Cải thiện công tác đào tạo nghề và phát triển kỹ năng người lao

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) cải thiện chỉ số đào tạo lao động trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh quảng nam (Trang 29 - 32)

8. Kết cấu luận văn

1.2.1. Cải thiện công tác đào tạo nghề và phát triển kỹ năng người lao

đến năm 2013 được thay thế bằng chỉ tiêu “Số lao động của DN đã hoàn thành khóa đào tạo tại các trường dạy nghề”. Cũng trong năm 2013, một chỉ tiêu mới được thêm vào, nâng tổng số chỉ tiêu của Chỉ số đào tạo lao động lên con số 11 là chỉ tiêu “Tỉ lệ lao động tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đào tạo nghề ngắn và dài hạn trên tổng lực lượng lao động”.

1.2. NỘI DUNG CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG

1.2.1. Cải thiện công tác đào tạo nghề và phát triển kỹ năng ngườilao động lao động

Việc cải thiện Chỉ số đào tạo lao động của một địa phương sẽ được đánh giá dựa trên 10 chỉ tiêu khác nhau trong Chỉ số đào tạo lao động đã được VCCI nghiên cứu và quy định. Trong đó việc cải thiện công tác đào tạo nghề và phát triển kỹ năng người lao động được đánh giá bằng các tiêu chí:

- Cải thiện chất lượng giáo dục phổ thông, đánh giá bằng tiêu chí: + Số người tốt nghiệp phổ thông trung học/ lực lượng lao động - Cải thiện chất lượng đào tạo nghề, đánh giá bằng các tiêu chí:

+ Số người tốt nghiệp trường dạy nghề /Số lao động không được đào tạo nghề.

+ Tỉ lệ lao động qua đào tạo/tổng lực lượng lao động. + Tỉ lệ lao động qua đào tạo/số lao động chưa qua đào tạo. + Tỉ lệ lao động qua đào tạo đang làm việc tại DN.

+ Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng lao động.

+ Giảm chi phí cho đào tạo lao động của doanh nghiệp, đánh giá bằng tiêu chí Tỷ lệ chi phí cho đào tạo lao động/ tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Để cải thiện chất lượng chất lượng đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng người lao động đòi hỏi chính quyền địa phương phải thực hiện các hoạt động sau:

a. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đào tạo nghề

Căn cứ theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu của thị thường, chính quyền các địa phương cần phải dự báo được nhu cầu lao động trong tương lai để từ đó xây dựng được quy hoạch hệ thống đào tạo nghề nhằm đáp ứng được trọng tâm phát triển của địa phương đã đề ra, gắn đào tạo nghề với chiến lược phát triển của địa phương, đảm bảo đào tạo nghề đúng đối tượng, do đó cần xác định:

- Số lượng cơ sở đào tạo nghề.

- Quy hoạch về ngành nghề, cấp bậc cơ sở đào tạo nghề. - Quy hoạch về không gian, địa điểm các cơ sở đào tạo nghề. - Kế hoạch thực hiện đào tạo nghề.

b. Ban hành và thực hiện các chính sách về hỗ trợ đào tạo nghề

Các chính sách, cơ chế có vai trò rất quan trọng không chỉ trong lĩnh vực đào tạo nghề mà còn trong ở các lĩnh vực khác. Chính quyền các địa phương cần ban hành và thực hiện các chính sách tốt và thực tiễn về hỗ trợ đào tạo nghề, cải thiện Chỉ số đào tạo lao động như hỗ trợ đất đai để mở cơ sở đào tạo, hỗ trợ chi phí tổ chức các khóa đào tạo của các cơ sở đào tạo, hỗ trợ chi phí tham gia các khóa đào tạo của học viên,...các chính sách thu hút đầu tư vào công tác đào tạo nhân lực cho các ngành đặc thù mà các địa phương ưu tiên phát triển. Trong đó gồm có ban hành và thực hiện các chính sách:

- Chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng. - Chính sách hỗ trợ về tài chính.

- Chính sách hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực làm công tác đào tạo. - Một số chính sách hỗ trợ khác.

c. Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến lao động, đào tạo nghề

Cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến lao động và đào tạo nghề nhằm tạo thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động, tiết kiệm thời gian và chi phí. Công tác cải cách hành chính gồm các nội dung sau: sửa đổi hoặc bãi bỏ các thủ tục hành chính hiện hành, nâng cao năng lực của các đội ngũ cán bộ công chức, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính, thành lập và đưa vào hoạt động các trung tâm hành chính cấp tỉnh và cấp huyện, thành lập các cổng thông tin giải đáp trực tuyến, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến,...Tóm gọn lại, cải cách thủ tục hành chính liên quan đến lao động, đào tạo nghề gồm các nội dung sau:

- Cải cách về số lượng thủ tục.

- Cải cách về quy trình thực hiện thủ tục. - Cải cách về thời gian thực hiện thủ tục. - Cải cách về hình thức thực hiện thủ tục.

- Nâng cao hiệu quả và thái độ làm việc của cán bộ thực hiện thủ tục hành chính.

d. Nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề

Chính quyền các địa phương có thể nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề bằng cách đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học cho các cơ sở đào tạo nghề, ban hành các chính sách thu hút tư nhân đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nghề, ban hành các chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao về giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nghề tại tỉnh... Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương có thể xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường, đáp ứng tối đa nhu cầu của nhà tuyển dụng cũng như đảm bảo cho học viên ra trường có thể tìm được việc làm đúng chuyên môn...Cụ thể, gồm các nội dung sau:

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy, hướng dẫn. - Nâng cao cơ sở vật chất đào tạo nghề.

- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) cải thiện chỉ số đào tạo lao động trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh quảng nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)