7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3. TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SAI PHẠM TRỌNG
TRỌNG YẾU TRÊN BCTC TỪ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
Dựa vào các kết quả nghiên cứu trƣớc đây về sai phạm trọng yếu trên BCTC, các nhân tố ảnh hƣởng đƣợc chia vào các nhóm yếu tố thuộc tam giác gian lận nhƣ sau:
1.3.1. N óm yếu tố Áp lực
Áp lực dƣới những tác động từ cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tạo ra động cơ để thực hiện hành vi gian lận gây ra những sai phạm trọng yếu trên BCTC. Áp lực càng lớn động cơ càng cao gây ra sai phạm.
Các nhân tố kinh tế có thể đƣợc phân loại vào nhóm các yếu tố áp lực kinh tế, cụ thể nhân tố “Đòn bẩy nợ” (Person, 1995; Spathis, 2002; Lou &
Wang, 2009; Amara, 2013; Hawariah, 2014; Trần Thị Giang Tân, 2014) càng cao gây ra áp lực cho các nhà quản lý cố gắng điều chỉnh giảm Đòn bẩy nợ để tăng khả năng vay nợ.
Vòng quay vốn (Person, 1995; Hawariah, 2014) biểu thị khả năng tạo ra
doanh thu từ tài sản, do đó, khi tốc độ vòng quay vốn thấp, doanh nghiệp có thể bị đánh giá là hoạt động không hiệu quả hoặc ngƣời quản lý làm việc không thực sự tốt, do đó, dƣới áp lực này, nhà quản lý sẽ có thể điều chỉnh BCTC nhằm làm tăng tốc độ vòng quay vốn.
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) (Amara, 2013) cũng gây ra áp lực
khiến các sai phạm trọng yếu trên BCTC xuất hiện, nhất là những công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán khi mà các nhà đầu từ bên ngoài và ngân hàng dựa vào chỉ tiêu ROA để đánh giá về công ty và đi đến quyết định có đầu tƣ hay cho vay hay không. Hơn nữa, ROA còn sử dụng để đánh giá năng lực của nhà quản lý và phần thƣởng dành cho họ.
Ngoài ra, các nhân tố gây ra áp lực về tài chính trong việc tự chủ về tài chính cũng nhƣ nâng cao khả năng huy động vốn nhƣ Tỷ lệ tự tài trợ, nhu cầu
huy động vốn, tốc độ tăng trưởng tài sản (Skousen và cộng sự, 2008) cũng dễ
dẫn đến áp lực phải gian lận BCTC.
1.3.2. N óm yếu tố Cơ ộ
Cơ hội tạo điều kiện tiếp cận thông tin, tài sản, nợ phải trả, thôi thúc động cơ xảy ra sai phạm trọng yếu. Khi cơ hội đến, những hành vi sai phạm dễ dàng đƣợc nghĩ tới, nung nấu và thực hiện để mang lại lợi ích cho cá nhân, một nhóm cá nhân hay cho cả thực thể.
Theo các nghiên cứu trƣớc, quy mô công ty kiểm toán (Skousen, 2008; Amara, 2013; Trần Thị Giang Tân, 2014) là nhân tố thuộc nhóm “cơ hội” để thực hiện hành vi gian lận. Đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh nhƣ hiện nay, công ty kiểm toán độc lập không phải là công ty kiểm toán lớn thƣờng ít có khả năng cạnh tranh hơn nên có xu hƣớng cố gắng làm hài lòng khách hàng, dẫn đến khả năng báo cáo kiểm toán có tác động từ bên ngoài. Hơn nữa, công ty kiểm toán nhỏ thƣờng có nhiều hạn chế về chất lƣợng kiểm toán hơn so với công ty lớn. Điều này vô hình chung tạo thành cơ hội cho việc xảy ra sai phạm trọng yếu trên BCTC của doanh nghiệp.
Tỷ trọng hàng tồn kho trong tài sản (Person, 1995; Spathis, 2012;
Hawariah, 2014; Trần Thị Giang Tân, 2014), trong đo số liệu về hàng tồn kho đƣợc đo lƣờng sau khi đã trừ đi khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, đây là chỉ tiêu liên quan đến ƣớc tính kế toán về thiết lập khoản dự phòng. Tuy nhiên các ƣớc tính kế toán thƣờng mang tính xét đoán một cách chủ quan, do đó các kiểm toán sẽ khó phát hiện ra các sai phạm này hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp thƣờng lợi dụng các khoản mục dự phòng để thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn.
