Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận hai bà trưng thành phố hà nội (Trang 68 - 72)

2020

2.3.5 Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế

Công tác quản lý nợ là một trong những chức năng chính của quản lý thuế, góp phần tích cực trong việc nâng cao tính tuân thủ của NNT. Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế từng bước đã đi vào nề nếp. Nhờ có đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, công tác quản lý nợ thuế đã được chuyên môn hóa sâu. Hiện nay nợ thuế đã được Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng phân loại và theo dõi thành nhiều nhóm khác nhau như nợ khó thu, nợ chờ xử lý, nợ có khả năng thu hay nhóm nợ thuế mới phát sinh dưới 30 ngày, nợ thuế từ 30 đến 90 ngày và nhóm nợ trên 90 ngày. Trên cơ sở phân loại nợ để tiến hành các biện pháp tổ chức thu nợ phù hợp với từng nhóm nợ đạt hiệu quả cao. Công tác cưỡng chế nợ thuế đối với các doanh nghiệp có nợ thuế trên 90 ngày được tiến hành, đã mang lại những kết quả nhất định, qua đó có tác dụng răn đe các nợ thuế nghiêm túc chấp hành luật thuế.

Bảng 9: Tình hình nợ thuế tại chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Nợ đến 31/12/2018 Nợ đến 31/12/2019 Tăng giảm nợ 31/12/2019 so với 31/12/2018 Nợ đến 31/12/2020 Tăng giảm nợ 31/12/2019 với 31/12/2020 Số thuế nợ Tỷ lệ % Số thuế nợ Tổng số nợ 1,297,347 1,508,014 210,667 16.24 1,341,535 -144,412 Nợ khó thu 322,540 357,916 35,376 10.97 49,951 -311,281

Nợ chờ xử lý 434,141 561,394 127,253 29.31 547,901 -18,954 Nợ chờ điều

chỉnh 2,664 2,664 1,953 -926

Nợ trên dưới

90 ngày 540,666 586,041 45,375 8.39 741,730 186,748

Nguồn: Báo cáo tổng kết chi cục thuế quận Hai Bà Trưng

Qua bảng trên, ta thấy nợ thuế qua các năm đang có xu hướng tăng, các chỉ tiêu nợ thuế năm sau đều cao hơn năm trước. Số nợ thuế tuyệt đối năm 2018 tăng so với 2019 là 210 tỉ, với với tỉ lệ 16%. Số nợ chờ xử lý tăng lên gần 30 %, số nợ trên 90 thì tăng không quá nhiều. Điều này chứng tỏ công tác quản lý nợ thuế chưa tốt. Quản lý thu nộp thuế tốt sẽ làm giảm tiền thuế nợ và các trường hợp cưỡng chế nợ. Nắm bắt được điều này, Chi cục thường xuyên phối hợp với Kho bạc và Ngân hàng đã liên kết với Tổng cục thuế để duy trì việc triển khai thực hiện tốt dự án hiện đại hoá thu nộp NSNN, tạo thuận lợi cho NNT trong việc thực hiện nộp ngân sách và việc kế toán thu ngân sách tại cơ quan thuế, kho bạc được thực hiện nhanh chóng, chính xác, thống nhất. Tuy nhiên, công tác quản lý thu nộp thuế chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, các biện pháp đôn đốc, nhắc nhở chưa có tác động tích cực.

Tổng nợ đến 30/11/2020 so với 31/12/2019 giảm 93 tỷ 132 triệu đồng; trong đó nợ khó thu giảm 193 tỷ 388 triệu đồng là do chi cục đã thực hiện khoanh nợ đạt 102% nói trên, nợ trên dưới 90 ngày tăng 241 tỷ 122 triệu đồng, nguyên nhân nợ tăng chủ yếu liên quan tiền sử dụng đất tăng: 193 tỷ 688 triệu đồng (dự án 505 Minh Khai của Công ty TNHH Hòa Bình chuyển phân loại nợ chờ xử lý sang nợ có khả năng thu), tiền thuê đất tăng 24 tỷ 472 triệu đồng.

Ước nợ đến 31/12/2020 so với 31/12/2019 giảm 144 tỷ 412 triệu đồng, trong đó nợ trên dưới 90 ngày là 741 tỷ 730 triệu đồng, tăng 186 tỷ 748 triệu đồng (+33.65%), chiếm 25,4% dự toán thu.

Nợ thuế dưới 90 ngày tăng mạnh so với các năm trước. Điều này là tình trạng chung trên địa bàn thành phố Hà Nội, khi mà số tiền thuế nợ trên dưới 90

ngày trên địa bàn thành phố tăng 36,2% so với cuối năm 2019. Số tiền thuế nợ tăng được cho là có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân khách quan là ảnh hưởng của dịch bệnh, sự thay đổi chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số ngành nghề. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh và biến động kinh tế trong nước và thế giới, Cục Thuế Hà Nội nói chung và Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng nói riêng đã triển khai đầy đủ, kịp thời các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố còn nhiều doanh nghiệp có số thuế không thuộc đối tượng được gia hạn hoặc khoản nợ kéo dài nhiều năm, không thuộc phạm vi gia hạn. Nguyên nhân khác là có những doanh nghiệp cố tình chây ỳ dù vẫn hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường.

