6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CẢNG ĐÀ NẴNG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Cảng Đà Nẵng là một cảng nằm sát biển, nơi Sông Hàn mở rộng về phía hạ lƣu hòa nhập vào Vũng Thùng tạo nên vị trí thiên nhiên thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển Cảng.
Ngày 29/03/1975, thành phố Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng. Ban giao thông liên khu 5 tiếp quản Cảng Đà Nẵng, tiếp thu toàn bộ cơ sở vật chất và tổ chức lại lực lƣợng bốc dỡ hàng hoá. Ngày 19/1/1976, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định 222/QĐTC thành lập Cảng Đà Nẵng trực thuộc Cục Đƣờng biển Việt Nam.
Trong quá trình hoạt động, do yêu cầu về tổ chức và đổi mới quản lý doanh nghiệp, Cảng Đà Nẵng đã đƣợc nhà nƣớc bổ nhiệm nhiệm vụ và thay đổi cơ quan chủ quản nhiều lần. Thực hiện Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trƣởng, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định 1163/QĐ-TCLĐ ngày 15/6/1993 thành lập doanh nghiệp Nhà nƣớc Cảng Đà Nẵng trực thuộc Cục hàng hải Việt Nam. Đến ngày 08/05/1998, Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định 91/1998/QĐ-TTg chuyển Cảng Đà Nẵng làm thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
Căn cứ quyết định 217/2006/QĐ-TTg ngày 29/09/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam; Quyết định số 192/2007/QĐ-TTg ngày 12/12/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Điều lệ hoạt động của Công ty mẹ - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. Căn cứ vào quyết định số 3089/QĐ-BGTVT ngày 12/10/2007 của Bộ Giao thông vận tải về việc chuyển Cảng Đà Nẵng, Công ty thành viên hạch
29
toán độc lập thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Ngày 01/04/2008, Cảng Đà Nẵng chính thức chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Đà Nẵng.
Ngày 6/5/2014, Tổng công ty hàng hải Việt Nam có quyết định số 216/QĐ-HHVN của Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam về việc phê duyệt phƣơng án cổ phần hóa và chuyển Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng thành Công ty Cổ phần
Ngày 25/7/2014, Sở Kế hoạch và đầu tƣ thành phố Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 2 chính thức chuyển đổi từ Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng thành Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng.
Thực hiện chủ trƣơng của Chính phủ về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nƣớc, năm 2011 Cảng Đà Nẵng đã cổ phần hóa Xí nghiệp Công trình thành Công ty CP Xây dựng và thƣơng mại Cảng Đà Nẵng (Cotraco) và năm 2012 đã cổ phần hóa Xí nghiệp vận tải thủy thành Công ty CP Tàu lai Cảng Đà Nẵng (Danatug). Nhƣ vậy, đến nay Cảng Đà Nẵng là Công ty mẹ có một xí nghiệp thành viên và bốn Công ty cổ phần góp vốn:
- Xí nghiệp Cảng Tiên Sa
- Công ty Cổ phần Tàu lai Cảng Đà Nẵng (Danatug)
- Công ty Cổ phần Xây dựng và thƣơng mại Cảng Đà Nẵng (Cotraco) - Công ty Cổ phần Logistics Cảng Đà Nẵng (Danalog).
- Công ty Cổ phần cảng tổng hợp dịch vụ dầu khí Sơn Trà
Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng đã không ngừng tăng cƣờng đầu tƣ vào máy móc thiết bị để giải phóng sức lao động cho ngƣời lao động và nâng cao năng lực bốc xếp thông qua Cảng. Bên cạnh đó, Cảng Đà Nẵng đã đẩy mạnh đầu tƣ cơ sở hạ tầng, mua mới nhiều phƣơng tiện thiết bị, phần mềm quản lý hiện đại đáp ứng nhu cầu sản xuất.
30
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ
Cảng Đà Nẵng là một khâu phục vụ trong công tác xuất nhập khẩu hàng hoá bằng đƣờng biển góp phần thực hiện chƣơng trình kinh tế của Nhà nƣớc đối với Quảng Nam-Đà Nẵng cũng nhƣ đối với một phần kinh tế miền Trung, Tây Nguyên và Nam Lào. Cảng đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nƣớc đồng thời là cơ sở giải quyết công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên Cảng và cho hằng trăm lao động của các cơ quan ban ngành liên quan kinh tế khu vực Cảng.