Tỷ lệ quyền sở hữu của nhà quản lý (Skousen và cộng sự, 2008) liên
quan đến vấn đề quản trị công ty, phản ảnh mức độ chi phối quyền điều hành và tập trung quyền lực vì mục tiêu lợi nhuận của ngƣời chủ sở hữu. Khi tỷ lệ
quyền sở hữu của nhà quản lý càng cao thì quyền lực càng đƣợc tập trung nhiều, dẫn đến cơ hội thực hiện các sai phạm trọng yếu ngày càng lớn.
Ngoài ra, Hội đồng quản trị độc lập với Ban Giám đốc, Bất kiêm nhiệm
Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc (Beasley, 1996; Skousen, 2009) là nhân tố
“cơ hội” đối với sai phạm trọng yếu trên BCTC.Khi ngƣời quản lý cũng là cổ đông họ sẽ lạm dụng quyền ra quyết định và lợi thế tiếp cậnthông tin để đƣa ra các quyết định có lợi cho họ nhƣng gây bất lợi cho cổ đông không tham gia quản lý. Điều này dẫn đến hành sai phạm BCTC để che đậy những việc làm bất chính của những ngƣời quản lý.
1.3.3. N óm yếu tố T á độ và sự b ện ộ
“Cá tính” của mỗi đối tƣợng nói lên phần nào phẩm chất và thái độ của đối tƣợng đó đối với hành vi của mình. Đồng thời, đối tƣợng thƣờng có xu hƣớng “tự huyễn hoặc” để biện minh cho hành động của mình dù cho hành động đó gây ra sai phạm trọng yếu trên BCTC.
Theo Lou & Wang (2009) và Trần Thị Giang Tân (2014), tiền sử BCTC có sai phạm trọng yếu có mối liên quan với sai phạm trọng yếu trên BCTC năm hiện hành. Khi một doanh nghiệp đã từng thực hiện sai phạm thì lúc đó, công ty đó sẽ tin vào “khả năng” gian lận thêm những lần tiếp theo và tự biện hộ cho hành vi của mình là “bình thƣờng”. Ngoài ra, khi một doanh nghiệp thay đổi công ty kiểm toán (Loebbecke & cộng sự, 1989; Skousen & cộng sự, 2008) thì nguy cơ BCTC có sai phạm trọng yếu là cao hơn. Khi công
ty nhận đƣợc ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần có nhiều khả năng công ty sẽ thay đổi kiểm toán viên của họ. Nói cách khác, các công ty có sai phạm trọng yếu trong BCTC có nhiều khả năng thay đổi kiểm toán viên của họ. Khi thay đổi kiểm toán viên, doanh nghiệp sẽ có cơ hội che dấu sai phạm và tự cho rằng kiểm toán viên mới khó có thể nắm bắt và phát hiện ra.
1.3.4. Yếu tố á
Ngoài những yếu tố kể trên, những nhân tố khác cũng có thể giải thích việc BCTC có sai phạm trọng yếu. Có thể kể đến đó là Quy mô công ty, theo
nghiên cứu của Person (1995), có mối tƣơng quan với sai phạm trọng yếu trên BCTC. Mục tiêu và chiến lƣợc phát triển của công ty phụ thuộc vào quy mô, do đó, để phục vụ các mục đích cụ thể nhƣ là thu hút đầu tƣ hay mở rộng thị phần, BCTC của công ty có thể xảy ra các sai phạm trọng yếu.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng này đƣa ra các định nghĩa và phân loại các sai phạm trên BCTC và các lý thuyết giải thích hành vi gây ra sai phạm. Trong lý thuyết giải thích hành vi gian lận, đề tài tập trung vào lý thuyết Tam giác gian lận với các nhân tố thuộc Áp lực, Cơ hội và Thái độ/ sự biện hộ, từ đó đƣa ra các mối liên hệ với hành vi gian lận. Tiếp theo, đề tài đƣa ra cái nhìn tổng quan về lý thuyết đại diện và các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây có liên quan đến đề tài, từ đó làm nền tảng để lựa chọn các biến độc lập trong nghiên cứu này. Tóm lại, chƣơng 1 đƣa ra một bức tranh tổng quát về sai phạm trọng yếu cũng nhƣ các nghiên cứu trƣớc đây về các yếu tố thuộc Tam giác gian lận ảnh hƣởng đến việc đánh giá sai phạm trọng yếu. Trên cơ sở đó, đề tài tiến hành nghiên cứu tại Việt Nam để xác định yếu tố nào thuộc Tam giác gian lận có ảnh hƣởng đến các sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Theo lý thuyết “tam giác gian lận” hành vi gian lận đƣợc gây ra bởi áp lực, cơ hội, thái độ và sự biện hộ. Đề tài nghiên cứu ảnh hƣởng của các nhân tố thuộc tam giác gian lận đến các sai phạm trọng yếu trên BCTC của đơn vị thông qua việc kiểm định các giả thuyết sau:
2.1.1. N óm yếu tố áp lự
Khởi nguồn của việc thực hiện hành vi gian lận là do ngƣời thực hiện gian lận phải chịu nhiều áp lực từ nhiều phía. Áp lực đó có thể là áp lực tài chính hoặc cũng có thể là áp lực từ bên thứ 3 có liên quan đến việc sử dụng BCTC của công ty.
