tiêu đó, tỉnh Quảng Nam cần phải hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề, đi trước một bước là quá trình chuẩn bị hết sức quan trọng cho việc phát triển trong thời gian tới. Dựa trên định hướng phát triển của tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới, dự đoán nhu cầu lao động theo ngành nghề của tỉnh và nghiên cứu nhu cầu của doanh nghiệp theo ngành nghề và quy mô, tác giả đã tổng hợp, làm rõ và đề xuất quy hoạch và kế hoạch đào tạo nghề tại Quảng Nam đến năm 2030 trong Bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1. Đề xuất quy hoạch và kế hoạch đào tạo nghề tại Quảng Nam đến năm 2030 ST T Ngành Cầu LĐ 2020 Cầu LĐ 2030 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng 1 Tổng 960,94 6 100% 1,171,388 100% 2 Công nghiệp - Xâydựng 328,187 34.2% 538,838
46%
3 Dịch vụ 312,977 32.6% 515,411
44% 4 Nông lâm nghư nghiệp 319,782 33.3% 117,139
10% Theo dự đoán của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và UBND tỉnh Quảng Nam thì nhu cầu lao động của tỉnh đến năm 2020 là gần 961,000 LĐ, trong đó tỷ trọng lao động trong các ngành nghề không có sự chênh lệch nhiều, công nghiệp và xây dựng chiếm 34.2% với hơn 328,000 LĐ, ngành nông lâm nghư nghiệp chiếm 33.3% với gần 320,000 LĐ, ngành dịch vụ thấp nhất với gần 313,000 LĐ. Tác giả đã dựa vào số liệu thống kê về thay đổi cầu lao động tại tỉnh trong những năm gần đây và xác định nhu cầu lao động của tỉnh đến năm 2030 là l,171,388 LĐ, đặc biệt là sự thay đổi trong cơ cấu lao động do chính sách ưu tiên phát triển của tỉnh và nhu cầu của các doanh
nghiệp ngành công nghiệp, dịch vụ. Nhu cầu trong ngành công nghiệp là xây dựng tăng vọt lên 538,838 người chiếm 46% trong tổng cơ cấu, ngành dịch vụ cũng có nhu cầu tăng nhanh, chiếm 41% với 515,411 LĐ. Theo dự đoán thì trong tương lai nhu cầu trong ngành nông lâm nông nghiệp sẽ có sự sụt giảm nhanh do dự chuyển dịch cơ cấu trong nhành kinh tế theo chủ trương của tỉnh, nhu cầu lao động còn 117,139 lao động với tỷ trọng 10% trong tổng thị trường lao động. Kết hợp với tổng hợp các doanh nghiệp theo ngành nghề và quy mô tại địa phương cùng với định hướng phát triển ngành kinh tế tại địa phương thì nhu cầu lao động ngành công nghiệp xây dựng tập trung vào các ngành nghề Công nghệ ôtô; Cắt gọt kim loại; Kỹ thuật Máy lạnh và Điều hòa không khí; May thời trang; Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Cơ điện nông thôn… và ngành dịch vụ tập trung vào Du lịch; Nhân viên phục vụ Nhà hàng - Khách sạn; Nhân viên phục vụ khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí. Như vậy việc quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề cũng cần tập trung nhiều vào các ngành nghề ưu tiên này.
Với nhu cầu đó, tác giả đề xuất:
Đối với lao động cấp bậc Đại học hoặc cao hơn: Tuy hiện tại tại địa bàn tỉnh chưa có trường nào đào tạo những ngành nghề ưu tiên này nhưng Quảng Nam lại nằm sát thành phố Đà Nẵng, nơi chuyên đào tạo và cung ứng nguồn lao động chất lượng cao ở đa dạng các ngành nghề, trong đó du lịch khách sạn và điện tử, cơ khí, ô tô và xây dựng cũng là những ngành có rất nhiều cơ sở đào tạo cấp bậc Đại học nên điều đầu tiên mà tỉnh cần làm là nên có những chính sách thu hút nguồn lao động và khuyến khích các doanh nghiệp có chính sách đãi ngộ hợp lý để có được nguồn lao động chất lượng cao trong thời gian ngắn và chi phí hợp lý chứ chưa cần tập trung xây dựng cơ sở đào tạo hay bổ sung ngành nghề đào tạo cấp bậc này.
