Quản lý thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận hai bà trưng thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

1.2.1.Khái niệm Quản lý thuế giá trị gia tăng

Từ khi có hoạt động chung của con người thì đồng thời xuất hiện hoạt động “quản lý”. Bất kỳ nơi nào có hoạt động chung trong cộng đồng đều phải có hoạt động quản lý.

Quản lý thuế trước hết và quan trọng nhất thuộc trách nhiệm của Nhà nước, nên người ta thường quan niệm quản lý thuế và quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế. Tuy nhiên, để hoạt động quản lý thuế đạt hiệu quả, nhất định phải có sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong xã hội để hỗ trợ cho công tác quản lý thuế của nhà nước trong một chừng mực nhất định nhằm phát huy tối đa vai trò của thuế.

Theo nghĩa rộng, quản lý thuế là quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế, là quá trình xây dựng chiến lược, phát triển hệ thống thuế, ban hành các luật thuế, tổ chức quản lý, điều hành, , giám sát việc thực hiện các luật thuế, , kiểm tra thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

Theo nghĩa hẹp, quản lý thuế là quá trình tác động của cơ quan quản lý thuế đến NNT nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật thuế.

Các khái niệm trên nêu rõ nội dung hoạt động quản lý thuế, đó là cách thức NNT thực hiện các thủ tục hành chính thuế để chuyển giao nguồn tài chính của mình vào quỹ NSNN, các chế tài xử lý trong trường hợp NNT không chấp hành nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình chấp hành pháp luật thuế. Hoạt động quản lý thuế GTGT có vai trò đảm bảo cho chính sách thuế GTGT được thực thi nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội.

Dựa vào đó, có thể khái quát khái niệm của quản lý thuế GTGT như sau: “Quản lý thuế GTGT là hoạt động của cơ quan thuế nhằm mục đích chủ yếu là

đảm bảo nguồn thu thuế GTGT cho ngân sách Nhà nước, góp phần phát huy tốt hơn vai trò của luật thuế GTGT.” [1]

Vì vậy, quản lý thuế GTGT là một công việc quan trọng cần phải được hoàn thiện để nâng cao hiệu quả, đảm bảo nguồn thu ngân sách ổn định và bền vững. Mục tiêu của Quản lý thuế GTGT chính là nhằm mục đích chủ yếu là đảm bảo nguồn thu thuế GTGT cho ngân sách Nhà nước, góp phần phát huy tốt hơn vai trò của luật thuế GTGT. Việc quản lý thu thuế là quản lý việc thực thi và đảm bảo thực thi các chính sách thuế hay là việc thực hiện quyền hành pháp và tư pháp của Nhà nước trong lĩnh vực thuế. Quản lý thu thuế là quá trình tổ chức thực thi các luật thuế, là việc định ra một hệ thống các tổ chức, phân công các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho các tổ chức này, xác lập mối quan hệ hữu hiệu trong việc thực thi Luật thuế nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện môi trường luôn biến động.

Ở Việt Nam, quản lý thu thuế GTGT được thực hiện cụ thể chủ yếu ở hai cấp là Cục thuế và Chi cục thuế.

Quản lý thuế GTGT ở cấp Cục thuế bao gồm các nội dung: Đăng ký thuế và cấp mã số thuế; Quản lý hoá đơn, chứng từ; Xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế; Hoàn thuế và kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế; Quyết toán thuế và kiểm tra quyết toán thuế; Xử lý miễn, giảm thuế; Quản lý hồ sơ doanh nghiệp.

Quản lý thuế GTGT ở cấp Chi cục thuế bao gồm các nội dung: Đăng ký thuế; Điều tra doanh số ấn định thuế (đối với các hộ ấn định thuế); Xét miễn, giảm thuế; Tính thuế và lập sổ bộ thuế; Xử lý tờ khai nộp thuế; Xử lý giấy nộp tiền và lập báo cáo kế toán thống kê thuế.

Trong quản lý thuế GTGT, Chi cục thuế phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan như: Kho bạc, Hải quan, Quản lý thị trường, Uỷ ban nhân dân, Sở kế hoạch đầu tư... để đảm bảo quản lý triệt để và phát triển nguồn thu. Ở đây, luận văn chỉ nghiên cứu và trình bày về quản lý thuế GTGT tại chi cục thuế ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận hai bà trưng thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)