Áp lực tài chính
Tố độ tăng trƣởng tà sản bìn quân (ACHANGE)
Nghiên cứu trƣớc đây của Loebbecke và cộng sự (1989) chỉ ra rằng nếu một công ty đang trong giai đoạn tăng trƣởng, thƣờng có tham vọng nhận đƣợc nguồn đầu tƣ lớn nhất với chi phí huy động thấp nhất. Stice (1991) cho rằng sự tăng trƣởng có liên quan tới những xung đột về lợi ích giữa ban điều hành và ngƣời chủ sở hữu từ đó gây ra hệ lụy đến tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và báo cáo tài chính có thể tồn tại sai phạm.
Sự tăng trƣởng nhanh chóng là một yếu tố nguy cơ đáng kể gây ra áp lực trong khả năng báo cáo gian lận nhằm mục tiêu đảm bảo các chỉ tiêu tài chính ảnh hƣởng lớn đến quyết định đầu tƣ vốn nhƣ lợi nhuận, lãi cơ bản trên cổ phiếu… vẫn có sự gia tăng đều đặn để thu hút các đầu tƣ mới, giữ chân khách hàng, và “trấn an” các tổ chức mà doanh nghiệp có các khoản vay nhƣ các tổ chức tín dụng, ngân hàng, nhà cung cấp. Ngoài ra, kết quả kinh doanh hằng năm của công ty có sự gia tăng đều đặn cũng là một “điểm cộng” rất cao
trong hồ sơ năng lực và ảnh hƣởng lớn đến sự thăng tiến nghề nghiệp cũng nhƣ lợi ích mà nó đem lại cho Ban Giám đốc. Nhƣ vậy, trong giai đoạn tăng trƣởng doanh nghiệp có xu hƣớng làm tăng lợi nhuận so với thực tế hay nói cách khác là khai khống có khả năng xảy ra cao hơn. Để kiểm định cho lập luận trên, giả thuyết đƣa ra là:
H1a: Những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân qua 2 năm càng cao thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai khống lợi nhuận càng cao.
H1b: Những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân qua 2 năm càng cao thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai thiếu lợi nhuận càng thấp.
Vòng qu y vốn (SATA)
Theo Person (1995), vòng quay vốn đại diện cho sức mạnh tạo ra doanh số bán hàng, đồng thời cũng là thƣớc đo khả năng lãnh đạo của ban giám đốc. Dƣới áp lực cạnh tranh khốc liệt của thị trƣờng, khả năng sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp để tạo ra doanh thu nói lên tiềm lực tài chính và việc tận dụng hiệu quả tài sản trong hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và tầm nhìn, chiến lƣợc cũng nhƣ khả năng lãnh đạo của nhà quản lý, do đó vô hình dung gây ra một áp lực lên không chỉ cá nhân nhà quản lý mà còn gây ra áp lực đến toàn công ty, điều này dễ dàng dần đến việc điều chỉnh BCTC sao cho chỉ tiêu này tốt lên dù cho công ty trong thời điểm đó không đạt đƣợc các mục tiêu về doanh thu. Một trong số những cách điều chỉnh lợi nhuận là việc khai khống doanh thu để nâng chỉ tiêu vòng quay vốn tăng lên, lúc này BCTC của công ty đã tồn tại sai phạm trọng yếu. Hành vi này thƣờng xuất hiện ở các công ty có tỷ lệ doanh thu trên tài sản thấp. Do đó, giả thuyết đặt ra là:
H2a: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có vòng quay vốn càng chậm thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai khống lợi
nhuận càng cao.
H2b: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có vòng quay vốn càng chậm thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai thiếu lợi nhuận càng thấp.
Tỷ suất s n lờ trên tà sản (ROA)
Lý thuyết đại diện có thể giải thích cho mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và sai phạm trọng yếu trên BCTC. Thông thƣờng, ROA đƣợc xem nhƣ là một chỉ tiêu đánh giá năng lực của ban quản lý, từ đó, ban quản lý sẽ nhận đƣợc những phần thƣởng về hiện vật hay sự thăng tiến nghề nghiệp. Khi công ty đang trong giai đoạn tăng trƣởng, chủ sở hữu kỳ vọng khả năng sinh lời cũng phải có cùng xu hƣớng đó. Điều này gây ra áp lực lên nhà quản lý phải làm sao để tăng ROA đúng nhƣ mong đợi. Lúc này, mâu thuẫn về lợi ích giữa ngƣời đại diện và chủ sở hữu công ty xuất hiện. Trong điều kiện cạnh tranh dƣới áp lực của thị trƣờng bên ngoài từ nhà đầu tƣ, đối thủ cạnh tranh và áp lực từ bên trong, khi ROA thấp, nhà quản lý có thể sẽ điều chỉnh BCTC bằng cách khai khống lợi nhuận theo chiều hƣớng tốt hơn so với thực tế để làm cho ROA tăng lên nhƣ mong đợi.
H3a: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA) càng thấp thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai khống lợi nhuận càng cao.
H3b: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA) càng thấp thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai thiếu lợi nhuận càng thấp.
Áp lực từ bên ngoài doanh nghiệp
Đòn ân nợ (LEV)
Nhiều nghiên cứu trƣớc đây đã xem xét mối quan hệ giữa đòn cân nợ và sai phạm trọng yếu nhƣ Person (1995), Spathis (2002), Ujal và cộng sự
(2012), hay Amara và cộng sự (2013), đều cho kết quả tƣơng tự nhau: các công ty có đòn cân nợ càng cao càng có khả năng sai phạm trọng yếu trên BCTC. Đòn cân nợ chỉ ra tỷ lệ các tài sản đƣợc tài trợ bằng nợ, do đó, chỉ tiêu này có thể đƣợc xem nhƣ một cách xác định rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
Một khi có mức vay nợ lớn, các công ty sẽ phải chịu áp lực thanh toán rất lớn, đồng thời khả năng huy động thêm vốn từ một bên thứ ba khác nhƣ ngân hàng… sẽ bị hạn chế. Một đòn cân nợ cao có tƣơng quan chặt chẽ với khả năng thanh toán đƣợc nợ, do đó, các đối tƣợng bên ngoài có liên quan đến công ty khi sử dụng BCTC sẽ xem xét chỉ tiêu này cùng với xu hƣớng lợi nhuận của đơn vị nhƣ là một “bảo đảm” cho mức độ an toàn của khoản tiền mà họ đã đầu tƣ hoặc cho vay. Điều này gây ra áp lực dẫn đến khả năng BCTC của công ty xảy ra sai phạm bằng cách khai khống lợi nhuận là rất lớn. Điều này dẫn đến phát triển các giả thuyết sau đây:
H4a: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có đòn cân nợ càng cao, thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai khống lợi nhuận càng cao.
H4a: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có đòn cân nợ càng cao, thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai thiếu lợi nhuận càng thấp.
Tìn trạng lợ n uận ở năm trƣớ (LOSS)
Áp lực tài chính có thể xuất hiện do doanh nghiệp bị thua lỗ (Lou & Wang, 2009). Đối với một doanh nghiệp với tình hình kinh doanh năm trƣớc liền kề bị thua lỗ, nhà quản lý sẽ phải chịu áp lực giải trình về khả năng kinh doanh và quản lý của mình trƣớc HĐQT. Áp lực này tăng lên ở năm tài chính tiếp theo, lúc này, xu hƣớng của các nhà quản trị sẽ phải làm sao để kết quả kinh doanh có lãi hoặc phát triển theo chiều hƣớng tốt hơn, nhằm đảm bảo sự
tín nhiệm của HĐQT và khả năng thăng tiến của nhà quản lý. Áp lực này dẫn đến động cơ này gây ra khả năng khai khống lợi nhuận làm xảy ra sai phạm trọng yếu trên BCTC. Do đó, giả thuyết thứ 5 là:
H5a: Công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có tình hình kinh doanh bị thua lỗ năm trước thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai