XÂY DỰNG CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35 - 40)

CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2.XÂY DỰNG CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU

Mô hình định lƣợng đƣợc xây dựng nhằm tìm ra mối quan hệ thực sự giữa nhân tố cấu trúc vốn (là biến độc lập) với khả năng sinh lợi (là biến phụ thuộc) dựa trên những tiêu chuẩn kiểm định nhất định.

2.2.1. Cấu trúc vốn

Dựa trên cơ sở lý thuyết cũng nhƣ những nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây, tác giả sử dụng cấu trúc vốn là biến độc lập. Cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phƣơng pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phƣơng tiện vật chất và hoạt động kinh doanh. Cấu trúc vốn đề cập tới cách thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính thông qua các phƣơng án kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái phiếu và đi vay. Cấu trúc vốn tối ƣu là phƣơng án, theo đó, doanh nghiệp có chi phí vốn nhỏ nhất và có giá cổ phiếu cao nhất. Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu đƣợc từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh.

Tƣơng tự nhƣ các nghiên cứu trƣớc đây của Abor (2005 và 2007); Ebaid (2009), Ahmed et Al (2012); Zeitun & Tian (2007); Pratheepkanth (2011), tác giả sử dụng ba chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lƣờng cấu trúc vốn là tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản.

Tỷ số nợ trên tổng tài sản (DA) đo lƣờng mức độ sử dụng nợ của công ty để tài trợ cho tổng tài sản. Điều này có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện tại của công ty đƣợc tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ phải trả.

Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợ Giá trị tổng tài sản

Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA) đo lƣờng mức độ sử dụng nợ ngắn hạn của công ty để tài trợ cho tổng tài sản. Điều này có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện tại của công ty đƣợc tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ ngắn hạn.

Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản = Nợ ngắn hạn Giá trị tổng tài sản

Tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA) đo lƣờng mức độ sử dụng nợ dài hạn của công ty để tài trợ cho tổng tài sản. Điều này có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện tại của công ty đƣợc tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ dài hạn.

Tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản = Nợ dài hạn Giá trị tổng tài sản

Các chỉ tiêu trên thể hiện mức độ mà các công ty tài trợ tài sản của họ bằng nợ và nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn tƣơng ứng. Trong đó, tổng nợ gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Trên thực tế, một số công ty không sử dụng nợ dài hạn trong cấu trúc vốn. Vì vậy, để đảm bảo rằng ít nhất một tỷ lệ đòn bẩy có thể đƣợc tính cho mỗi công ty niêm yết, tỷ lệ đòn bẩy đã đƣợc chia theo cách này. Nó cũng có nghĩa là cho mỗi công ty không sử dụng nợ dài hạn, tổng nợ chỉ bao gồm nợ ngắn hạn. Tất cả các chỉ tiêu trên đƣợc xác định vào thời điểm cuối năm của năm đang đƣợc tính.

2.2.2. Khả năn s n lợi

Một số tác giả nhƣ Abor (2005); A mjed, S (2007), Gill và các cộng sự của ông (2011), Suleiman M.Abbadi and Nour Abu-Rub (2012), Mahfuzah Salim và Raj Yadav (2012), Ths. Đoàn Ngọc Phúc (2014), Zeitun và Tian

(2007) đã sử dụng ROA và ROE để đại diện cho khả năng sinh lợi trong các nghiên cứu của họ.

Biến ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, biến ROA cho biết bình quân cứ một đồng tài sản đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tƣơng tự, biến ROE cho biết số lợi nhuận đƣợc thu về cho các chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi họ đầu tƣ một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh.

Nghiên cứu này xem biến ROA và ROE là biến phụ thuộc và đƣợc sử dụng để đo lƣờng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Mặc dù trong lý thuyết, chúng không phải là biến duy nhất để đo lƣờng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, ROA và ROE đƣợc chọn vì chúng quan trọng trên cơ sở kế toán và đƣợc chấp nhận rộng rãi nhƣ là công cụ để đo lƣờng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. ROA và ROE có thể đƣợc xem nhƣ một công cụ để đo lƣờng hiệu quả quản lý, sử dụng tất cả các tài sản của doanh nghiệp từ các nguồn tài chính.

Tác giả sử dụng cách đo lƣờng chỉ tiêu ROA trong nghiên cứu này nhƣ sau:

ROA = lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của công ty đƣợc tính vào thời điểm cuối năm của năm đang đƣợc tính (Abor (2005); A mjed, S (2007); Suleiman M.Abbadi và Nour Abu-Rub (2012)).

ROE = lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty đƣợc tính vào thời điểm cuối năm của năm đang đƣợc tính (Abor, (2005); A mjed, S (2007)).

2.2.3. Biến kiểm soát

Các nghiên cứu trƣớc đây trên thế giới cho thấy rằng một số nhân tố đặc thù công ty có khả năng ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi và có quan hệ tƣơng

quan tiềm tàng với các biến cấu trúc vốn (ví dụ, Mohammad Fawzi Shubita & Jaafer Maroof Alsawalhah (2012); Mahfusah Salim & Raj Yadav (2012); NCS. Đàm Thanh Tú (2015)). Để loại bỏ tác động chi phối của những biến đặc thù công ty đến quan hệ giữa khả năng sinh lợi và cấu trúc vốn, tác giả kiểm soát trong mô hình hồi quy những biến đặc thù công ty nhằm tách rời ảnh hƣởng ròng của biến cấu trúc vốn đến khả năng sinh lợi. Các biến kiểm soát đặc thù công ty bao gồm:

Quy mô ủ ôn ty (S ze):

Quy mô của công ty có thể đƣợc hiểu là quy mô nguồn vốn, quy mô tài sản, quy mô mạng lƣới tiêu thụ …Quy mô công ty đƣợc đo lƣờng bằng giá trị logarit của tổng tài sản của công ty đƣợc tính vào thời điểm cuối năm của năm đang đƣợc tính (Abor (2005); Gansuwan & Onel (2012); Tariku (2012); Zeitun & Tian (2007)).

Tố độ tăn trƣởn (Growth):

Biến tốc độ tăng trƣởng, có thể đại diện bằng tốc độ tăng trƣởng doanh thu hoặc tăng trƣởng tài sản năm sau so với năm trƣớc. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng tốc độ tăng trƣởng doanh thu để đại diện biến tốc độ tăng trƣởng (Amjed (2007); Abor (2005); Gill và các cộng sự của ông (2011)).

Tín t n oản (Liquidity):

Tính thanh khoản là hệ số giữa tiền, tƣơng đƣơng tiền và tổng tài sản của công ty đƣợc tính vào thời điểm cuối năm của năm đang đƣợc tính (Majumdar & Chhibber (1999)).

Tài sản cố định hữu hình (Tang)

Biến cấu trúc tài sản đƣợc đo lƣờng bằng tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản của DN đƣợc tính vào thời điểm cuối năm của năm đang đƣợc tính (Sudiyatno và các cộng sự (2012); Rajhans và cộng sự (2013); Farooq và cộng sự (2016)).

Để hạn chế ảnh hƣởng của những quan sát ngoại vi (Outliers), tác giả biến đổi hoặc loại bỏ các quan sát nhỏ hơn phân vị 1% và lớn hơn phân vị 99% trong phân phối mẫu của mỗi biến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.2. Bảng đo lường các biến

Mã b ến Mô tả Tá ả

BIẾN ĐO LƢỜNG CẤU TRÚC VỐN

DA Tỷ số nợ = Tổng nợ/ Tổng tài sản

Abor (2005 và 2007); Ebaid (2009), Ahmed et Al (2012); Zeitun & Tian

(2007); Pratheepkanth (2011)

SDA Tỷ số nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn/ Tổng tài sản

Abor (2005 và 2007); Ebaid (2009), Ahmed et Al (2012); Zeitun & Tian

(2007); Pratheepkanth (2011)

LDA Tỷ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn/ Tổng tài sản

Abor (2005); Ebaid (2009), Ahmed et Al (2012); Zeitun & Tian (2007); Pratheepkanth (2011); Yadav (2012);

BIẾN ĐO LƢỜNG KHẢ NĂNG SINH LỢI

ROA

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = Lợi nhuận

sau thuế/ Tổng tài sản

Abor (2005); A mjed, S (2007), Gill và các cộng sự của ông (2011), Suleiman

M.Abbadi and Nour Abu-Rub (2012)

ROE

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ

sở hữu

Abor (2005); A mjed, S (2007)

BIẾN KIỂM SOÁT

Size Quy mô công ty =

Mã b ến Mô tả Tá ả Growth Tốc độ tăng trƣởng = ( – ) /

Amjed (2007); Abor (2005); Gill và các cộng sự của ông (2011)

Liquidity

Tính thanh khoản = Tiền, tƣơng đƣơng tiền / Tổng

tài sản

Majumdar & Chhibber, (1999)

Tang Tài sản cố định hữu hình = Tài sản cố định hữu hình/ Tổng tài sản Sudiyatno và các cộng sự (2012); Rajhans và cộng sự (2013); Farooq và cộng sự (2016) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35 - 40)