7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4.2. HÀM CHÍNH SÁCH TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
với không chỉ các nhà đầu tƣ, ngân hàng, nhà nƣớc mà thậm chí là chính công ty đó. Thông tin trên BCTC là căn cứ quan trọng, có độ tin cậy cao và gần nhƣ là duy nhất để đánh giá tình hình tài chính và kinh doanh của một doanh nghiệp. Từ đó, nhà đầu tƣ sẽ phân tích, xem xét và ra quyết định đầu tƣ phù hợp, ngân hàng sẽ xem xét quyết định cho vay trong dài hạn cũng nhƣ việc đóng góp vào ngân sách quốc gia. Ngoài ra, BCTC còn là một nguồn thông tin quan trọng trong việc đánh giá chất lƣợng kinh doanh và tình hình tài chính của chủ sở hữu doanh nghiệp dành cho những nhà quản lý của họ. Việc thông tin trên BCTC còn ẩn chứa nhiều sai phạm trọng yếu sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến quyền lợi của các nhà đầu tƣ, làm giảm niềm tin của cổ đông đối với doanh nghiệp, đồng thời, có tác động tiêu cực đến sự phát triển của TTCK Việt Nam.
Để góp phần hoàn thiện việc phát hiện các nhân tố ảnh hƣởng đến sai phạm trọng yếu trên BCTC của các công ty niêm yết trên Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:
4.2.1. Đố vớ ểm toán độ lập
Việc lựa chọn công ty kiểm toán độc lập là rất quan trọng trong việc phát hiện ra sai phạm trọng yếu, do đó trong các cuộc họp Đại hội đống cổ đông, các cổ đông có thể đề xuất việc lựa chọn công ty kiểm toán có uy tín và tính độc lập cao để kiểm toán cho doanh nghiệp.
Kiểm toán viên hoặc đại diện công ty kiểm toán cần yêu cầu việc giải trình và phát biểu ý kiến kiểm toán của mình tại Đại Hội đồng cổ đông về các vấn đề liên quan đến Báo cáo tài chính trong trƣờng hợp Báo cáo kiểm toán có các khoản ngoại trừ trọng yếu. Hơn nữa, các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam khi thực hiện kiểm toán BCTC cần tăng cƣờng hơn nữa tính độc lập của Kiểm toán viên đối với khách hàng và không bằng mọi cách để ký đƣợc hợp đồng kiểm toán mà chấp nhận các điều kiện của khách hàng dù cho
điều này ảnh hƣởng đến việc thực hiện hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định của chuẩn mực kiểm toán và phải bảo đảm một cuộc kiểm toán có chất lƣợng.
Gợi ý giải pháp nâng cao khả năng phát hiện sai phạm trọng yếu Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hƣởng của các nhân tố thuộc tam giác gian lận có ý nghĩa đối với việc phát hiện sai phạm trọng yếu, những nhân tố này cũng đã đƣợc đề cập trong chuẩn mực kiểm toán số 240 trong việc đƣa ra đánh giá về rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC.
Hành vi sai phạm trọng yếu trên BCTC thƣờng khó phát hiện nhƣng kiểm toán viên vẫn có thể phát hiện thông qua các dấu hiệu áp lực, cơ hội và thái độ dẫn đến hành vi sai phạm đối với từng trƣờng hợp công ty cụ thể. Ngoài việc tiến hành các thủ tục kiểm toán thông thƣờng, kiểm toán viên cần nhận diện các yếu tố của tam giác gian lận thông qua:
- Việc nhận diện các yếu tố áp lực đặc biệt ảnh hƣởng đến hành vi khai khống lợi nhuận, kiểm toán viên có thể sử dụng các thủ tục phân tích nhƣ so sánh chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tài sản của năm nay so với năm trƣớc và so sánh với số trung bình ngành hay tình hình lợi nhuận năm trƣớc so với năm nay có thua lỗ hay không. Nếu trong năm có sự biến động tình hình kinh doanh của cá nhân công ty hay toàn ngành, tuy nhiên lại nhận thấy sự bất thƣờng ở các yếu tố này là dấu hiệu cho thấy sự bất ổn về tình hình tài chính và là áp lực để doanh nghiệp thực hiện hành vi sai phạm theo hƣớng khai khống lợi nhuận.
