PHẦN I : MỞ ĐẦU
PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.3. Kinh nghiệm hoàn thiện quản lý điểm dulịch
2.3.3. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Lào [29]
Kinh nghiệm quản lý Cánh đồng chum tỉnh Xiêng Khoảng
Tỉnh Xiêng Khoảng là một tỉnh có tài nguyên thiên nhiên rất đẹp, có khí hậu trong lạnh mát mẻ và có truyền thống lịch sử, văn hoá, thiên nhiên, có nhiều dân tộc cùng sinh sống, với vị trí địa lý phù hợp như: Phía Đông giáp Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Hoà Phăn, phía Nam giáp tỉnh Bo Li Khăm Xay, phía Tây giáp tỉnh Luang Pra Bang và tỉnh Viêng Chăn. Các tỉnh đã nêu trên có nền
kinh tế du lịch phát triển nhanh, đồng thời cũng có sự liên kết phát triển du lịch với nhau và hợp tác liên kết phát triển du lịch với các tỉnh trong nước và nước láng giềng.
Thời gian qua Sở Du lịch tỉnh đã tranh thủ sự chỉ đạo Tổng cục Du lịch quốc gia, của UBND tỉnh, phối hợp tốt với các sở, ngành liên quan trong việc thống nhất quản lý nhà nước về du lịch nên du lịch của tỉnh phát triển khá vững mạnh và hiệu quả. Các công việc quản lý du lịch, phát triển du lịch của tỉnh đều có kế hoạch sát thực với thực tiễn. Đồng thời, trong tổ chức thực hiện phát triển du lịch đều có sự hợp tác của quần chúng nhân dân. Do đó, Tỉnh đã đánh giá đúng hiệu quả và tồn tại của việc phát triển du lịch trên địa bàn. Ngoài ra, các công việc đều được, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, theo dõi đánh giá, báo cáo thường xuyên cho cấp trên.
Hiện tại, du lịch Tỉnh Xiêng Khoảng được coi là một ngành công nghiệp phát triển nhanh, là một trong ba ngành kinh tế chủ yếu của Tỉnh.
Ngoài những chính sách chung mang tính vĩ mô, du lịch Cánh Đồng Chum tỉnh Xiêng Khoảng được chính quyền sở tại đi sâu vào khai thác như du lịch sinh thái, du lịch khám phá.
Mở rộng sự hợp tác với các địa phương lân cận để tạo thành cụm du lịch sinh thái hài hoà tạo lên những tour du lịch thực sự hấp dẫn.
Giáo dục tuyên truyền người dân nhận thức về tiềm năng lợi nhuận kinh tế du lịch mang lại để người dân hiểu được và giữ gìn những danh lam thắng cảnh, không tàn phá nó, coi đó như là nguồn mưu sinh của họ, họ là những người hướng dẫn viên du lịch thực thụ của địa phương mình.
Ngoài ra trong tâm trí mỗi người dân cần coi trọng giữ gìn vệ sinh công cộng, vì đây là điều mà những khách nước ngoài rất quan tâm, nhất là trong các bữa ăn, điều này hầu hết các địa phương chưa làm được.
Kinh nghiệm công tác quản lý điểm đến du lịch tỉnh Bo Keo
Những năm qua, du lịch đã được sự quan tâm của Chính quyền tỉnh. Tỉnh đã hướng dẫn, chỉ đạo sát sao hoạt động Du lịch. Đặc biệt, Đại hội III của Đảng uỷ tỉnh Bo Kẹo đã nhấn mạnh: “Quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng của du lịch tỉnh, để đón nhận khách trong nước và nước ngoài vào tham quan: thiên nhiên, văn hoá, lịch sử truyền thống dân tộc theo điểm trung tâm, củng cố, cải thiện ngành dịch vụ du lịch ngày càng tốt lên để có thể thu hút khách ngày càng nhiều hơn”. Hoạt động hỗ trợ
khuyến khích phát triển du lịch, trong nền kinh tế nhiều thành phần, du lịch cũng là một ngành kinh tế thể hiện cơ cấu đó.Thực tiễn cho thấy, ở Bo Kẹo các thành phần kinh tế khác điều có tham gia vào hoạt động du lịch. Nhiều hộ gia đình tư nhân trong tỉnh đều đầu tư vào lĩnh vực xây dưng khách sạn, nhà hàng, để phát triển du lịch. Các thành phần kinh tế có khả năng thích ứng nhanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng khách du lịch vào Bo Kẹo.
Việc phát triển kinh tế nhiều thành phần là đường lối của Đảng, một đòi hỏi khách quan theo quy luật vận hành nền kinh tế. Quan điểm khuyến khích các thành phần kinh tế tổ chức kinh doanh dịch vụ dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước là một yêu cầu thiết yếu để tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài, vững chắc của ngành du lịch. Sự quản lý của Nhà nước thể hiện về định hướng phát triển du lịch, quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh du lịch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và tạo cơ sở pháp lý để mọi doanh nghiệp được bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh như phải tuân thủ rất nghiêm thể chế du lịch của Nhà nước, quản lý nhà nước là sự bao quát được hoạt động du lịch của tất cả thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế thị trường hoạt động có hiệu quả, ngăn ngừa và khống chế những tác động tiêu cực, khắc phục những mặt khiếm khuyết vốn trong hoạt động kinh doanh du lịch.
Quản lý đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch. Nhiều vấn đề các doanh nghiệp không thể tự giải quyết được, mà cần có sự can thiệp, hỗ trợ của Nhà nước. Đó là môi trường pháp lý, cơ chế kinh tế, hợp tác quốc tế, định hướng và thông tin thị trường, tài nguyên du lịch các quy hoạch vùng… Quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phải tham gia vào nhiều mối quan hệ liên quan đến lợi ích các bên, nhiều quan hệ dẫn tới xung đột. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở tỉnh Bo Kẹo đang có xu hướng phát triển, đa dạng và phong phú với nhiều loại hình doanh nghiệp, nhiều loại hình kinh doanh.
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch phong phú và phức tạp cho nên việc quản lý nhà nước về du lịch bao gồm nhiều lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành. Vấn đề đặt ra trong việc tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch là phải đảm bảo chịu trách nhiệm trực tiếp, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan để đảm bảo quản lý về du lịch quản lý nhà nước về chính trị, xã hội
thuộc lĩnh vực du lịch đạt hiệu quả.
Quản lý đối với cảnh quan, môi trường các điểm du lịch. Thực tế cho thấy, du lịch Bo Kẹo hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề, phát triển du lịch có thể gây tổn hại môi trường, tàn phá tài nguyên sinh thái ở nhiều vùng, làm xuống cấp các công trình văn hoá, lịch sử, phát sinh nhiều tệ nạn xã hội. Tình trạng rác thải, đường giao thông hư hỏng... cũng là một hiện tượng khá phổ biến. Phân tích theo một phạm trù “nhân quả” giữa du lịch và môi trường, thì du lịch là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và đến lượt du lịch phải chịu hậu quả của môi trường ô nhiễm tác động, hạn chế đến khả năng phát triển của ngành du lịch. Môi trường du lịch có thể hiểu cả môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Tỉnh cũng đưa ra khẩu hiệu cho các chương trình xanh, sạch, đẹp, văn minh; giữ gìn an ninh trật tự trong hoạt động du lịch để điểm đến được an toàn hấp dẫn, thuận tiện đối với khách du lịch.
Quản lý điểm đến là chính quyền Bo Kẹo đã tập trung vào quản lý điểm thu hút khách, quản lý kinh doanh tiêu thụ, ăn ở, biểu diễn nghệ thuật, vận hành và thuyết minh điểm đến, nguồn nhân lực, khách hàng.