Alpha % of Variance Số lượng biến
Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch
phát triển điểm du lịch (XDQH) .878 27.575 6
Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá điểm du
lịch (XT) .879 10.585 6
Quản lý hoạt động kinh doanh điểm du
lịch (KD) .893 10.188 5
Quản lý môi trường điểm du lịch (MT) .866 7.577 4
Bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch
(BTPT) .879 7.045 4
Phương sai trích: 62.970%
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018)
Kết quả xử lý ở bảng trên cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha của tất cả các nhân tố sau khi rút trích từ các biến quan sát bằng phương pháp phân tích nhân tố
EFA đều lớn hơn 0.7. Đặc biệt, nhân tố "Quản lý hoạt động kinh doanh tại điểm du lịch" (Cronbach's Alpha =0.893) có hệ số Cronbach's Alpha rất cao. Ngoài ra, tất cả các hệ số Cronbach's Alpha của các nhóm biến quan sát còn lại đều có giá trị Cronbach's Alpha khá cao và đều lớn hơn 0.7, trong mỗi nhóm biến thì hệ số tương quan tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Điều này khẳng định thang đo các nhân tố rút trích từ các biến quan sát là phù hợp và đáng tin cậy. Vậy ta có thể sử dụng 5 nhóm biến này trong các bước phân tích tiếp theo.
4.3.4. Kiểm định phân phối chuẩn
Cặp giả thuyết:
H0: Các nhân tố có phân phối chuẩn
H1: Các nhân tố không có phân phối chuẩn
Theo kết quả kiểm định, các biến: “Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển điểm du lịch", "Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá điểm du lịch”, "Quản lý hoạt động kinh doanh điểm du lịch", "Quản lý môi trường điểm du lịch" và "Bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch" đều có giá trị Sig.>0.05, tức là chưa có cơ sở bác bỏ H0. Vì vậy các nhân tố này đều đạt phân phối chuẩn và có thể sử dụng các kiểm định tham số trong bước phân tích tiếp theo.
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định phân phối chuẩn Nhóm biến N Kolmogorov-