GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 41 - 46)

CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.4.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu đƣợc thảo luận ở phần trên cho thấy rằng cấu trúc vốn có ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, và ảnh hƣởng là khác nhau tùy thuộc vào tác động của các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn.

-Cấu trú vốn ủ o n n ệp vớ b ến đạ ện là tỷ số nợ (DA)

Phần lớn những nghiên cứu trƣớc đây cho thấy rằng cấu trúc vốn và khả năng sinh lợi của công ty có mối quan hệ ngƣợc chiều. Dù lý thuyết M&M (Modigliani & Miller (1963)) giải thích rằng sử dụng nhiều nợ vay sẽ có lợi cho công ty nhờ tác dụng của lá chắn thuế. Tuy nhiên, Jensen và Meckling (1976) và Jensen (1986) cũng chỉ ra rằng, nếu sử dụng nợ quá cao sẽ làm cho lợi ích của nợ vay vƣợt qua chi phí sử dụng nợ, bao gồm chi phí đại diện của nợ vay và rủi ro tài chính, và do đó, ảnh hƣởng tiêu cực đến khả năng sinh lợi. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2008 – 2009, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hƣởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (Ngân hàng Nhà

nƣớc (2010)), lạm phát và lãi suất cho vay tăng cao trong năm 2008. Dù sang năm 2009, lạm phát và lãi suất cho vay đã giảm đáng kể, nhƣng do đặc thù của thị trƣờng tiền tệ Việt Nam, việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay thƣờng có độ trễ khoảng 6 tháng, do đó, các doanh nghiệp nào vay nợ nhiều trong năm 2008, đặc biệt là nợ dài hạn, sẽ ảnh hƣởng khá nhiều đến chi phí lãi vay của năm 2009, và do đó sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng nhƣ khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Từ những phân tích ở trên, giả thuyết 1 đƣợc đề xuất nhƣ sau:

G ả t uyết 1: Cấu trúc vốn của doanh nghiệp với biến đại diện là tỷ số nợ (DA) sẽ tác động tiêu cực (-) đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

-Cấu trú vốn ủ o n n ệp vớ b ến đạ ện là tỷ số nợ n ắn

ạn (SDA)

Mahfuzah Salim và Raj Yadav (2012); Mohdammad Fawzi Shubita & Jaafer Maroof Alsawalhah (2012), Ths. Đoàn Ngọc Phúc (2012), Trần Thị Thùy Linh (2015), Đặng Thị Quỳnh Anh & Quách Thị Hải Yến (2014) khi nghiên cứu về các DN đã chỉ ra tỷ suất nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có quan hệ ngƣợc chiều với khả năng sinh lợi của DN. Chỉ số nợ ngắn hạn/ tổng tài sạn cho biết mức dộ sử dụng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp ít sử dụng nợ ngắn hạn, ngƣợc lại, chỉ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn có ƣu điểm là dễ huy động hơn, rủi ro lãi suất và tỷ giá ít hơn hoặc dễ dự đoán hơn so với nợ dài hạn. Đa số các doanh nghiệp thƣờng có nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn vì nợ ngắn hạn giúp cho một doanh nghiệp hoạt động trong thời gian khi các nguồn thu nhập tạm thời không đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ trƣớc khi ra quyết định tăng tỷ trọng vốn vay nợ ngắn hạn. Vì khi DN tăng tỷ trọng nợ ngắn hạn thì DN cũng tăng mức độ mạo hiểm và chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về doanh thu và lợi nhuận

theo chiều hƣớng giảm sút sẽ làm cho cán cân thanh toán mất thăng bằng, nguy cơ phá sản sẽ hiện thực. Nhƣ vậy, nếu tổng nợ tác động ngƣợc chiều đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp thì nợ ngắn hạn đóng vai trò chủ yếu. Vì vậy, tác giả đƣa ra giả thuyết thứ hai nhƣ sau:

G ả t uyết 2: Cấu trúc vốn của doanh nghiệp với biến đại diện là tỷ số nợ ngắn hạn (SDA) sẽ tác động tiêu cực (-) đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

-Cấu trú vốn ủ o n n ệp vớ b ến đạ ện là tỷ số nợ à ạn

(LDA)

Theo Abor (2005), sự gia tăng các khoản nợ dài hạn sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của doanh nghiệp do chi phí nợ dài hạn đắt hơn chi phí nợ ngắn hạn. Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản cho ta thấy đƣợc mức độ tài trợ bằng nợ dài hạn một cách thƣờng xuyên (qua đó thấy đƣợc rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu) qua việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn. Nếu tỷ lệ nợ dài hạn cao thì doanh nghiệp có thể hạn chế nghiêm trọng dòng tiền tƣơng lai và bóp nghẹt tăng trƣởng. Các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả Abor (2005), Mesquita và Lara (2003), Amjed (2007), Mahfuzah Salim và Raj Yadav (2012) cũng chỉ ra rằng tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản càng cao thì mức sinh lợi càng thấp. Giả thuyết thứ ba của tác giả đƣợc trình bày nhƣ sau:

G ả t uyết 3: Cấu trúc vốn của doanh nghiệp với biến đại diện là tỷ số nợ dài hạn (LDA) sẽ tác động tiêu cực (-) đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Bảng 2.3. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu Tên biến Mã hóa Phƣơng pháp đo lƣờng Kỳ vọng dấu Tác giả Tỷ số nợ DA Tổng nợ/ Tổng tài sản -

Mahfuzah Salim và Raj Yadav (2012); Mohdammad Fawzi Shubita & Jaafer Maroof Alsawalhah (2012), Ths. Đoàn Ngọc Phúc (2012), Trần Thị Thùy Linh (2015), Đặng Thị Quỳnh Anh & Quách Thị Hải Yến (2014)

Tỷ số nợ

ngắn hạn SDA

Nợ ngắn hạn/

Tổng tài sản -

Mahfuzah Salim và Raj Yadav (2012); Mohdammad Fawzi Shubita & Jaafer Maroof Alsawalhah (2012), Ths. Đoàn Ngọc Phúc (2012), Trần Thị Thùy Linh (2015), Đặng Thị Quỳnh Anh & Quách Thị Hải Yến (2014) Tỷ số nợ dài hạn LDA Nợ dài hạn/ Tổng tài sản - Abor (2005), Mesquita và Lara (2003), Amjed (2007), Mahfuzah Salim và Raj Yadav (2012); Ahmad, Abdulla và Roslan (2012)

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở nền tảng lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nƣớc liên quan đến cấu trúc vốn và khả năng sinh lợi của DN ở chƣơng 1, trong chƣơng này tác giả đã lựa chọn mẫu nghiên cứu và xây dựng các biến nghiên cứu. Sau đó thiết kế mô hình nghiên cứu một cách cụ thể nhất bao gồm từ việc thu thập dữ liệu đại diện cho các biến độc lập, biến phụ thuộc, biến kiểm soát, đến xây dựng mô hình hồi quy giữa các biến đó.

Cuối cùng, dựa vào các lý thuyết và các công trình nghiên cứu đã liệt kê, tác giả đã đề xuất các giả thuyết nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 41 - 46)