Đối với cấp bậc cao đẳng và trung cấp nghề: Tỉnh nên tập trung đào tạo và cung ứng trực tiếp cho thị trường. Nên rà soát sắp xếp lại các cơ sở đào tạo nghề, xây dựng mới, đầu tư cơ sở vật chất, chương trình đào tạo cho các ngành nghề cần đào tạo tập trung vào các ngành mũi nhọn trọng điểm để đảm bảo đáp đứng được nguồn cung lao động với chất lượng và ngành nghề phù hợp theo dự báo. Đồng thời vẫn phải đảm bảo ngành nghề phù hợp với công việc của từng địa phương, kết hợp với việc đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo này.
Kế hoạch cụ thể của tác giả sau khi khảo sát thực tế và tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành.
Đối với các trường công lập, phương án rà soát và sắp xếp lại như sau: Bảng 3.2. Phương án sắp xếp các cơ sở GDNN công lập
T T
Định hướng phát triển và dự
kiến tên cơ sở GDNN sau khi sắp xếp Tên cơ sở GDNN và định hướng sắp xếp Cơ quan chủ quản Định hướng đào tạo nghề trọng điểm 1 Trường Cao đẳng Công nghệ Quảng Nam Cao đẳng nghề Quảng Nam UBND tỉnh - Công nghệ ôtô; Cắt gọt kim loại; Kỹ thuật Máy lạnh và Điều hòa không khí; May thời trang; Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Cơ điện nông thôn Trung cấp nghề Nam Quảng Nam Trung cấp nghề Bắc Quảng Nam (Chỉ chuyển các chuyên ngành đào tạo về kỹ thuật)
đẳng Kinh tế và Du lịch Quảng Nam
Kỹ thuật Quảng Nam
tỉnh về kinh tế - Du lịch; Nhân viên phục vụ Nhà hàng - Khách sạn; Nhân viên phục vụ khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí; - Chăn nuôi; Dịch vụ thú y; Lâm nghiệp Trung cấp nghề Bắc Quảng Nam (Các chuyên ngành đào tạo về du lịch, nhà hàng – khách sạn)
Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch Quảng Nam 3 Cao đẳng Y tế Quảng Nam Cao đẳng Y tế Quảng Nam UBND tỉnh - Điều dưỡng; Dược; Chăm sóc sức khỏe 4 Trường Cao đẳng Miền núi Quảng Nam (trường chuyên biệt miền núi)
Trung cấp nghề Thanh Niên Dân Tộc – Miền Núi Quảng Nam
UBND tỉnh
- Mộc xây dựng và trang trí nội thất; Cơ điện nông thôn; - Chăn nuôi; Dịch vụ thú y; Lâm nghiệp
- Các ngành đào tạo cho lao động miền núi
Phương án này khắc phục những tồn tại hiện nay giữa các cơ sở GDNN như cơ sở vật chất thiết bị, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; việc đầu tư nghề trọng điểm cho các trường dễ thực hiện, thống nhất về ngành nghề tuyển sinh và đào tạo; tinh giảm bộ máy quản lý.
Với khối các trường công lập không thuộc tỉnh quản lý trực tiếp như: Cao đẳng Điện Lực Miền Trung thuộc Tập đoàn Điện Lực Việt Nam Bộ Công Thương, Cao đẳng Công nghệ - Kỹ thuật và Thủy lợi Miền Trung thuộc Bộ NN&PTNN, Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Miền Trung Tây Nguyên thuộc Liên minh HTX Việt Nam,... Tác giả đề xuất các Bộ, ngành chủ quản giao về cho tỉnh quản lý hoặc các bộ ngành rà soát, sắp xếp theo hướng phục vụ quản lý nhà nước và trọng điểm chuyên sâu, trọng điểm theo chức năng của bộ, ngành cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên (theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017). Từ đó, tỉnh mới có cơ sở để rà soát, sắp xếp lại theo đúng tiêu chí như đối với các trường do tỉnh quản lý và kiểm soát để đảm bảo chất lượng đầu ra của các cơ sở này.
Đối với các trường tư thục: trên cơ sở hệ thống các trường hiện tại, tỉnh nên tiến hành rà soát, kiểm tra, đánh giá để có thể cho phép giải thể hoặc thành lập mới nếu doanh nghiệp có đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực này; hoạt động đảm bảo có sự quản lý của nhà nước và đúng với qui hoạch chung của mạng lưới GDNN và phù hợp với qui hoạch của các chuyên ngành khác.
Các Trung tâm GDNN công lập do các hội đoàn thể thành lập (Trung tâm Dạy nghề Thanh niên Quảng Nam do Trung ương Đoàn thành lập; Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân do Hội Nông dân Việt Nam thành lập) và Trung tâm Dạy nghề và Xúc tiến việc làm Liên minh Hợp tác xã do UBND tỉnh thành lập: Đối với các Trung tâm này, UBND tỉnh phối hợp đề xuất với các đoàn thể thành lập ở Trung ương, thực hiện việc sáp nhập thành lập 01 trung tâm GDNN công lập và giao cho một đoàn thể chủ quản. Thực hiện đầu tư và bổ sung chức năng cho Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Nam về hoạt động GDNN để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo sơ cấp và dưới 3 tháng, đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các Trung tâm GDNN tư thục trên cơ sở hệ thống
các Trung tâm hiện tại, thành lập mới hoặc giải thể các Trung tâm đảm bảo có sự quản lý của nhà nước và đúng với qui hoạch chung của mạng lưới cở GDNN và các qui hoạch chuyên ngành khác.
b. Ban hành và đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo lao động
Để đạt được mục tiêu như quy hoạch về nguồn lao động và cơ sở đào tạo thì yêu cầu tỉnh phải chủ động có những chủ trương chính sách về việc mở trường, hỗ trợ nâng cao cơ sở vật chất, kêu gọi đầu tư cũng như chính sách thu hút nguồn nhân lực giỏi.
Về chính sách đất đai: với phương án rà soát và tập trung các cơ sở đào tạo đã nêu trên thì trong thời gian tới, tỉnh Quảng Nam cần ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về đất đai như mở rộng diện tích hiện tại hoặc cấp thêm đất mới để các cơ sở có thể mở rộng qui mô và xây dựng cơ sở vật chất tốt hơn, đặc biệt là các khu thực hành. Nên có chính sách ưu tiên dành đất cho các mục đích công cộng và cộng đồng mà giáo dục là một ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là đất ở các khu đông dân cư.
Về ngân sách: Tỉnh cần có những chính sách hỗ trợ tài chính, những gói dự án phục vụ mở rộng và nâng cao chất lượng cơ sở dạy nghề để đảm bảo các trường có nguồn ngân sách trong giai đoạn đầu chuyển đổi đáp ứng nhu cầu xã hội. Về lâu dài, khi đi vào ổn định thì tỉnh cũng có thể cân nhắc các phương án để các trường tự chủ kinh tế hoặc cổ phần hóa các Trường dạy nghề để đảm bảo hiệu quả kinh tế của các cơ sở. Bên cạnh đó, xã hội hóa và tăng cường thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước cho việc đầu tư hệ thống phòng học, xây dựng chương trình dạy học tiên tiến tại các cơ sở đào tạo cũng là những phương án hiệu quả... Mục tiêu cần phải đặt ra là thu hút các nguồn lực từ các doanh nghiệp trong nước cũng như hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực dạy nghề của địa phương, tranh thủ đầu tư để nâng cao cở
sở hạ tầng phục vụ dạy nghề. Để tiến hành xã hội hóa thành công thì cơ quan quản lý nhà nước cần phải có các chính sách hỗ trợ công tác dạy nghề đặc biệt là dạy nghề tư nhân như cho thuê đất đai để mở rộng cở sở dạy nghề với chi phí thấp, các thủ tục về đất đai, giấy phép đầu tư,giấy phép thành lập... cần phải giải quyết nhanh chóng và kịp thời cho các đơn vị ngoài công lập tham gia công tác đào tạo nghề. Bên cạnh đó chính quyền địa phương cần phải có những hỗ trợ về các chương trình giới thiệu quảng bá tới người học về các cơ sở đào tạo này. Ngoài ra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cần có những tư vấn về chương trình giảng dạy cho các đơn vị này để các đơn vị dễ dàng nâng cao chất lượng đào tạo.
Về đội ngũ đào tạo và lao động chất lượng cao: để có một hệ thống trường đào tạo nghề tốt bên cạnh nhà xưởng phòng thực hành tốt thì cần phải có đội ngũ giảng dạy chất lượng cao đáp ứng được những đổi thay cũng như yêu cầu phát triển của xã hội. Hiện nay, việc thu hút giảng viên có chất lượng là khó khăn chung của tất cả các địa phương trên cả nước. Đặc biệt tại các trường nghề công lập, nơi bị hạn chế và ràng buộc rất nhiều trong cơ chế lương thưởng thì nguy cơ không đủ giảng viên nghề giỏi là rất lớn. Để giải quyết vấn đề này, tỉnh cần phải có kế hoạch thu hút đội ngũ trí thức chất lượng cao để phục vụ chung cho thị trường lao động và dành một số chỉ tiêu phân bổ cho các trường dạy nghề. Tỉnh nên học hỏi bài học kinh nghiệm từ “Đề án nhân lực chất lượng cao” của thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó, có thể mời các chuyên gia giỏi, quản lý cấp cao có kinh nghiệm hiện nay đang làm việc tại các nhà máy, các khách sạn, resort cao cấp trên địa bàn tỉnh tham gia giảng dạy tại các trường nghề.
c. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đào tạo nghề cho lao động
Hiện nay, cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến và cải cách hành chính liên quan đến lĩnh vực lao động không nằm ngoài phạm vi đó. Để các hoạt động cải thiện đào tạo lao động được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi, việc cải cách các thủ tục, quy trình liên quan đến lao động là cực kỳ quan trọng. Để thực hiện việc này, trong thời gian tới tỉnh Quảng Nam phải thực hiện các công việc sau:
Nghiêm túc triển khai Quyết định số 697/QĐ-UBND ngày 12/02/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2018 của tỉnh Quảng Nam. Đây là Kế hoạch chung, toàn diện liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương của tỉnh Quảng Nam với các nội dung công việc cụ thể từ cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách bộ máy,...
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan liên quan đến lao động cần xây dựng và ban hành Kế hoạch cải cách hành chính về lao động, Kế hoạch kiểm tra hằng năm để thuận tiện trong việc thực hiện và giám sát việc cải cách hành chính về lao động; thường xuyên rà roát để sửa đổi và bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết hoặc kiến nghị cấp trên sửa đổi hoặc bãi bỏ; tăng cường bổ sung các thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông để thuận lợi cho người lao động và doanh nghiệp chỉ nộp hồ sơ và nhận kết quả tại một chỗ. Ngoài ra, trong xu thế cả nước thực hiện tin học hóa nền kinh tế, tỉnh Quảng Nam cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính sử dụng các phần mềm trong quản lý và vận hành, tác nghiệp trong lĩnh vực lao động; tăng cường bổ sung các thủ tục hành chính liên quan đến lao động được thực hiện theo hình thức dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3,4; xây dựng và vận hành hiệu quả việc tiếp nhận và giải đáp thắc mắc của người lao động, doanh nghiệp qua các cổng giải đáp trực tuyến.
Bên cạnh việc cải cách các thủ tục, quy trình, hành chính, việc nâng cao trình độ, kỹ năng và thái độ làm việc của nhân viên hành chính công phục vụ doanh nghiệp và người lao động cũng rất quan trọng. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan cần đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng