Quan điểm về thu hút FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH hà NAM (Trang 48 - 49)

6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

3.1.1. Quan điểm về thu hút FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam

a) Xác định FDI là nguồn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư

Thực tế qua nhiều năm, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn chiếm trên

dưới 20% trong tổng đầu tư phát triển của tỉnh, là một nguồn bổ sung quan trọng cho sự

thiếu hụt của các nguồn đầu tư trong nước, bên cạnh viện trợ phát triển chính thức ODA. Việt Nam là một nước có nền kinh tế xếp hạng “trung bình”, vốn ODA sẽ giảm dần theo thời gian, do đó tập trung vào thu hút FDI là một chủtrương hoàn toàn đúng đắn.Tại Hà Nam, quy mô sản xuất nhỏ và thiếu vốn là những đặc trong của thành phần kinh tế trong

nước. Nguồn vốn FDI chảy vào KCN như một luồng gió mới, làm khởi sắc bộ mặt kinh tế của tỉnh. Các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng nhiều lao động, mặt bằng tiền lương cao hơn doanh nghiệp trong nước, quy mô sản xuất lớn và đóng góp cao cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, nguồn vốn FDI còn giúp cải thiện các nguồn vốn trong nước về mặt chất lượng. Thông qua quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp FDI tạo ra các hiệu ứng lan tỏa giúp tỉnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo không khí cạnh tranh

bình đẳng, do đó giúp các doanh nghiệp trong nước cải thiện được hiệu quả hoạt động của mình. Vì vậy, tỉnh Hà Nam phải nâng cao công tác thẩm định đầu tư, quan tâm đến chất lượng vốn thực hiện của các dựán ĐTNN theo từng thời kỳ. Bên cạnh đó, tỉnh phải luôn cân nhắc và điều chỉnh nguồn vốn này sao cho hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn này.

b) Đa dạng hóa các đối tác đầu tư nước ngoài

Trong hoạt động kinh tếđối ngoại của tỉnh thì việc đa dạng hóa các đối tác là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất. Càng có nhiều đối tác thiết lập quan hệ với tỉnh, tỉnh càng có cơ hội lựa chọn cho mình những đối tác phù hợp nhất. Bên cạnh đó, tỉnh còn có thêm nhiều cơ hội học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm quản lý, công nghệ kỹ thuật của các nước bạn cũng như là mở rộng thêm thị trường xuất khẩu. Thực tế ở tỉnh Hà Nam, FDI vào tỉnh và đặc biệt là các KCN, CCN có cơ cấu theo đối tác rất mất cân đối. Hàn quốc là đối tác chủ yếu của tỉnh, chiếm đa số dựán cũng như luợng vốn đầu tư song nếu chỉ phụ thuộc vào mỗi một đối tác là Hàn Quốc thì tỉnh sẽ phải chịu nhiều rủi ro,

đặc biệt trong trường hợp nền kinh tếnước này bất ổn hay rơi vào khủng hoảng. Vì vậy,

đa dạng hóa các đối tác đầu tư nước ngoài là một quan điểm cơ bản của tỉnh trong tương

lai. Trong thời gian tới đây, tỉnh có chủtrương xúc tiến thu hút với các nhà đầu tư Nhật Bản vào các lĩnh vực có chứa hàm lượng công nghệ cao thông qua việc hoàn thành giới thiệu sách “Hà Nam - Tiềm năng và cơ hội đầu tư” bằng tiếng Nhật Bản và các cuộc xúc

của mình trong việc kêu gọi đầu tư từ nước bạn. Sự có mặt của các doanh nghiệp FDI có nguy cơ gây ra những mất ổn định về chính trị và xã hội ởđịa phương. Nếu nguồn vốn FDI có tỷ trọng lớn hơn 50% tổng vốn đầu tư thì nguồn vốn FDI sẽ chi phối các nguồn vốn các và kinh tế của địa phương sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn này. Mặt khác, các doanh nghiệp FDI thường có khảnăng công nghệ và vốn vượt trội so với các doanh nghiệp trong nước nên có nguy cơ chèn ép, lấn át khu vực kinh tếtrong nước. Các doanh nghiệp FDI cũng sử dụng nhiều lao động và có kỷ luật làm việc nghiêm ngặt. Việc các doanh nghiệp này không tuân thủ luật lao động có thể làm thiệt hại cho người

lao động, gây tình trạng đình công, tạo ra sự bất ổn đối với toàn xã hội. Đầu tư nước ngoài mà không chọn lọc cũng sẽ gây ra hậu họa về môi trường, bởi các nhà đầu tư có thể lợi dụng địa phương làm nơi thải các công nghệ và kỹ thuật lạc hậu. Do đó, thu hút FDI cũng cần song song với quá trình cân nhắc sựđánh đối giữa phát triển kinh tế nhanh chóng và sựổn định chính trị - xã hội và bảo vệ môi truờng sống.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH hà NAM (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)