CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Đánh giá của đối tượng khảo sát về quản lý điểm dulịch
4.3.7. Kiểm định One way ANOVA sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng khảo
4.3.7.1. Kiểm định sự khác biệt của các nhóm cán bộ, nhân viên khác nhau về nơi làm việc khi đánh giá về quản lý môi trường điểm du lịch
H0: Không có sự khác biệt trong đánh giá giữa cán bộ, nhân viên khác nhau về nơi làm việc đối với quản lý môi trường điểm du lịch
H1: Có sự khác biệt trong đánh giá giữa cán bộ, nhân viên khác nhau về nơi làm việc đối với quản lý môi trường điểm du lịch
Kiểm định leneve's test dựa trên cặp giả thuyết:
H0: Phương sai hai nhóm đồng nhất
Bảng 4.30: Kết quả kiểm định One way ANOVA đối với nhóm “Quản lý môi trường điểm du lịch”
Quản lý môi trường điểm du lịch Sig. Levene's
test (2-tailed)Sig.
Các biển chỉ dẫn về bảo vệ môi trường được trang bị
đầy đủ 0.120 0.521
Chính sách xử phạt với các trường hợp gây mất vệ sinh
môi trường nghiêm minh, thích đáng 0.077 0.085
Môi trường tham quan, trải nghiệm tại điểm đến thân
thiện, sạch sẽ 0.062 0.000
Các hoạt động vệ sinh môi trường được thực hiện
thường xuyên và hiệu quả 0.479 0.001
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018)
Nhận xét: Từ bảng trên, ta thấy giá trị Sig.Levene's test của tất cả các yếu tố đều lớn hơn mức ý nghĩa 0.05, chứng tỏ phương sai giữa các nhóm là đồng nhất nên các yếu tố này sử dụng tốt trong phân tích One way ANOVA.
Theo kết quả kiểm định, 2 yếu tố “Môi trường tham quan, trải nghiệm tại điểm đến thân thiện, sạch sẽ” và “Các hoạt động vệ sinh môi trường được thực hiện thường xuyên và hiệu quả” có giá trị Sig.(2tailed)nhỏ hơn mức ý nghĩa 0.05 nên có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Vì vậy, có thể khẳng định có sự khác biệt trong đánh giá các yếu tố nàygiữa các nhóm lao động khác nhau về nơi làm việc. Điều này cũng dễ hiểu đối với mỗi nơi làm việc khác nhau đồng nghĩa với môi trường và cảnh quan xung quang nơi làm việc của mỗi người cũng khác nhau, từ đó cũng ảnh hưởng đến cảm nhận cũng như đánh giá của nhân viên đối với yếu tố này. Mỗi điểm du lịch tùy thuộc vào phía quản lý và lãnh đạo, cũng như từ phía du khách sẽ ảnh hưởng nhiều đến công tác bảo vệ môi trường tại điểm đó.
4.3.7.2. Kiểm định sự khác biệt của các nhóm cán bộ, nhân viên khác nhau về nơi làm việc khi đánh giá về yếu tố Quản lý hoạt động kinh doanh điểm du lịch
H0: Không có sự khác biệt trong đánh giá giữa cán bộ, nhân viên khác nhau về nơi làm việc đối với yêu tố Quản lý hoạt động kinh doanh điểm du lịch
H1: Có sự khác biệt trong đánh giá cán bộ, nhân viên khác nhau về nơi làm việc đối với yếu tố Quản lý hoạt động kinh doanh điểm du lịch
Bảng 4.31: Kết quả kiểm định One way ANOVA đối với nhóm “Quản lý hoạt động kinh doanh điểm du lịch”
Quản lý hoạt động kinh doanh điểm du lịch Sig. Levene's test (2-tailed)Sig.
Các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch (công ty lữ hành, khách sạn, vận chuyển hành khách,…) có mối
liên kết chặt chẽ với nhau 0.012 0.000
Các đơn vị cung ứng (cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ du khách và hoạt động du lịch) thường xuyên tương tác, hỗ trợ kịp thời các yêu cầu của khách du lịch
0.000 0.000
Thông tin phối hợp hoạt động giữa các công ty được
lưu chuyển thông suốt, minh bạch 0.270 0.267
Ban quản lý điểm du lịch thường xuy ên có các chính
sách để kết nối các công ty 0.069 0.000
Hiệp hội du lịch Viêng Chăn hoạt động hiệu quả 0.114 0.008
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018)
Kiểm định leneve's test dựa trên cặp giả thuyết:
H0: Phương sai hai nhóm đồng nhất
H1: Phương sai hai nhóm không đồng nhất
Nhận xét: Từ bảng trên, ta thấy giá trị Sig.Levene's test của 3 yếu tố “Thông tin phối hợp hoạt động gi ữa các công ty được lưu chuyển thông suốt, minh bạch”; “Ban quản lý điểm du lịch thường xuyên có các chính sách để kết nối các công ty” và “Hiệp hội du lịch Viêng Chăn hoạt động hiệu quả” lớn hơn mức ý nghĩa 0.05, chứng tỏ phương sai giữa các nhóm là đồng nhất nên 3 yếu tố này sử dụng tốt trong phân tích One way ANOVA.
Theo kết quả kiểm định, yếu tố “Thông tin phối hợp hoạt động giữa các công ty được lưu chuyển thông suốt, minh bạch” có giá trị Sig.(2tailed) là 0.267 lớn hơn mức ý nghĩa 0.05 nên chưa rõ sự khác biệt giữa các nhóm lao động khác nhau nơi làm việc khi đánh giá về yếu tố này, cần phân tích sâu ANOVA để thấy rõ sự khác biệt.
Các yếu tố còn lại là “Ban quản lý điểm du lịch thường xuyên có các chính sách để kết nối các công ty” và “Hiệp hội du lịch Viêng Chăn hoạt động hiệu quả” có giá trị Sig.(2tailed) nhỏ hơn mức ý nghĩa 0.05 nên có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Vì vậy, có thể khẳng định có sự khác biệt trong đánh giá các yếu tố nàygiữa các nhóm lao động khác nhau về nơi làm việc. Đối với cán bộ làm việc tại các cơ quan nhà nước về quản lý du lịch thường sẽ có đánh giá cao
hơn đối với các yêu tố này so với nhân viên tại các đơn vị kinh doanh du lịch hay các đơn vị cung ứng trên địa bàn, họ là những người làm việc trực tiếp trong các bộ phận thuộc ban quản lý hay các hiệp hội du lịch do đó sẽ có được nhìn nhận rõ ràng hơn đối với hoạt động kết nối doanh nghiệp hiện nay.
4.3.7.3. Kiểm định sự khác biệt của các nhóm cán bộ, nhân viên khác nhau về nơi làm việc khi đánh giá về công tác quản lý điểm du lịch
H0: Không có sự khác biệt trong đánh giá giữa cán bộ, nhân viên khác nhau về nơi làm việc đối với yếu tố Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển điểm du lịch
H1: Có sự khác biệt trong đánh giá cán bộ, nhân viên khác nhau về nơi làm việc đối với yếu tố Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển điểm du lịch
Kiểm định leneve’s test dựa trên cặp giả thuyết:
H0: Phương sai hai nhóm đồng nhất
H1: Phương sai hai nhóm không đồng nhất
Nhận xét: Từ bảng trên, ta thấy giá trị Sig.Levene's test của các yếu tố đều lớn hơn mức ý nghĩa 0.05, chứng tỏ phương sai giữa các nhóm là đồng nhất nên 3 yếu tố này sử dụng tốt trong phân tích One way ANOVA, riêng yếu tố “Chất lượng các dịch vụ, kết cấu hạ tầng phục vụ cho du lịch như thế nào?” có giá trị Sig.Levene's test là 0.03 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0.05 do vậy không phù hợp để sử dụng trong phân tích One way ANOVA.
Theo kết quả kiểm định, chỉ có 3 yếu tố là “Tính khả thi của các quy hoạch, định hướng phát triển du lịch so với xu thế phát triển và tình hình thực tế”; “Chất lượng các dịch vụ, kết cấu hạ tầng phục vụ cho du lịch như thế nào?” và “Các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng được quan tâm tu bổ, phục chế, nâng cấp, phát huy giá trị để phục vụ phát triển du lịch” có giá trị Sig.(2tailed) nhỏ hơn mức ý nghĩa 0.05 nên có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Vì vậy, có thể khẳng định có sự khác biệt trong đánh giá các yếu tố nàygiữa các nhóm lao động khác nhau về nơi làm việc. Đối với công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch điểm du lịch, mỗi đơn vị hay cơ quan khác nhau sẽ đảm nhận nhiệm vụ và chức năng khác nhau ở mỗi giai đoạn trong quá trình thực hiện, do đó đánh giá của các cán bộ làm ở các đơn vị khác nhau cũng sẽ có cái nhìn chủ quan và không toàn diện về toàn bộ quá trình thực hiện, dẫn đến đánh giá khác nhau về yếu tố này là hoàn toàn dễ hiểu.
Bảng 4.32: Kết quả kiểm định One way ANOVA đối với nhóm “Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển điểm du lịch”
Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển
điểm du lịch Levene's testSig. (2-tailed)Sig.
Việc công bố, cung cấp thông tin kịp thời về các quy hoạch
phát triển du lịch để các tổ chức, cá nhân liên quan 0.330 0.325
Tính kịp thời, hiệu quả của việc triển khai thực hiện các quy
hoạch sau khi được phê duyệt 0.491 0.493
Tính khả thi của các quy hoạch, định hướng phát triển du
lịch so với xu thế phát triển và tình hình thực tế 0.535 0.000
Chất lượng các dịch vụ, kết cấu hạ tầng phục vụ cho du lịch
như thế nào? 0.030 0.048
Các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng được quan tâm tu bổ, phục chế, nâng cấp, phát huy giá trị để phục vụ phát triển du lịch
0.411 0.002
Các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp với kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội tại địa phương 0.152 0.546
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018)