Mặt khác, các chỉ tiêu nợ khác như tổng nợ, nợ khó thu, nợ chờ xử lý lại giảm (trong khi tăng ở các năm trước). Để đạt đươc kết quả này trong tình hình khó khăn như thế, chi cục thuế quận Hai Bà Trưng đã có những cố gắng vượt bậc như:

- Chi cục thực hiện thí điểm nộp thuế điện tử bằng phần mềm ứng dụng mới tại Ngân hàng MBBank đã triển khai mở rộng tại địa bàn Quận, kết quả đến ngày 31/12/2020, đã có 1.033 HKD nộp thuế điện tử tại MBBank và 265 hộ nộp thuế điện tử tại Agribank.

- Chủ động kiểm soát dữ liệu quản lý các hộ kinh doanh đã ngừng hoạt động đang có trạng thái 03 để rà soát chuyển trạng thái về 01 cho NNT. Qua rà soát, có 17.055 MST, các hộ kinh doanh không có nợ thuế ưu tiên thực hiện trước đồng thời rà soát điều chỉnh các trường hợp có số nộp thừa. Đến ngày 31/12/2020, Chi cục đã rà soát chuyển trạng thái cho 15.663 MST, còn tồn 1.392 HKD còn phải xử lý do còn nợ tiền phạt chậm nộp tại các cơ quan thuế khác, nợ thừa thiếu…

- Trong tháng 11/2020, Chi cục đã nhận danh sách kinh doanh online để rà soát gồm 2.748 địa điểm bán hàng online và 73 địa điểm kinh doanh hoạt động lưu trú online. Chi cục đã thực hiện rà soát bước đầu có 551 trường hợp đã quản

lý thuế, căn cứ dữ liệu doanh thu bán hàng online để xem xét điều chỉnh trong kỳ lập bộ 2021, có 143 trường hợp đã nghỉ kinh doanh, 128 trường hợp thuộc công ty quản lý, 69 trường hợp không thuộc địa bàn Quận Hai Bà Trưng, còn 1.926 trường hợp tiếp tục rà soát.

Bảng 10: Tình hình nợ thuế GTGT qua các năm 2017 – 2020

STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

1 Tổng số nợ thuế (tỷ đồng) 1.418 1.297 1.461 1.341 Trong đó nợ thuế GTGT (tỷ đồng) 609 539 657 589 2 Nợ thuế GTGT/ Tổng số nợ thuế (%) 43 42 45 44

Nguồn: Tổng hợp báo cáo chi cục thuế Q. Hai Bà Trưng

Do số thu thuế GTGT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu thuế nên số nợ thuế GTGT cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ thuế. Con số nợ thuế GTGT thấp nhất vào năm 2018 là 539 tỷ đồng nhưng vọt lên cao nhất vào năm liền sau đó là 657 tỷ đồng (tăng 21%) Điều này chứng tỏ công tác nợ thuế GTGT trong vài năm trở lại đây chưa được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ thuế GTGT trong tổng số nợ thuế năm 2019 cũng là cao nhất (45%). Tỷ lệ nợ thuế GTGT các năm gần như không biến động quá mạnh tuy nhiên vẫn còn dao động quanh con số 42- 45% và lại có xu hướng tăng mạnh trong năm vừa qua (năm 2019). Đến năm 2020 thì số nợ thuế GTGT có vẻ giảm về mặt con số tuyệt đối nhưng, tỉ lệ nợ thuế GTGT/ Tổng số nợ thuế thì giảm không đáng kể, vẫn duy trì con số trung bình như các năm trước.

Mặc dù năm 2020, cả chi cục có tổng số nợ thuế giảm, tỉ lệ nợ khó thu và nợ chờ điều chỉnh giảm rất mạnh, nhưng tỉ lệ nợ thuế GTGT lại không được cải thiện so với các năm trước đó. Công tác quản lý nợ thuế GTGT tai chi cục thuế quận Hai Bà Trưng càng cần được cải thiện, vì đây là loại thuế chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thuế và tỉ lệ nợ thuế cũng chiếm gần như là phân nửa tổng số nợ thuế và đang có xu hướng ngày cảng tăng mạnh.

Với mục tiêu về giảm nợ thuế đến thời điểm cuối năm, đặc biệt là thuế GTGT, Chi cục đã giao nhiệm vụ đến từng khối, từng đội và từng cán bộ. Trên cơ sở nguồn thu phát sinh hàng tháng, Chi cục giao nhiệm vụ đôn đốc thu và kiểm soát nợ trước thời điểm khóa sổ, thực hiện nhiệm vụ giảm nợ trước 31/12. Đội Quản lý nợ chủ trì, phối hợp với các đội thuế thực hiện rà soát, hoàn thiện hồ sơ khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền chậm nộp.

Bằng nhiểu biện pháp như trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế, Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, Chi cục đã chỉ đạo quyết liệt việc đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời kiểm tra, xử lý những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế, chống thất thu thuế và thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận hai bà trưng thành phố hà nội (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)