MẪU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 35)

CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1.MẪU NGHIÊN CỨU

Dữ liệu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này đƣợc cung cấp bởi StoxPlus, một công ty chuyên thu thập và phân tích dữ liệu tài chính của các công ty ở Việt Nam. Nhằm tăng tính chính xác của nghiên cứu, mẫu đƣợc chọn bao gồm 566 doanh nghiệp niêm yết tại 2 sàn HOSE và HNX từ năm 2005 - 2014. Trong đó, mẫu không bao gồm các định chế tài chính (ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tƣ...). Việc không lựa chọn các doanh nghiệp tài chính là vì các doanh nghiệp này có những đặc điểm nội tại đặc thù, khác biệt lớn nhƣ: luôn có đòn bẩy cao, tài sản chính là các khoản cho vay, tiêu chuẩn hoạch toán sổ sách cũng khác so với những doanh nghiệp khác và yêu cầu về mặt quản lý đối với các định chế tài chính là khác biệt so với các ngành khác.

Bảng 2.1. Mô tả mẫu dữ liệu doanh nghiệp theo ngành

STT Tên ngành Số lƣợng Tỷ trọng

1 Công nghiệp 266 47.00%

2 Vật liệu cơ bản 91 16.08%

3 Hàng tiêu dùng 86 15.19%

4 Dịch vụ tiêu dùng 49 8.66%

5 Nhiệt điện – Thủy điện 30 5.30%

6 Kĩ thuật công nghệ 22 3.89%

7 Chăm sóc sức khỏe 17 3.00%

8 Dầu khí 5 0.88%

Tổng 566 100%

Qua bảng 2.1, doanh nghiệp niêm yết đủ điều kiện trong mẫu nghiên cứu tập trung phần lớn vào các doanh nghiệp trong các ngành nhƣ: Ngành công nghiệp với 266 doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn nhất 47.00% trong mẫu nghiên cứu, kế đến là ngành vật liệu cơ bản, ngành hàng tiêu dùng và ngành dịch vụ tiêu dùng với số lƣợng doanh nghiệp lần lƣợt là 91 doanh nghiệp (chiếm 16.08%), 86 doanh nghiệp (chiếm 15.19%) và 49 doanh nghiệp với tỷ trọng 8.66%. Các ngành khác có số lƣợng doanh nghiệp ít hơn: nhiệt điện – thủy điển (30 doanh nghiệp); kĩ thuật công nghệ (22 doanh nghiệp), chăm sóc sức khỏe (17 doanh nghiệp) và cuối cùng số lƣợng doanh nghiệp ít nhất thuộc ngành dầu khí (5 doanh nghiệp). Với cơ cấu doanh nghiệp và ngành nghề nhƣ vậy, có những ngành có cấu trúc vốn cao nhƣng ngành khác lại có cấu trúc vốn thấp và nó xảy ra cũng tƣơng tự nhƣ với khả năng sinh lợi. Tuy nhiên, khi xét cho toàn bộ mẫu nghiên cứu với 566 doanh nghiệp, nó cũng mang tính trung bình để đại diện cho cấu trúc vốn và khả năng sinh lợi.

Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2014 – giai đoạn nền kinh tế vĩ mô có nhiều biến đổi. Kinh tế Việt Nam đã có giai đoạn phát triển tƣơng đối ổn định trong giai đoạn từ 2005 đến trƣớc khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào năm 2008. Do tác động của cuộc khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam tăng trƣởng chậm, lạm phát leo thang, Ngân hàng Nhà nƣớc thực hiện chính sach thắt chặt tiền tệ, giá xăng dầu tăng… Năm năm sau khủng hoảng, mặc dù chính phủ đã đề ra các giải pháp nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô, tăng trƣởng kinh tế vẫn chƣa thể phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bất ổn khi lạm phát và lãi suất cho vay cao. Tóm lại, trong giai đoạn 2005-2014 nền kinh tế vĩ mô ở Việt Nam có những biến động đáng kể và ảnh hƣởng không nhỏ đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp. Vì vậy giai đoạn này là thời gian thích hợp để nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 35)