8. Kết cấu luận văn
3.1.5. Cơ cấu doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay và nhu
và nhu cầu lao động theo ngành nghề của doanh nghiệp
Dựa vào bảng số lượng các doanh nghiệp của tỉnh theo qui mô và ngành kinh doanh (Bảng PL5), ta thấy dịch vụ là ngành có nhiều doanh nghiệp hoạt động nhất, 1,675 doanh nghiệp (DN) chiếm gần 59% tổng DN trên địa bàn. Tuy nhiên phần lớn là các doanh nghiệp có qui mô nhỏ dưới 10 người lao động (1,121 DN), các doanh nghiệp có qui mô vừa và lớn tuy
chiếm tỷ trọng không cao trong ngành nhưng lại chiếm tỷ trọng khá cao so với các doanh nghiệp khác ngành cùng qui mô. Điều này cho thấy cầu lao động trong ngành dịch vụ của tỉnh luôn cao và ổn định nên đây cũng là ngành cần ưu tiên đào tạo nghề để cung ứng được nguồn lao động có trình độ chuyên môn tốt đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực du lịch thì ngành kinh doanh lưu trú và phục vụ ăn uống là ngành cần tập trung đầu tư đào tạo nguồn lực cho tương lai nhất đây là ngành thu hút rất nhiều doanh nghiệp ở đa dạng qui mô, trong đó cũng có rất nhiều doanh nghiệp có qui mô lớn hơn 100 lao động. Bên cạnh đó, đây cũng là ngành được tập trung đầu tư phát triển tại Tỉnh trong thời gian đến.
Đối với ngành công nghiệp và xây dựng thì số lượng doanh nghiệp trong ngành không phải lớn nhất nhưng lại là ngành có rất nhiều doanh nghiệp có qui mô vừa và lớn và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng các doanh nghiệp khác ngành cùng qui mô ( 60.43% với qui mô 51-100 và 54.43% với qui mô trên 100 LĐ). Trong đó, các ngành công nghệ chế biến và chế tạo và ngành xây dựng là các ngành có nhiều doanh nghiệp lớn nhất. Do dó nhu cầu nhân lực trong các ngành này cũng sẽ cao và cần được ưu tiên về số lượng đào tạo hơn. Đây cũng là ngành giải quyết được số lượng lao động hiện tại cao nhất tại tỉnh với các ông lớn trong ngành như Công ty Trường Hải, Công ty Kính nổi Chu Lai…; các công ty may mặc như Công ty giày Rieker, Công ty Panko…