Sản xuất dịch vụ tại Cảng Đà Nẵng mang tính chất phi vật chất, hoạt động tại Cảng không tạo ra sản phẩm mà chỉ làm tăng giá trị hàng hóa, giá trị này là một phần giá trị sức lao động của công nhân và các phƣơng tiện thiết bị chuyển hàng hóa vào khi tiến hành hoạt động sản xuất. Trong đó có các chức năng:
- Bốc xếp, giao nhận hàng hóa cảng biển, cảng sông; - Kho bãi và lƣu trữ hàng hóa;
- Hỗ trợ, lai dắt hỗ trợ tàu biển; vận chuyển, bảo quản; kiểm đếm và giao nhận hàng hóa;
- Dịch vụ Logistics; kinh doanh vận tải đa phƣơng thức; - Cung cấp lƣơng thực, nhiên liệu, điện, nƣớc ngọt cho tàu.
Trong các lĩnh vực kinh doanh của Công ty thì bốc xếp hàng hóa là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu chiếm hơn 80% doanh thu của Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng.
2.1.3. Bộ máy tổ chức quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng đƣợc tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng. Với mô hình này đảm bảo quá trình điều hành từ cấp trên đến cấp dƣới một cách trực tiếp theo từng cấp, các phòng ban chức năng tham mƣu cho lãnh đạo cấp trên trong việc ra quyết định.
31
Cơ cấu tổ chức của Cảng Đà Nẵng bao gồm: Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc, các đơn vị hạch toán phụ thuộc và phòng ban tham mƣu.
Ghi chú: : Quan hệ hành chính : Quan hệ giám sát
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng
+ Hội đồng quản trị: theo ủy quyền của Chủ sở hữu Nhà nƣớc, có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quản lý và hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và Chủ sở hữu Nhà nƣớc.
+ Tổng giám đốc: do Chủ sở hữu Nhà nƣớc tuyển chọn quyết định bổ nhiệm có thời hạn, tối đa là 05 năm, có thể đƣợc bổ nhiệm lại nhƣng tối đa không quá 02 nhiệm kỳ. Là ngƣời chỉ huy cao nhất, toàn quyền điều hành quản lý, chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc và cấp trên.
+ Ban kiểm soát : Do Chủ sở hữu Nhà nƣớc tuyển chọn, kiểm soát viên bổ nhiệm có thời hạn là 03 năm, miễn nhiệm. Công ty có 03 kiểm soát
32
viên. Kiểm soát viên có thể kiêm nhiệm công tác chuyên môn tại Công ty, trừ một số các chức danh nhƣ: thành viên Hội đồng quản trị, Tổng GĐ, Phó Tổng GĐ, Kế toán trƣởng, Thủ quỹ, nhân viên kế toán của Công ty và của các đơn vị trực thuộc….Kiểm soát viên có quyền xem xét bất kỳ hồ sơ tài liệu nào của Công ty.
+ Các Phó Tổng Giám đốc: là ngƣời giúp việc cho Tổng Giám đốc, đƣợc Tổng Giám đốc ủy quyền khi đi vắng, chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Giám đốc và trƣớc pháp luật về các vấn đề đƣợc phân công và ủy quyền nhiệm vụ của mình.
+ Phòng Kinh doanh: Tham mƣu cho Tổng Giám đốc về các lĩnh vực kinh doanh, thị trƣờng: Điều tra, nghiên cứu thị trƣờng, nắm bắt nhu cầu phát triển kinh tế của vùng hậu phƣơng và nhu cầu của khách hàng. Đề xuất ký kết, theo dõi thực hiện và thanh lý các hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực bốc xếp, giao nhận, bảo quản hàng hóa.
+ Phòng Khai thác: Tham mƣu cho Tổng Giám đốc về công tác: Bố trí cầu bến, điều động cho các tàu ra vào Cảng, lập kế hoạch khai thác tổng thể và theo dõi hỗ trợ các đơn vị xếp dỡ thực hiện tốt các kế hoạch khai thác.
+ Phòng Kỹ thuật - Công nghệ: Tham mƣu cho Tổng Giám đốc về các lĩnh vực: Kỹ thuật cơ khí và công nghệ xếp dỡ, giúp cho công tác quản lý kỹ thuật các phƣơng tiện thiết bị, công cụ xếp dỡ, hệ thống điện hiện có tại Cảng đúng kỹ thuật, đạt tính an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và yêu cầu cơ giới hóa, hiện đại hóa ngày càng cao.
+ Phòng Kỹ thuật - Công trình: Tham mƣu cho Tổng Giám Đốc về các lĩnh vực: Quản lý việc đầu tƣ xây dựng và giám sát kỹ thuật các công trình xây dựng cơ bản, các công trình duy tu, bảo dƣỡng: cầu tàu, bến bãi, kho hàng. Theo dõi, đế xuất kế hoạch nạo vét bến, nạo vét luồng lạch trên các
33
tuyến luồng để đảm bảo công tác khai thác thuận lợi, an toàn, đạt hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Phòng Tài chinh - Kế toán: Tham mƣu cho Tổng Giám Đốc về công tác quản lý kinh tế tài chính: tổ chức, kiểm tra, tính toán, thống kê và quản lý việc sử dụng tài sản, vật tƣ, tiền vốn nhằm bảo đảm quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh, trên cơ sở tuân thủ các chế độ, nguyên tắc luật phát của Nhà nƣớc.
+ Phòng Kế hoạch - Đầu tƣ: Tham mƣu cho Tổng Giám đốc về các lĩnh vực: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Cảng và giao kế hoạch cho các đơn vị phụ thuộc trong Cảng.Tìm đối tác xây dựng và trình duyệt hợp đồng kinh tế về lĩnh vực đầu tƣ và sửa chữa. Kiểm tra, lập phƣơng án thanh lý tài sản. Tổ chức công tác thống kê, tổng kết, đánh giá, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh. Mua sắm, quản lý, cấp phát, bảo quản vật tƣ và số vật tƣ còn tồn đọng tại Cảng. Tổ chức mạng vi tính trong toàn Cảng.
+ Phòng Tổ chức - Tiền lƣơng: Tham mƣu cho Tổng Giám đốc về các mặt công tác Tổ chức bộ máy quản lý, xây dựng kế hoạch quy hoạch, đào tạo và tuyển dụng CBCNV, thanh tra, bảo vệ chính trị nội bộ, tổ chức quản lý lao động, phân phối tiền lƣơng, thƣởng đảm bảo tính hợp lý, đúng pháp luật. Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, công tác phòng cháy chữa cháy, bảo hộ lao động. Phổ biến triển khai thực hiện chính sách của Nhà nƣớc và của Cảng đối với CBCNV. Tổ chức công tác phòng chữa bệnh, theo dõi kiểm tra công tác vệ sinh trong Cảng.
+ Phòng Hành chính - Tổng hợp: Tham mƣu cho Tổng Giám đốc về công tác văn thƣ lƣu trữ, thi đua, tuyên truyền và công tác hành chính khác.
2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Phù hợp với phân cấp quản lý tài chính, Cảng Đà Nẵng đã tổ chức kế toán theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán, gồm bộ máy kế toán ở Văn
34
phòng Cảng và bộ máy kế toán ở Xí nghiệp thành viên.
a. Bộ máy kế toán ở Văn phòng Công ty
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Văn phòng Công ty
- Kế toán trƣởng:Là ngƣời chịu trách nhiệm quản lý chung công tác kế toán tại Cảng, giúp kế toán đề ra các kế hoạch tài chính, đảm bảo vốn cho Cảng. Kế toán trƣởng còn hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác kế toán tại các xí nghiệp trực thuộc. Ngoài ra, kế toán trƣởng còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế tài chính ở Cảng.
- Phó Phòng Kế toán kiêm kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm chỉ đạo nghiệp vụ hạch toán kế toán, kiểm tra tài chính, phân công theo dõi vật tƣ,
KẾ TOÁN TRƢỞNG Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán và theo dõi nợ phải trả Kế toán vật tƣ- TSCĐ Kế toán thuế Kế toán theo dõi doanh thu và nợ phải thu Kế toán thu cƣớc
Bộ phận kế toán ở các Xí nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc: XN Cảng Tiên Sa
35
TSCĐ, theo dõi và tổng hợp các số liệu vào bảng kê, bảng tổng hợp chi phí tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh của đơn vị, tổ chức lƣu trữ bảo quản chứng từ kế toán tại đơn vị...điều hành mọi công việc khi kế toán trƣởng đi vắng.
- Kế toán thu cƣớc: Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện giá cƣớc và đôn đốc khách hàng thanh toán tiền, theo dõi chi tiết từng khách hàng và các chứng từ thu chi tại đơn vị.
- Kế toán thanh toán, công nợ nội bộ và phải trả: quản lý chứng từ thanh toán cho cán bộ công nhân viên, khách hàng giao dịch với ngân hàng để xét duyệt thu chi séc, theo dõi các khoản phải thu, phải trả bao gồm cả xí nghiệp trực thuộc.
- Kế toán vật tƣ và tài sản cố định: Theo dõi về TSCĐ tại đơn vị, tình hình nhập xuất vật tƣ, theo dõi số dƣ, thẻ kho giúp cho thủ kho kiểm tra số lƣợng vật tƣ trong kho
- Kế toán thuế: kê khai thuế và làm việc với cơ quan thuế
- Kế toán theo dõi doanh thu nợ phải thu: lập hóa đơn và theo dõi khoản phải thu chi tiết theo từng khách hàng
Bộ máy kế toán tại các Xí nghiệp thành viên được khái quát như sau
Sơ đồ 2.3: Bộ máy kế toán tại Xí nghiệp thành viên
Trƣởng bộ phận Kế toán
Kế toán thanh toán, và chi phí
Kế toán thu cƣớc và doanh thu
Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng
Kế toán vật tƣ và thuế
36
Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong bộ máy kế toán này nhƣ sau: + Trƣởng bộ phận kế toán Xí nghiệp: Điều hành và chịu trách nhiệm chính về toàn bộ công tác kế toán tại Xí nghiệp.
+ Các kế toán phần hành: Chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến phần hành mình đảm nhận.
Cuối mỗi tháng, quý, kế toán các Xí nghiệp thành viên thực hiện in sổ Cái của tất cả các tài khoản để lƣu cùng với báo cáo tài chính tháng, quý.
Định kỳ hàng quý, bộ phận kế toán các Xí nghiệp thành viên sẽ lập báo cáo tài chính của Xí nghiệp gửi về Phòng Tài chính - Kế toán của Cảng
2.2. THỰC TRẠNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐÀ NẴNG
2.2.1. Báo cáo dự toán (kế hoạch)
a. Quy định và trình tự lập dự toán (kế hoạch) tại Cảng Đà Nẵng:
Hiện nay tại Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng đang sử dụng thuật ngữ lập kế hoạch để tiến hành lập dự toán và theo mô hình thông tin từ trên xuống nhƣ sau:
Vào quý 4 năm 2014, dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh năm 2014 đồng thời căn cứ vào điều kiện thực tế của thị trƣờng và dự đoán tốc độ tăng trƣởng của năm 2015 so với năm 2014, Phòng Kế hoạch - Đầu tƣ sẽ tham mƣu cho các thành viên trong Hội đồng quản trị và ban Giám đốc công ty về “kế hoạch, định hƣớng của Hội đồng quản trị”. Ban Giám đốc đánh giá tình hình kinh tế chung của thị trƣờng ở khu vực và những báo cáo của cấp dƣới để xem xét, chỉnh sửa các chỉ tiêu cho phù hợp. Sau đó, Hội Nghị hằng năm sẽ đƣợc biểu quyết thông qua “kế hoạch, định hƣớng của Hội đồng quản trị”. “Kế hoạch, định hƣớng của Hội đồng quản trị” sẽ đƣợc ghi lại rõ ràng trong “Báo cáo thƣờng niên năm 2014”
37
hoạch đầu tƣ lập “kế hoạch sản lƣợng, doanh thu, chi phí, lợi nhuận”. Có thể nói báo cáo này là nền tảng để xây dựng cáo báo cáo dự toán (kế hoạch) của Công ty.
Căn cứ vào báo cáo “kế hoạch sản lƣợng, doanh thu, chi phí, lợi nhuận” và các tài liệu cần thiết khác (sẽ đƣợc đề cập cụ thể trong nội dung từng báo cáo) các phòng ban đƣợc phân công lập các báo cáo dự toán theo yêu cầu của nhà quản trị.
b. Các báo cáo dự toán (kế hoạch) tại Cảng Đà Nẵng