CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnhhưởng của các nhân tố tam giác gian lận đến sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 49)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4. CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU

Mẫu nghiên cứu gồm các công ty niêm yết trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM và Hà Nội năm 2015 (không bao gồm các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tƣ, các ngân hàng và công ty bảo hiểm). Mẫu gồm 100 công ty đƣợc chia đều cho 2 sàn giao dịch (không kể sàn upcom). Cỡ mẫu đáp ứng yêu cầu lớn hơn 5 lần số biến độc lập trong mô hình (11x5=55). Các công ty đƣợc chọn ngẫu nhiên từ 2 sàn giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, nếu công ty có BCTC với ý kiến kiểm toán không thuộc loại chấp nhận toàn phần sẽ bị loại ra khỏi mẫu vì nếu BCTC không thuộc loại chấp nhận toàn phần thì % chênh lệnh lợi nhuận trên BCTC trƣớc và sau kiểm toán không phản ánh đúng mức độ sai phạm.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng này tập trung vào việc xây dựng các giả thuyết nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu: Các nhân tố nào thuộc tam giác gian lận ảnh hƣởng đến sai phạm trọng yếu trên BCTC? Có 11 biến độc lập đƣợc khảo sát trong nghiên cứu này bao gồm tốc độ tăng trƣởng tài sản bình quân, vòng quay vốn, tỷ suất sinh lời trên tài sản, đòn cân nợ, tình trạng lợi nhuận ở năm trƣớc, sở hữu nhà nƣớc, mức độ độc lập của Hội đồng quản trị, loại công ty kiểm toán, thay đổi công ty kiểm toán, tiền sử BCTC có sai phạm trọng yếu, quy mô doanh nghiệp. Hầu hết các biến đƣợc đo lƣờng dựa trên các nghiên cứu trƣớc đƣợc đề cập ở chƣơng trƣớc. Trong chƣơng này, đề tài cũng đƣa ra các đo lƣờng cho các biến phụ thuộc và độc lập cũng nhƣ chỉ ra cách chọn mẫu để thực hiện phân tích và đƣa ra kết quả ở chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

Kết quả thống kê mô tả của biến phụ thuộc Fraud đƣợc trình bày ở bảng 3.1 dƣới đây:

Bảng 3.1 . Thống kê mô tả của Sai phạm trọng yếu

Chênh lệch lợi nhuận <5% 5%-10% >10% Tổng Không có sai phạm Count 38 0 0 38 Col% 100% 0% 0% 38% Row% 100% 0% 0% 100% Sai phạm theo hƣớng khai khống Count 0 14 20 34 Col% 0% 53.85% 55.56% 34% Row% 0% 41.67% 58.33% 100% Sai phạm theo hƣớng khai thiếu Count 0 12 16 28 Col% 0% 46.15% 44.44% 28% Row% 0% 42.87% 57.13% 100% Tổng Count 38 26 36 100 Col% 100% 100% 100% 100% Row% 38% 26% 36% 100%

Dựa vào kết quả bảng 3.1, có thể thấy rằng trên 100 mẫu quan sát là các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có 38 công ty có chênh lệch lợi nhuận trƣớc và sau kiểm toán nhỏ hơn 5% hay có thể nói rằng có 38% công ty không có sai phạm trọng yếu trên BCTC. Tuy nhiên có đến 26 công ty có chênh lệch lợi nhuận từ 5% đến 10%, mức chênh lệch đƣợc cho là có khả năng rất cao xảy ra sai phạm trọng yếu trên BCTC, chiếm 26% trên mẫu quan sát. Trong 26 công ty có chênh lệch nằm trong phạm vi từ 5% đến 10% thì có

đến 14 công ty sai phạm theo hƣớng khai khống và 12 công ty sai phạm theo hƣớng khai thiếu chiếm lần lƣợt 53.85% và 46.15%.

Với chênh lệch lợi nhuận thuần trƣớc và sau kiểm toán lớn hơn 10%, theo “Rules of thumb” thì sai phạm đƣợc xem là chắc chắc trọng yếu có đến 36 công ty, trong đó, có 20 công ty sai phạm theo hƣớng khai khống chiếm 55.56% và 16 công ty sai phạm theo hƣớng khai thiếu chiếm 44.46%. Điển hình có những công ty khai khống lợi nhuận lến đến hơn 100%, thậm chí là vài trăm phần trăm nhƣ B82, HVX, SDC, LHG, cho thấy khả năng BCTC sai phạm trọng yếu không những chắc chắn xảy ra mà còn thay đổi ở mức rất cao.

Ngoài ra, trong số 34 công ty có sai phạm theo hƣớng khai khống thì có đến 58.33% công ty chắc chắc có sai phạm trọng yếu, cũng ở mức cao nhƣ vậy là 57.13% công ty nằm trong nhóm sai phạm theo hƣớng khai thiếu chắc chắn có BCTC sai phạm trọng yếu.

Thật vậy, trong mẫu quan sát, không những có những đối tƣợng là chênh lệch cùng chiều, tức là doanh nghiệp có lãi nhƣng chƣa cao nên khai tăng lên hoặc có lãi nhƣng lại khai giảm đi một chút nhƣng không biến thành lỗ, mà còn có những đối tƣợng sai phạm BCTC theo kiểu thay đổi hoàn toàn bản chất của lợi nhuận từ lãi thành lỗ và từ lỗ thành có lãi. Điển hình trong mẫu thống kê là DTA, trƣớc kiểm toán doanh nghiệp bị lỗ nhƣng sau kiểm toán lại có lãi thậm chí phần tram chênh lệch trƣớc và sau kiểm toán lên đến hơn 116%, tƣơng tự là các công ty nhƣ ASP, MEC, DZM, NDF.

Nhìn vào tổng thể các mẫu quan sát có thể thấy, số lƣợng các công ty có sai phạm khai khống khá cao chiếm 34% tổng số quan sát, theo sau là 28% BCTC có sai phạm theo hƣớng khai thiếu. Có thể nói rằng, có nhiều hơn các công ty niêm yết trên TTCK khai khống hơn so với số công ty lựa chọn khai thiếu. Dù mục đích tiến tới quyết định sai phạm có thể là khác nhau nhƣng

chung quy vẫn là các sai phạm có tính chất trọng yếu gây ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng BCTC và việc sử dụng BCTC của các đối tƣợng bên ngoài công ty có liên quan.

Tiếp theo là kết quả thống kê mô tả của biến phụ thuộc và các biến định tính độc lập đƣợc trình bày ở bảng 3.2 dƣới đây.

Bảng 3.2. Thống kê mô tả giữa biến phụ thuộc và biến độc lập định tính

Tình trạng lợi nhuận

Loại công ty kiểm toán

Thay đổi công ty kiểm toán Tiền sử BCTC có sai phạm trọng yếu Không bị lỗ trong năm trƣớc Lỗ trong năm trƣớc Không thuộc nhóm Big4 Thuộc nhóm Big4 Không thay đổi công ty kiểm toán Thay đổi công ty kiểm toán Không có gian lận năm trƣớc Có gian lận năm trƣớc Total 63 37 56 44 44 56 42 58 % 63% 37% 56% 44% 44% 56% 42% 58%

Từ kết quả ở bảng 3.2, số công ty có tình trạng lợi nhuận năm trƣớc không bị lỗ có số lƣợng khá cao (63%) gần gấp 2 lần so với số các công ty rơi vào tình trạng thua lỗ (37%). Tuy nhiên, số lƣợng các công ty bị lỗ ở năm trƣớc cũng không phải là một con số nhỏ chiếm đến 37/100 công ty.

Tiếp đến, các công ty trong mẫu đƣợc kiểm toán bởi những công ty kiểm toán thuộc Big4 và không thuộc nhóm Big4 có số lƣợng khá tƣơng đồng nhau. Cụ thể, có 44 công ty đƣợc kiểm toán bởi Big4 và có 56 công ty lựa chọn các công ty kiểm toán không thuộc Big4. Điều này cho thấy sự chiếm lĩnh thị trƣờng kiểm toán BCTC cho các công ty niêm yết của 4 công ty kiểm toán thuộc Big4 so với các công ty kiểm toán còn lại trên thị trƣờng.

Tƣơng tự nhƣ loại công ty kiểm toán, trƣờng hợp thay đổi công ty kiểm toán và tiền sử BCTC có sai phạm trọng yếu, dựa vào bảng 3.2, có thể thấy rằng, số lƣợng công ty có và không có thay đổi kiểm toán độc lập hay số lƣợng công ty có hay không có tiền sử BCTC có sai phạm trọng yếu là khá cân bằng nhau về số lƣợng. Cụ thể, có 44 công ty không có sự thay đổi kiểm toán độc lập so với 56 công ty ở mẫu quan sát có thay đổi công ty kiểm toán, số liệu này gần giống với tiền sử BCTC có sai phạm trọng yếu ở năm trƣớc với 58 công ty có tiền sử sai phạm so với 42 không có sai phạm. Có thể thấy rằng, trong mẫu phân tích, số lƣợng các công ty có sự thay đổi kiểm toán viên hay đã từng tồn tại gian lận trên BCTC không phải là một con số nhỏ.

Ngoài số liệu thống kê mô tả biến độc lập định tính đối với các dữ liệu thu thập đƣợc từ 100 công ty niêm yết nhận đƣợc ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần đối với BCTC năm 2015, nghiên cứu thực hiện phân tích giá trị thống kê của các biến độc lập trong mô hình bằng cách sử dụng giá trị tối thiểu, giá trị lớn nhất, trung bình và độ lệch chuẩn để mô tả biến độc lập định lƣợng. Kết quả của thống kê mô tả đƣợc trình bày trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Thống kê mô tả biến định lượng

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std.

Deviation Tốc độ tăng trƣởng

tài sản bình quân 100 -.634 .523 .04524 .173700 Tỷ suất sinh lời

trên tài sản 100 -9.551 78.370 5.00915 9.692770 Tỷ lệ sở hữu nhà

nƣớc 100 .000 76.550 13.36601 23.170860 Đòn cân nợ 100 .000 68.634 24.78828 23.968417

Descriptive Statistics

HĐQT độc lập

BGĐ 100 10.000 90.000 62.49660 15.639375 Vòng quay vốn 100 .215 282.368 84.03565 61.533711 Quy mô công ty 100 21,911m 27,478,175m 2,730,526m 4,953,094m Valid N (listwise) 100

Phân tích thống kê mô tả ở bảng 3.3 cho thấy tốc độc tăng trƣờng tài sản bình quân ở các công ty niêm yết ở Việt Nam dao động từ -63% đến 52.3% với giá trị trung bình là 4.5%. Nhìn chung, tỷ lệ này cho thấy sự phát triển không đồng đều giữa các công ty niêm yết, một số công ty có sự sụt giảm đáng kể về tăng trƣởng tài sản nhƣ PXA (-63.4%), hay SDC, VRC, DC2… đều sụt giảm từ hơn 20%. Tuy nhiên, số lƣợng các công ty tăng trƣởng tài sản nhanh chóng cũng không phải là hiếm thấy, cụ thể, HUT là công ty có tốc độ tăng trƣởng tài sản cao nhất trong mẫu 52.3%, ngoài ra, có thể kể đến NAG (46.7%) hay CEO (42.1%)… là những công ty có tốc độ tăng trƣởng tài sản khá mạnh mẽ. Phạm vi tăng trƣởng lớn hay thấp vẫn tồn tại những sai phạm trọng yếu.

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) từ -9.5% đến 78.37% với giá trị trung bình xấp xỉ 5%. Với mức độ này, có thể thấy rằng, những công ty có ROA cao không phải là quá lớn trong mẫu nghiên cứu. Cụ thể cao nhất và là đột biến nhất là KDC với giá trị 78.37%, trong khi đó, tiếp đó là DSN (35.65%), HTL (30.56%) và VNM (28.28%) chỉ bằng 1/2 hoặc 1/2 so với công ty dẫn đầu. Do đó, tỷ lệ số công ty có ROA nhỏ cũng không phải quá ít.

Theo phân tích thống kê mô tả ở bảng 3.3, có thể thấy tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc ở các công ty niêm yết vẫn còn khá cao dù cho chính sách thoái vốn của Chính phủ đang đƣợc thực hiện ở hầu khắp các công ty Nhà nƣớc trên toàn

quốc. Cụ thể, số lƣợng công ty còn sở hữu nhà nƣớc chiếm khoảng 30% trong mẫu nghiên cứu, trong đó có những công ty sở hữu nhà nƣớc lên đến 76.55% nhƣ là HVX, BTS (76.36%), BCC (73%), HOM (70.96%)…

Phân tích thống kê mô tả ở bảng 3.3 cho thấy đòn cân nợ của các công ty niêm yết ở Việt Nam dao động từ 0% đến 68.63%, trung bình 24.79%. Nhìn chung, tỷ lệ nợ của các công ty có thể đƣợc đánh giá là một giá trị vừa phải. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ nợ vay rất thấp nhƣ CTD, TMS, DMC, D11, SRA, NBP, CX8, TNC gần nhƣ là 0% và hầu hết trong số họ có xu hƣớng khai giảm lợi nhuận hoặc không có sự khác biệt về lợi nhuận. Do đó, có một khả năng cao mà hầu hết các công ty này có thể tự tài trợ cho hoạt động kinh doanh, nói cách khác, họ có sự độc lập tài chính cao. Trong khi một số công ty khác phải chịu nợ vay khổng lồ nhƣ ACL (68.63%), hoặc DNY (57.93%). Các công ty này có nhiều khả năng đang phải đối mặt với vấn đề vi phạm hợp đồng vay vốn. Trên thực tế, có rất nhiều công ty sử dụng đòn cân nợ để làm tăng chi phí tài chính từ đó làm giảm số thuế phải nộp.

Bảng 3. 3 cũng cho thấy các doanh nghiệp của mẫu nghiên cứu này có tỷ lệ trung bình khá cao về tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị (62.49%). Ở một số công ty nhƣ HUT, CHP, BCE, TCR, BTS, DTA, có đến hơn 83% các thành viên của hội đồng quản trị đƣợc coi là giám đốc độc lập, và các công ty này thƣờng ít có những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính (xem phụ lục 2 và 3). Tuy nhiên, nếu hầu hết thành viên của hội đồng quản trị có chức năng là giám đốc độc lập không phải là quá tốt. Rõ ràng, sự kết hợp của các ban quản trị và giám đốc thuê ngoài giúp quản lý hoạt động và giám sát hoạt động quản lý của doanh nghiệp hiệu quả và hiệu quả hơn khi có thành viên hội đồng quản trị là các giám đốc trực tiếp điều hành từ đó họ có hiểu biết sâu sắc hơn về đơn vị của họ. Pháp luật Việt Nam cũng có quy định về thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị, cụ thể ở khoản 2 Điều 11

Thông tƣ 121/2012 / TT-BTC có quy định rõ " Cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên kiêm điều hành và các thành viên không điều hành, trong đó tối thiểu một phần ba (1/3) tổng số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên Hội đồng quản trị không điều hành”.

Vòng quay vốn của các công ty trong mẫu nằm trong phạm vi từ 0.215% đến 282.368%, trung bình 84.03%. Trong nghiên cứu, công ty có vòng quay vốn lớn nhất là SFC với 282.368% , theo sau là các công ty DIC (239.024%), HMC (237.11%) hay NBP (191.29%), TYA (182.07%). Hầu nhƣ, các công ty này đều là các công ty có sai phạm trọng yếu trên BCTC.

Quy mô doanh nghiệp từ 21.911 triệu đồng (AMV) đến 27,478,175 triệu đồng (VNM). Những công ty trên mẫu nghiên cứu hầu nhƣ có biên độ chênh lệch tài sản khá lớn. Có những công ty có quy mô rất lớn hàng trăm tỷ nhƣ VNM, FPT, HPG, PVX. Những công ty lớn này có xu hƣớng chọn Big- four để kiểm toán báo cáo tài chính của mình. Do đó, có thể Big-four có thể hỗ trợ họ trong công tác kế toán từ đó phát hiện và ngăn chặn các sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính.

3.2. PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN BIẾN VÀ KIỂM ĐỊNH PHÂN PHỐI CHUẨN CỦA CÁC BIẾN CHUẨN CỦA CÁC BIẾN

Trƣớc khi tiến hành phân tích hồi quy logit đa thức, tác giả tiến hành kiểm định mối tƣơng quan các biến phụ thuộc và các biến độc lập, cũng nhƣ mối tƣơng quan giữa các biến độc lập với nhau và đồng thời kiểm định phân phối chuẩn của các biến trong mô hình

3.2.1. P ân tí mố qu n ệ tƣơng qu n g ữ b ến p ụ t uộ và từng b ến độ lập

Bảng 3.4. Mối quan hệ tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập định tính. Tình trạng lợi nhuận Loại công ty kiểm toán

Thay đổi công ty kiểm toán Tiền sử thực hiện hành vi gian lận Không bị lỗ trong năm trƣớc Lỗ trong năm trƣớc Không thuộc nhóm Big4 Thuộc nhóm Big4 Không thay đổi công ty kiểm toán Thay đổi công ty kiểm toán Không có gian lận năm trƣớc Có gian lận năm trƣớc FRAUD Không có sai phạm 34 4 6 32 31 7 32 6 Row% 54% 10.8% 10.7% 72.7% 70.5% 12.5% 76.2% 10.3% Khai khống 3 31 28 6 7 27 5 29 Row% 4.8% 83.8% 50% 13.6% 15.9% 48.2% 11.9% 50% Khai thiếu 26 2 22 6 6 22 5 23 Row% 41.3% 5.4% 39.3% 13.6% 13.6% 39.3% 11.9% 39.7% Total 63 37 56 44 44 56 42 58 Sig .664 .000 .000 .000

Để xem xét mối quan hệ tƣơng quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập định tính, tác giả sử dụng bảng Cross-tabs thống kê và nhận xét mối quan hệ, cụ thể, kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3. 4.

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, nhìn chung, mối quan hệ giữa từng nhóm biến độc lập đến các biến phụ thuộc có sự tƣơng đồng, chỉ có khác biệt ở biến độc lập tình trạng lợi nhuận ở năm trƣớc với số lƣợng khai khống và khai thiếu thống kê là khác biệt nhau và khác so với các biến độc lập còn lại. Trong khi đó, số lƣợng các công ty có sai phạm trọng yếu theo hƣớng khai khống và khai thiếu có nét giống nhau ở các nhóm biến độc lập là loại công ty kiểm toán, thay đổi công ty kiểm toán và tiền sử BCTC có sai phạm trọng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnhhưởng của các nhân tố tam giác gian lận đến sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)