- Đối với việc nhận diện yếu tố cơ hội, kiểm toán viên cần quan tâm đến tỷ lệ số thành viên độc lập trong hội đồng quản trị là cao hay thấp, chính những thành viên này là những ngƣời đóng góp những ý kiến khách quan về tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên, khi tỷ lệ này khá thấp, tức là sẽ tồn tại sự kiêm nhiệm và toàn quyền trong việc lãnh đạo công ty, từ đó, nếu sai
phạm xảy ra thì lúc này thật sự rất khó để phát hiện ra. Ngoài ra, loại công ty kiểm toán độc lập đã từng kiểm toán cho doanh nghiệp cũng là một ảnh hƣởng không nhỏ đến việc sai phạm có bị phát hiện hay không.
- Để nhận diện nhân tố thái độ, kiểm toán viên cũng cần chú trọng đến việc thay đổi công ty kiểm toán BCTC cho doanh nghiệp hay không. Nếu có sự thay đổi, cần xem xét ý kiến kiểm toán của công ty kiểm toán trƣớc và những sự thay đổi trong các chỉ tiêu tài chính năm nay. Ngoài ra, kiểm toán viên có thể dựa vào kinh nghiệm kiểm toán của mình cũng nhƣ các báo cáo kiêm toán trƣớc đây, nếu thấy có dấu hiệu cho thấy trƣớc đây đã từng phát sinh các bút toán làm thay đổi lợi nhuận trƣớc kiểm toán, hay đã từng nhận đƣợc ý kiến kiểm toán không phải là chấp nhận toàn phần do vẫn còn có sai phạm trọng yếu trên Báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần cân nhắc đánh giá rủi ro kiểm toán có sai phạm trọng yếu do gian lận khai khống hoặc khai thiếu lợi nhuận ở mức cao.
4.2.2. Đố vớ á đố tƣợng á sử ụng t ông t n trên BCTC
Các đối tƣợng sử dụng thông tin từ BCTC cần thận trọng hơn trong việc đƣa ra các quyết định kinh tế của mình, cụ thể:
- Đối với các ngân hàng và các chủ nợ:
Để hạn chế rủi ro cho vay các doanh nghiệp có gian lận, trong quá trình thẩm định tín dụng, ngân hàng không nên chỉ xem xét mức lợi nhuận công bố hay dựa quá nhiều vào các thông tin tài chính từ BCTC của doanh nghiệp để ra quyết định mà nên chú trọng thêm những thông tin khác nhƣ tính khả thi của phƣơng hƣớng kinh doanh hay xem xét đến uy tín tín dụng để xem xét khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, chính bản thân các ngân hàng cũng cần phải xây dựng một quy trình chặt chẽ trong việc thu hút khách hàng và cho vay. Ngoài việc dựa vào phân tích các thông tin trên BCTC các ngân hàng, chủ nợ, cần chú trọng
xem xét các yếu tố thuộc về áp lực, cơ hội và thái độ mà doanh nghiệp có thể đối mặt.
- Đối với nhà đầu tƣ hay các đối tƣợng khác sử dụng thông tin trên BCTC:
Cần đánh giá rủi ro đối với tính chính xác của của các thông tin tài chính trên BCTC đặc biệt là thông tin lợi nhuận một cách thận trọng hơn trong việc dựa vào những thông tin này để đƣa ra các nhận định hay quyết định kinh tế. Ngoài ra cũng cần đánh giá đối với các nhân tố áp lực, cơ hội mà doanh nghiệp có thể đối mặt và thái độ của doanh nghiệp với sai phạm.
Đối với nhóm những ngƣời sử dụng BCTC này, kết quả nghiên cứu nhấn mạnh về vấn đề chất lƣợng BCTC của những công ty có BCTC đƣợc kiểm toán bởi Big4.
4.2.3. Đố vớ á ông ty n êm yết
Cần tăng cƣờng vai trò quản lý và giám sát của hội đồng quản trị và ban kiểm soát đối với ban giám đốc. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp với đầy đủ năng lực, kỷ luật và tính độc lập để đƣa ra những thông tin khách quan cho chủ sở hữu doanh nghiệp, đồng thời phát hiện đƣợc các sai phạm trọng yếu từ ngay các bƣớc “chớm nở” ban đầu.
Ngoài ra, các cổ đông cần phải có những biện pháp nhằm tăng cƣờng độ tin cậy của BCTC để đảm bảo quyền lợi của mình bằng cách thận trọng hơn trong việc lực chọn công ty kiểm toán, cũng nhƣ những quyết định bất thƣờng trong việc thay đổi công ty kiểm toán. Đồng thời, duy trì số lƣợng số thành viên độc lập trong hội đồng quản trị nhằm đƣa ra các ý kiến khách quan hơn trong việc ra các quyết định tài chính của công ty.
4.2.4. Đố vớ Hộ ểm toán v ên àn ng ề
Việc công khai các quan hệ kinh tế với khách hàng, cơ quan quản lý có thể yêu cầu công ty kiểm toán công khai các dịch vụ phi kiểm toán và các
khoản phí thu đƣợc từ các khách hàng quan trọng để cơ quan quản lý và ngƣời sử dụng đƣợc biết khi cần thiệt hoặc đặt ra các trƣờng hợp cụ thể bắt buộc phải công khai. Điều này gây áp lực buộc các công ty kiểm toán phải đảm bảo tính độc lập cao hơn khi thực hiện kiểm toán.
Đối với việc kiểm soát chất lƣợng kiểm toán, Hội kiểm toán viên hành nghề có tổ chứ các cuộc kiểm soát chất lƣợng đối với cấc công ty kiểm toán hàng năm. Hạn chế việc kiểm toán cho một khách hàng trong thời gian dài, công ty kiểm toán đồng thời làm dịch vụ phi kiểm toán và kiểm toán cho cùng một khách hàng… điều này góp phần nâng cáo tính độc lập của kiểm toán viên đối với khách hàng.
4.2.5. Đố vớ ơ qu n quản lý N à nƣớ
Bộ Tài chính cần đẩy mạnh việc hoàn thiện các quy định liên quan đến lập và trình bày Báo cáo tài chính nhƣ hệ thống chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác có liên quan để góp phần giảm thiểu hành vi điều chỉnh gây ra sai phạm trọng yếu.
Cơ quan Thuế cần có những cuộc thanh tra bất thƣờng đối với các doanh nghiệp có các dấu hiệu bất thƣờng của hành vi sai phạm trọng yếu không chỉ từ những chỉ tiêu tài chính mà còn từ các chỉ tiêu phi tài chính khác có liên quan đến tình hình lợi nhuận.
Ngoài ra, cần nâng cao công tác quản lý hoạt động kiểm toán độc lập cần chặt chẽ hơn và có những quy định rõ ràng đối với việc đƣa ra ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên, đồng thời rà soát hoạt động kinh doanh của những công ty kiểm toán độc lập này, tránh trƣờng hợp đƣa ra ý kiến kiểm toán vì mục đích cá nhân.
Thêm nữa, cần có những biện pháp xử lý mạnh tay đối với các công ty có xảy ra sai phạm trọng yếu trên BCTC.
một cái nhìn cụ thể hơn đối với từng khía cạnh của hành vi điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với trƣờng hợp khai thiếu hay khai khống, mục đích cho từng hành vi này là không giống nhau, ảnh hƣởng đến khoản thu Ngân sách nhà nƣớc đồng thời cũng tác động không nhỏ đến tình hình tài chính của quốc gia. Do đó, cần đẩy mạnh việc rà soát, kiểm tra đột xuất các doanh nghiệp có những dấu hiệu của việc có thể có sai phạm xảy ra.
Ngoài ra, các sở giao dịch cũng cần chú trọng hơn đến các tiêu chí đo lƣờng chất lƣợng của BCTC trong bộ tiêu chí đánh giá của mình.
