8. Kết cấu luận văn
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO
TẠO LAO ĐỘNG
1.3.1. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước
Các chính sách hỗ trợ của nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện Chỉ số đào tạo lao động của một địa phương. Các hỗ trợ về chi phí đi lại, học phí đào tạo, tiền sinh hoạt phí,... sẽ khuyến khích học viên, người lao động tham gia các khóa đào tạo, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn sang các ngành thương mại, dịch vụ. Các hỗ trợ về đào tạo giáo viên, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và mặt bằng cho các cơ sở đào tạo lao động sẽ khuyến khích chủ trương xã hội hóa và đầu tư từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước vào giáo dục, thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở đào tạo. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho lao động nhập cư, thu hút nhân tài, hỗ trợ giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp,...cũng giúp cải thiện chất lượng lao động của địa phương, góp phần cải thiện Chỉ số đào tạo lao động.
1.3.2. Sự điều hành của chính quyền địa phương
Điều hành của chính quyền địa phương là nhân tố quyết định đến việc cải thiện Chỉ số đào tạo lao động nói riêng và Chỉ số PCI nói chung. Năng lực, hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động của bộ máy quản lý; chất lượng, trình độ của bộ máy công chức cấp tỉnh; hệ thống trang thiết bị phục vụ cho công tác làm việc của các cơ quan chính quyền cấp tỉnh có ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc tới Chỉ số đào tạo lao động. Sự điều hành của chính quyền địa phương bao gồm khả năng huy động tổng hợp các yếu tố như hệ thống tổ chức các cơ quan, hệ thống thể chế, thủ tục hành chính, đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất trình độ, kỹ năng hành chính với cơ cấu, chức danh nhằm đáp ứng đủ tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể của từng công việc, điều kiện vật chất kỹ thuật cần và đảm bảo hoạt động công vụ hiệu quả; sự nghiêm túc,
khẩn trương triệt để của tổ chức công dân trong việc thi hành chính sách, pháp luật của nhà nước trên phạm vi của toàn xã hội; kết quả hoạt động của bộ máy chính quyền.
1.3.3. Sự quan tâm của doanh nghiệp
Các chính sách, sự điều hành của chính quyền trong công tác cải thiện Chỉ số đào tạo lao động sẽ không thành công như mong đợi nếu không có sự quan tâm, hợp tác của đối tượng sử dụng lao động, mà ở đây là các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp là nguồn cung cấp thông tin về cầu lao động của thị trường lao động, là nơi trực tiếp sử dụng lao động và có những yêu cầu riêng biệt về trình độ chuyên môn, kỹ năng và các chỉ tiêu khác về lực lượng lao động, là nơi quyết định doanh nghiệp sẽ tăng cường đào tạo lao động như thế nào, đào tạo ngắn hạn hay dài hạn,...
Nói tóm lại, sự tham gia, quan tâm cũng như hỗ trợ của đội ngũ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vào công tác cải thiện Chỉ số đào tạo lao động là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của các chính sách của chính quyền địa phương.
1.3.4. Văn hóa và lối sống của lực lượng lao động
Các địa phương khác nhau thì có điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng và văn hóa tập quán khác nhau nên do đó văn hóa và lối sống của lực lượng lao động cũng khác nhau. Có tỉnh thì trình độ dân trí cao, ngược lại có những địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế khó khăn...Những lao động có dân trí cao thì ý thức, kỷ luật lao động, tính chuyên nghiệp và mong muốn phát triển bản thân cao hơn lao động có dân trí thấp. Lao động có dân trí thấp, người dân tộc thiểu số những năm gần đây đã có những thay đổi nhưng chưa cao, ý thức kỷ luật lao động còn thấp, mất nhiều thời gian đào tạo hơn so với lao động có dân trí cao. Vì các điều kiện khác nhau như vậy nên việc giáo dục phổ thông, đào tạo lao động, cung
cấp và thu hút lao động cho các doanh nghiệp,... ở các địa phương khác nhau sẽ có những khó khăn và thuận lợi riêng.
1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG
1.4.1. Thực trạng cải thiện Chỉ số đào tạo lao động của một số tỉnh
Để có cái nhìn đa chiều về cải thiện Chỉ số đào tạo lao động tại một số tỉnh, tác giả dẫn chứng một vài ví dụ thực tế ở 04 tỉnh/thành phố của miền trung gần kề tỉnh Quảng Nam là thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Bình Định và tỉnh Thừa Thiên Huế trong 03 năm 2015-2017.
Bảng 1.2. Chỉ số đào tạo lao động qua các năm ở một số tỉnh/thành phố thuộc miền trung
STT Địa phương 2015 2016 2017
1 Đà Nẵng 7.62 7.98 8.07
2 Quảng Ngãi 5.81 6.28 6.44
3 Bình Định 6.10 6.19 6.51
4 Thừa Thiên Huế 6.09 6.13 6.86
Nguồn: Báo cáo tổng hợp từ VCCI
Các địa phương trên đều có sự cải thiện Chỉ số đào tạo lao động ổn định qua các năm với điểm số năm sau cao hơn năm trước. Điều này được lý giải là do các cơ quan chính quyền ở các địa phương này đã có những nỗ lực nhằm tập trung vào lĩnh vực đào tạo lao động như gia tăng số lượng lao động được đào tạo nghề, cải thiện chất lượng các cơ sở giới thiệu việc làm. Ví dụ như ở thành phố Đà Nẵng trong năm 2017, theo khảo sát của VCCI thì tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề/số lao động chưa được đào tạo là 14%, tỉ lệ DN có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm là 78% (Quảng Ngãi là 71%), tỉ lệ DN đánh giá Giáo dục dạy nghề tại tỉnh có chất lượng Tốt là 55%
(Quảng Ngãi 42%), các chỉ số này đều cao hơn nhiều so với các tỉnh thành khác.
Bên cạnh đó, cũng trong năm 2017, thành phố Đà Nẵng cũng được doanh nghiệp đánh giá cao về lao động đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp khi có tỉ lệ là 93%, Bình Định là 94%, Thừa Thiên Huế là 92%, các chỉ số này đều cao hơn Quảng Nam và cao hơn so với trung vị của cả nước (theo Báo cáo thường niên của VCCI).
1.4.2. Những bài học kinh nghiệm từ một số tỉnh
Dựa theo kết quả thống kê của VCCI, một số tỉnh/thành phố có điểm số cao ở Chỉ số đào tạo lao động là thành phố Đà Nẵng, Hà Nội và cao nhất là tỉnh Hải Phòng, tuy nhiên điểm số hơn kém nhau không đáng kể. Điểm chung của 03 địa phương này là đều được đánh giá cao ở các dịch vụ giới thiệu việc làm. Điều này được thể hiện khi có đến 65% doanh nghiệp tại Đà Nẵng đã từng sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm, tỉ lệ này ở Hà Nội là 63% và Hải Phòng là 65%. Các chỉ tiêu này đều cao hơn trung vị của cả nước. Đáng chú ý hơn là ở các địa phương này, tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm của tư nhân rất cao với Đà Nẵng là 80%, Hà Nội là 91%, Hải Phòng là 85%, cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ trung vị là 63%.
Bảng 1.3. Chỉ số đào tạo lao động năm 2017 ở một số tỉnh/thành phố
STT Địa phương Chỉ số Đào tạo lao động DN từng sử dụng dịch vụ GTVL tại tỉnh (%) DN đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ GTVL (%) Tỉ lệ LĐ qua đào tạo /số LĐ chưa qua đào tạo(%) 1 Đà Nẵng 8.07 65 80 14 2 Hà Nội 8.09 63 91 16
3 Hải Phòng 8.17 65 85 16
Nguồn: Báo cáo tổng hợp từ VCCI
Bên cạnh đó, có một chỉ tiêu mà 03 địa phương này có điểm số rất cao so với phần còn lại của cả nước là tỉ lệ lao động qua đào tạo/số lao động chưa đào tạo, với tỉ lệ từ 14% trở lên trong khi trung vị của cả nước là 5%. Các chỉ tiêu còn lại, 03 địa phương trên không có gì nổi trội so với các địa phương còn lại.
Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy việc tập trung vào cải thiện 03 chỉ tiêu thành phần “DN từng sử dụng dịch vụ Giới thiệu việc làm (GTVL) tại tỉnh”, “DN đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ GTVL” và “Tỉ lệ lao động qua đào tạo /số lao động chưa qua đào tạo” sẽ làm tăng mạnh điểm số của Chỉ số đào tạo lao động. Cụ thể là tỉnh Quảng Nam cần phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ Giới thiệu việc làm tại tỉnh, trong đó tập trung hơn nữa vào các dịch vụ Giới thiệu việc làm của tư nhân; tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động tại tỉnh cũng như tăng cường thu hút lao động chất lượng cao về làm việc tại tỉnh.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày các nội dung cơ sở lý thuyết cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và Chỉ số đào tạo lao động. Theo đó, Chỉ số đào tạo lao động trong nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hiện nay là một trong 10 chỉ số thành phần của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và được đánh giá dựa trên 10 chỉ tiêu cụ thể. Trên cơ sở đó, tác giả đã tổng hợp các nội dung lý thuyết và thực tiễn để đánh giá Chỉ số đào tạo lao động của tỉnh Quảng Nam, thực tiễn công tác cải thiện Chỉ số đào tạo lao động tại tỉnh và đề ra các giải pháp nhằm cải thiện công tác đó.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG CỦA TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NAM
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quảng Nam có tọa độ địa lý từ 108026’16” đến 108044’04” độ kinh Đông, và từ 15023’38” đến 15038’43” độ vĩ Bắc. Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Sê Kông của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Hiện nay Quảng Nam có hai thành phố trực thuộc tỉnh là Tam Kỳ và Hội An cùng 16 huyện, thị xã trải rộng từ miền núi đến vùng đồng bằng và duyên hải. Trung tâm hành chính của tỉnh Quảng Nam đặt tại thành phố Tam Kỳ.
Quảng Nam có địa hình nghiêng dần từ tây sang đông, hình thành ba kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là: kiểu núi cao ở phía tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển ở phía đông. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn núi cao trên 2.000m như: núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tiên cao 2.032m (Phước Sơn), Hòn Tà Xiêu cao 2.053m (Tây Giang), núi Ngọc Niay cao 2.259m, Ngọc Kring cao 2.025m, núi Ngọc Linh cao 2.598m (nằm giữa ranh giới Quảng Nam và Kon Tum, là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn). Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dải cồn cát chạy dài từ Điện Ngọc (Điện Bàn) đến Tam Quan (Núi Thành). Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang.
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình 25,4oC, mùa đông nhiệt độ vùng
đồng bằng có thể xuống dưới 20oC. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình 2.000 - 2.500mm, nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ bộ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông của tỉnh.
Hệ thống sông ngòi ở Quảng Nam dày đặc. Thu Bồn là một trong những con sông lớn của Quảng Nam có tổng diện tích lưu vực khoảng 9.000km2, sông Tam Kỳ có diện tích lưu vực 800km2, ngoài ra còn có các sông có lưu vực khá lớn như: Cu Đê (400km2), Túy Loan (300km2), Li Li (280km2). Các sông này có lưu lượng dòng chảy lớn, đầy nước quanh năm, có giá trị lớn về thủy điện, giao thông cũng như thủy nông. Hiện tại, trên hệ thống sông Thu Bồn, nhiều nhà máy thủy điện có công suất lớn như: thủy điện Sông Tranh I, thủy điện Sông Tranh II, thủy điện Sông A Vương, thủy điện Sông Bung... đang được xây dựng, góp phần cung cấp điện cho nhu cầu sử dụng trong cả nước.
* Dân số, dân cư
Theo kết quả điều tra đến năm 2016, tổng số dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 1,487,721 người. Dân số nữ có 758,008 người (tỉ lệ 50.95%). Dân số phân bố không đồng đều và có sự khác biệt lớn theo vùng, theo mô hình thưa dần từ đông sang tây, phụ thuộc lớn vào địa hình. Tỉ lệ dân ở khu vực thành thị tăng trong khi ở nông thôn đang giảm dần.
* Tài nguyên đất
Quảng Nam có tổng diện tích tự nhiên là 1,040,683 ha được hình thành từ 9 loại đất khác nhau, gồm các cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá... Trong đó, nhóm đất phù sa ven sông là nhóm quan trọng
nhất trong phát triển cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thuận lợi cho việc trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày. Nhóm đất cát ven biển đang được khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản.
Trong tổng diện tích 1,040,683 ha, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất (49.4%), kế tiếp là đất dành cho sản xuất nông nghiệp, đất thổ cư và đất chuyên dùng. Diện tích đất trống đồi trọc, đất cát ven biển chưa được sử dụng còn chiếm diện tích lớn.
* Tài nguyên rừng
Tỉnh Quảng Nam có 425,921 ha rừng, tỉ lệ che phủ đạt 40.9%; trữ lượng gỗ của tỉnh khoảng 30,000,000m3. Diện tích rừng tự nhiên là 388,803 ha, rừng trồng là 37,118 ha. Rừng già ở Quảng Nam hiện có khoảng 10,000 ha, phân bố ở các đỉnh núi cao, diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69m3/ha. Các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh chủ yếu thuộc huyện Nam Giang.
* Tiềm năng thủy điện
Quảng Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc với tổng chiều dài khoảng 900 km, trong đó có 337 km đã đưa vào khai thác, bao gồm 9 con sông chính. Sông ở Quảng Nam có dòng chảy luôn luôn thay đổi, luân chuyển dòng và bị bồi lắng hoặc xói lở vào mùa mưa lũ. Vấn đề quan trọng là phải xây dựng các công trình thủy lợi ở thượng lưu các con sông kết hợp xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ như: thủy điện Sông Tranh I, thủy điện Sông Tranh II, thủy điện Sông A Vương, thủy điện Sông Bung... nhằm hạn chế lũ lụt và cung cấp nước về mùa khô cho vùng đồng bằng ven biển, tạo tiền đề bền vững cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, đô thị và nước sạch cho dân cư đô thị.
* Tài nguyên thủy sản
Quảng Nam có bờ biển dài trên 125km và thềm lục địa rộng lớn, có nguồn hải sản vô cùng phong phú thuộc vùng biển Nam Trung bộ. Theo số liệu của Viện Quy hoạch thủy sản thì vùng biển Nam Trung bộ có trữ lượng cá khoảng 42 vạn tấn, khả năng đánh bắt hàng năm 20 vạn tấn, trữ lượng mực 7,000 tấn, tôm biển 4,000 tấn. Với những tiềm năng và lợi thế kể trên, Quảng Nam có điều kiện để phát triển ngành đánh bắt xa bờ cũng như ngành nuôi trồng thủy sản ở các vùng ven sông, ven biển và ở quần đảo Cù Lao Chàm...
* Tài nguyên khoáng sản
Theo đánh giá chung của các nhà nghiên cứu thì nguồn tài nguyên