6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh, năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn có những chuyển biến tích cực và ngày càng có dấu hiệu khả quan hơn. Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2020 theo giá so sánh năm 2010 ước đạt 38.083,5 tỷ đồng, tăng 7,02% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng thấp nhất so với các năm trước, tuy nhiên vẫn là mức tăng trưởng cao thứ 3 trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, thứ 6 toàn quốc.
Bảng 2.1. Bảng chỉ tiêu tổng hợp kinh tế - xã hội năm 2019 – 2020.
Chỉ tiêu Đơn vị 2019 2020 2020/2019 (%) Tổng sản phẩm trong tỉnh Theo giá SS 2010 Tỷđồng 35.401,04 38.083,50 107,2 Nông – Lâm – Thủy sản 4.548,2 3.694,09 81,22 CN-XD 15.857,4 24.373,44 153,70 Dịch vụ 14.995,44 10.015,97 66,79 Cơ cấu GDP Theo ngành kinh tế Nông – Lâm – Thủy sản % 12,8 9,7 75,78 CN-XD 44,79 64 142,88 Dịch vụ 57,59 26,4 45,84
Nguồn: Theo Cục Thống kê tỉnh Hà Nam, Báo cáo tình hình KT – XH tỉnh Hà Nam năm 2019 -2020.
a) Vềtăng trưởng kinh tế:
Tổng GDP của năm 2020 đạt 38083,5 tỷđồng (giá so sánh 2010), tăng 7,02% so
với thực tế 2019. Trong đó khu vực Nông – lâm – thủy sản giảm 18,78%, công nghiệp và xây dựng tăng 53,70%, dịch vụ giảm 66,79%. Thu nhập bình quân đầu người GRDP cảnăm đạt 69,7 triệu đồng, tăng 8,6% so với năm 2019, bằng 96,9% kế hoạch. Cơ cấu kinh tếđến cuối năm đạt: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 9,7%; Công nghiệp - xây dựng 64%; Dịch vụ 26,3%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (giá SS2010) năm 2020, tăng 2,8% so với năm 2019, bằng 100,1% kế hoạch…Thu cân đối ngân sách Nhà
nước cảnăm 2020 đạt 10.278 tỷđồng, tăng 7,7% so với năm 2019 và bằng 110,8% dự toán địa phương.
Kim ngạch xuất khẩu cảnăm đạt 3.077 triệu USD, giảm 11,5% so với năm 2019,
bằng 86,3% kế hoạch. Tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ cả năm đạt 27.575,6 tỷđồng, tăng 6,3% so với năm 2019, bằng 92,8% kế hoạch năm. Vốn đầu tư
phát triển thực hiện cả năm đạt 34.619,1 tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm 2019, bằng 92,3% kế hoạch.
Năm 2020 là năm có tốc độtăng trưởng tổng sản phẩm thấp hơn so với những năm
gần đây; tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế cả thế giới chung tay chống dịch nói chung, tỉnh Hà Nam nói riêng những năm qua gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao thì đây là
mức tăng trưởng hợp lý. Có được kết quả tích cực trên là do sự nỗ lực chung của các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân toàn tỉnh cũng nhƣ việc thực hiện triệt để, kịp thời, hiệu quả các biện pháp, giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ.
b) Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế của Phú Thọ có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại hơn. Trong đó chuyển dịch từ nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn sang hướng ngày càng
tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên vẫn còn chậm.
Nguyên nhân: Tốc độtăng của ngành công nghiệp không đạt kế hoạch, giá của hầu hết các vật tư và nguyên liệu đầu vào của sản xuất đều tăng cao làm cho chi phí sản xuất
tăng, trong khi đầu ra của sản phẩm không tăng, nên tỷ lệđóng góp vào GDP giảm. Do vậy, cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2020 là: Nông nghiệp 9,7%, công nghiệp – xây dựng 64% và dịch vụ 26,4%.
Bảng 2.2. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam từ 2016 – 2020. (theo giá thực tế). Đơn vị: % Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Cơ cấu theo ngành kinh tế 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông – lâm – thủy sản 15,2 13,5 9,7 12,8 9,7 Công nghiệp – Xây
dựng
58,67 59.85 61,9 57,59 64
Dịch vụ 26,13 26,65 28,4 44,79 26,4
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Nam, Niên giám 2016 – 2020. Có thể thấy tỉnh Hà Nam đang chuyển dịch cơ cấu tập trung sang lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng và dịch vụ. Tuy bịảnh hưởng do đại dịch Covid 19 năm 2020 khiến tỷ trọng cơ cấu của ngành dịch vụ giảm mạnh so với 2019, tuy nhiên trong tình hình Covid 19 nền kinh tếcũng có những tiến bộđáng kể.
c) Về nguồn nhân lực
Công tác lao động được đào tạo nghề, tạo việc làm đạt kết quả khảquan: Lao động
được giải quyết việc làm mới 23.338 lao động, trong đó xuất khẩu 436 lao động.Tỷ lệ
thất nghiệp khu vực thành thịcòn 2,4%. Năng suất lao động đạt 125,3 triệu đồng/người,
tăng 10,7% so với năm 2019, bằng 94,4% kế hoạch. Tỷ lệlao động qua đào tạo đạt 70%,
trong đó qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp đạt 55%. Tỷ lệlao động nông nghiệp/tổng
lao động xã hội còn 25,5%.
Cơ cấu lao động: Theo kết quảđiều tra lao động việc làm, tổng số lao động đang
làm việc trong nền kinh tếnăm 2020 là 478.921 người, tương đương năm 2019. Trong đó, lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ lệ 25,6%; công nghiệp và xây dựng 44,6%; dịch vụ 29,8%. Công tác đào tạo nghề, giải quyết tạo việc làm cho
người lao động năm 2020, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghềđược 21.026 người; giải quyết việc làm mới cho 23.338 lao động (trong đó XK lao động 436 người), vượt chỉ
tiêu kế hoạch 38%; toàn tỉnh có khoảng 25.674 người được tạo việc làm thêm, đạt 138% kế hoạch. Tỷ lệ thất nghiệp chung 1,8%, trong đó khu vực thành thị là 2,4%.
d) Vềcơ sở hạ tầng.
- Giao thông: Hà Nam có hệ thống giao thông thuận lợi cả vềđường bộ, đường sắt và đường thủy. Qua địa bàn Tỉnh có quốc lộ 2, quốc lộ 32A, 32B, 32C, quốc lộ 70;
đờng sắt tuyến Bắc – Nam. Đường cao tốc, đường Hồ Chí Minh đang là cửa ngõ của thủđô, các xe từ miền trong muốn ra Hà Nội hay các đi cao tốc các tỉnh phía Bắc đều
- Điện, nước: Hệ thống điện quốc gia đã phủ kín ở tất cả các huyện, xã trong tỉnh,
đáp ứng đủ nhu cầu điện cho DN, sản xuất kinh doanh. Hiện 70% dân số trong tỉnh đã được dùng nước sạch đủ tiêu chuẩn vệ sinh. Thành phố, thị xã và thị trấn các huyện đã
có nhà máy cung cấp nước sạch với tổng công suất trên 150.000m3 / ngày đêm, thỏa mãn nhu cầu cấp nước cho sản xuất và tiêu dùng.
- Hệ thống ngân hàng, tài chính: Gồm các sàn giao dịch chứng khoán, phòng giao dịch ngân hàng của nhiều ngân hàng khác nhau như ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV), ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), ngân hàng Công
thương Việt Nam (Vietinbank), ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank),
ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), ngân hàng Hàng hải (Maritime bank), ngân hàng nhà
đồng bằng sông Cửu Long (MHB), ngân hàng TMCP Kỹ Thuơng (Techcombank)… có
đủ năng lực và trình độ để phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế như vay vốn, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh… với thời gian nhanh nhất qua hệ thống giao dịch điện tử hiện đại.