4.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Nghiên cứu này còn nhiều hạn chế về không gian và thời gian. Ảnh hƣởng của các nhân tố thuộc tam giác gian lận đến các sai phạm trọng yếu trên BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam đƣợc tác giả nghiên cứu với các dữ liệu thu thập đƣợc trong năm tài chính 2015 và chỉ hạn chế trong 100 công ty phi tài chính trên hai sàn giao dịch chứng khoán HNX và HSX. Với hạn chế về mặt thời gian, đề tài chỉ lựa chọn 100 công ty niêm yết nhƣng vẫn đảm bảo sự phân bổ hợp lý giữa số lƣợng công ty không có sai phạm trọng yếu và số công ty có sai phạm trọng yếu theo hƣớng khai khống và khai thiếu ở mức khá cân bằng. Để có những nghiên cứu sâu hơn và đánh giá đƣợc toàn diện hơn về mức độ tác động cũng nhƣ ảnh hƣởng của các nhân tố, cần có thời gian khảo sát dài hơn với quy mô nghiên cứu rộng hơn, cỡ mẫu lớn hơn với số lƣợng công ty nhiều hơn cũng nhƣ bao quát hơn ở cả sàn giao dịch Upcom và cả tác động của các nhân tố này đến các sai phạm ở các công ty tài chính.
Hơn nữa, với giới hạn về thời gian nghiên cứu, nghiên cứu này chỉ tập trung vào 11 yếu tố đƣợc phân loại vào 3 nhóm nhân tố của tam giác gian lận, thực tế, tác động đến các sai phạm trọng yếu còn có nhiều nhân tố khác ảnh hƣởng mà đề tài chƣa đề cập đến nhƣ nhóm các nhân tố cũng thuộc về các
yếu tố tam giác gian lận nhƣ các nhân tố phi tài chính nhƣ truyền thông, các sự kiện về chính trị, an ninh cũng có thể có tác động đến sai phạm trọng yếu trên BCTC của các công ty niêm yết.
Hạn chế cuối cùng của đề tài là chỉ đề cập đến ảnh hƣởng, tác động của những nhân tố này đến sai phạm trọng yếu nhƣng chƣa đƣa ra đƣợc những ý kiến sâu hơn về những nguyên nhân gây ra sai phạm trọng yếu cũng nhƣ chƣa dự báo đƣợc về tình hình xảy ra sai phạm ở các công ty trong mẫu đƣợc nghiên cứu.
Các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng nghiên cứu trên quy mô rộng hơn, với thời gian lâu hơn và nhiều nhân tố tác động hơn, đồng thời có thể đề xuất các giải pháp nhằm phát hiện sai phạm trọng yếu trên BCTC.
KẾT LUẬN
Qua quá trình thu thập số liệu, tìm hiểu tài liệu và nghiên cứu các vấn đề liên quan, luận văn đã góp phần giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc ảnh hƣởng của các nhân tố thuộc về tam giác gian lận đến sai phạm trọng yếu trên BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đƣa ra những gợi ý chính sách và kiến nghị nhằm nâng cao ngăn chặn và khả năng phát hiện sai phạm trọng yếu của các công ty niêm yết.
Đồng thời đề tài cũng phần nào nhận biết đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng đến sai phạm trọng yếu đến thông tin tài chính mà công ty công bố ra bên ngoài. Thông tin tài chính trên BCTC công bố đƣợc xem nhƣ là nền tảng, là nhân tố quan trọng nhất góp phần vào việc ra quyết định của nhà đầu tƣ, ngân hàng cũng nhƣ việc thu ngân sách của nhà nƣớc và đồng thời cũng nhƣ sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng nhƣ những khuyến nghị của tác giả với mong muốn góp một phần nhỏ giúp ngƣời sử dụng BCTC nói chung cũng nhƣ chính các công ty niêm yết nói riêng nhận thức đƣợc ảnh hƣởng của các nhân tố áp lực, cơ hội, thái độ đến sai phạm trọng yếu, từ đó chú trọng hơn nữa đến công tác lập và công bố BCTC, đồng thời giúp kiểm toán viên có những cái nhìn khác hơn về việc nhận diện sai phạm trọng yếu. Hơn nữa nghiên cứu còn có thể giúp cơ quan nhà nƣớc có liên quan thấy đƣợc rõ hơn, cụ thể hơn về thực tế sai phạm trọng yếu, từ đó có những chính sách thích hợp nhằm giảm thiểu những sai phạm trọng yếu trên BCTC của các công ty niêm yết nói riêng và các công ty khác nói chung, từ đó, xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh và phát triển bền vững, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO T ếng V ệt
[1] Bộ Tài chính Việt Nam, (2012), Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240
– Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.
[2] Bộ Tài chính Việt Nam, (2012), Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320
– Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.
[3] Bộ Tài chính Việt Nam, (2012), Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 450
– Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán.