a. Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT
Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là một nội dung quan trọng, là khâu đột phá của toàn bộ lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Công tác này có tầm quan trọng đặc biệt, không những nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành, mà còn tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan thuế và người nộp thuế.
Cơ quan thuế thực hiện tuyên truyền sâu rộng về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế cho doanh nghiệp và mọi tầng lớp dân cư trong xã hội thông qua các phương tiện thông tin tuyên truyền như báo, tạp chí, tờ rơi, sổ tay hướng dẫn, trang tin điện tử ngành thuế, đài phát thanh truyền hình... Người nộp thuế điển hình thực hiện tốt nghĩa vụ thuế được biểu dương kịp thời tại các hội nghị tuyên dương doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế; các hành vi gian lận của người nộp thuế được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Người nộp thuế được hỗ trợ nắm bắt chính sách, thủ tục hành chính thuế. Được giải đáp các vướng mắc thông qua nhiều hình thức đa dạng như hỗ trợ trực tiếp tại văn phòng cơ quan thuế, bằng văn bản, định kỳ tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, tập huấn chính sách chế độ cho người nộp thuế.
Các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc thực thi pháp luật thuế. Do vậy, công tác tuyên truyền, hỗ trợ đã nhận được sự đánh giá cao, đồng tình, ủng hộ, sẵn sàng
phối hợp của người nộp thuế và cơ quan ban ngành, đoàn thể. Các chỉ tiêu tuyên truyền hỗ trợ bao gồm các chỉ tiêu thành phần như:
+ Số bài viết tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. +Số lượt người nộp thuế được giải đáp vướng mắc tại cơ quan thuế
+ Số lượt người nộp thuế được giải đáp vướng mắc qua điện thoại trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ:
+ Số văn bản trả lời NNT đúng hạn
+ Số cuộc đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức
b. Công tác lập dự toán, thực hiện dự toán thu thuế GTGT
Là khâu đầu của chu trình ngân sách nhằm xây dựng khả năng huy động nguồn thu của địa phương trong một năm ngân sách phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Từ đó, giao nhiệm vụ thu ngân sách phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp, từng đơn vị đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Ở phạm vi cơ quan thuế địa phương, lập kế hoạch thu thuế là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Lập kế hoạch thu thuế GTGT được thực hiện qua bốn giai đoạn: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, lãnh đạo thực hiện kế hoạch và đánh giá kiểm tra tình hình thực hiện. Để nâng cao chất lượng công tác lập dự toán thu, cơ quan thuế phải quan tâm làm tốt công tác kế toán, thống kê thuế và phân tích dự đoán nguồn thu, kế toán thuế là một bộ phận của hoạt động kế toán gắn với nội dung công việc của ngành thuế. Phân tích thống kê có ý nghĩa lớn cho thấy tiềm năng khai thác nguồn thu, phân tích kết quả thực hiện kế hoạch để xác định khả năng thực tế của người nộp thuế, xu thế chấp hành pháp luật thuế và đánh giá đúng năng lực quản lý của ngành thuế.
c. Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế GTGT
* Đăng ký thuế và cấp mã số thuế: Hàng năm, trên cơ sở khai đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, cơ quan thuế tiến hành cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp. Việc quản lý doanh nghiệp được thực hiện trên mạng vi tính
thống nhất trên cả nước. Mỗi doanh nghiệp được gắn một mã số duy nhất. Tất cả các thông tin về doanh nghiệp như ngành nghề kinh doanh, tính chất và quy mô kinh doanh, địa chỉ, trụ sở … được lưu vào máy vi tính với file dữ liệu riêng biệt. Khi cần kiểm tra một doanh nghiệp nào đó thì cơ quan thuế chỉ cần mở file theo mã số thuế của doanh nghiệp đó.
*Xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế: Hiện nay, ở nước ta việc tính thuế và kê khai thuế do các doanh nghiệp tự giác thực hiện, có sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế. Cơ quan thuế quy định cụ thể các chỉ tiêu trong nội dung của tờ khai tương ứng với từng loại thuế. Đối với mỗi sắc thuế cũng quy định cụ thể kỳ tính thuế, thời hạn lập tờ khai. Đến thời hạn quy định, DN phải nộp tờ khai cho cơ quan thuế theo đúng quy định. Quản lý ban đầu ở khâu đăng ký, kê khai thuế do bộ phận kê khai và kế toán thuế thực hiện để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế qua việc đăng ký, kê khai thuế của NNT. Phải xác định được số hồ sơ phải nộp, đã nộp, không nộp, các lỗi số học và tính pháp lý của hồ sơ khai thuế, qua đó bộ phận kê khai và kế toán thuế có những điều chỉnh và kiến nghị xử lý kịp thời tạo điều kiện để NNT chấp hành tốt pháp luật về thuế. Việc quản lý ở khâu này nhằm phân loại được NNT, từ đó định hướng cho việc quản lý ở các khâu tiếp theo.
d. Quản lý hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế GTGT
Sau khi tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế của NNT gửi đến, cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ theo quy định của các luật thuế, phân loại và thực hiện hoàn thuế với những hồ sơ đủ điều kiện. Tùy theo đối tượng mà cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế ngay cho DN hoặc kiểm tra hồ sơ hoàn thuế trước khi hoàn thuế cho DN. Nguyên tắc quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
- Người nộp thuế thuộc trường hợp được hoàn thuế theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng tự xác định số tiền thuế giá trị gia tăng đủ Điều kiện khấu
trừ, hoàn thuế, khai đề nghị hoàn thuế, lập và gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Tại chi cục thuế sau khi tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, miễn giảm thuế của NNT gửi đến, việc giải quyết hoàn thuế được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, theo trình tự, thủ tục quy định.
- Cán bộ cơ quan thuế, khi thực hiện giải quyết hồ sơ hoàn thuế, miễn giảm thuế phải áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định.
- Cơ quan thuế ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong việc tiếp nhận, giải quyết, quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng và thực hiện kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết hoàn thuế cho người nộp thuế.
e. Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế
Mục tiêu của công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế là kịp thời phát hiện và xử lý các NNT cố ý chây ỳ, nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước phù hợp với pháp luật thuế. Nội dung của công tác quản lý nợ thuế được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Nội dung công tác quản lý nợ thuế
Bước công việc Nội dung công việc
1. Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ
- Xác định số tiền thuế nợ năm thực hiện - Lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm kế hoạch
- Báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho cơ quan thuế cấp trên
- Phê duyệt chỉ tiêu thu tiền thuế nợ - Triển khai thực hiện chỉ tiêu thu tiền thuế nợ
2. Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ
- Phân công quản lý nợ thuế - Phân loại tiền thuế nợ
- Lập nhật ký và sổ tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ - Đối chiếu số liệu
- Thực hiện đôn đốc thu nộp
- Xử lý hồ sơ đề nghị : Xóa nợ; Gia hạn nộp thuế; Hoàn kiểm bù trừ
- Phối hợp để điều chỉnh tiền thuế nợ
- Đôn đốc tiền thuế nợ đối với đơn vị XDCB vãng lai, chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị UNT
- Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ - Lưu trữ tài liệu về quản lý nợ.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp f. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế
Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế theo mô hình chức năng. Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai, tự nộp thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật thuế. Thanh tra, kiểm tra thuế là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp người nộp
thuế nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm.
Mục đích của thanh tra, kiểm tra thuế để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế, xâm chiếm tiền thuế, dây dưa nợ đọng thuế đối với người nộp thuế và cơ quan thuế, tổ chức cá nhân có liên quan. Phát hiện những bất hợp lý, những kẻ hở trong các văn bản pháp luật thuế để kịp thời đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và xác lập các căn cứ hoàn thiện chính sách thuế cũng như cơ chế quản lý thuế. Điều tra xác minh để làm sáng tỏ những khiếu nại về thuế, làm căn cứ cho việc xử lý kịp thời những khiếu nại về thuế. Thanh tra, kiểm tra thuế được tiến hành theo một trình tự nhất định. Qua việc giám sát, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế phát hiện những sai sót yêu cầu NNT giải trình, bổ sung để chứng minh tính chính xác, trung thực, hợp lý của các chỉ tiêu đã kê khai trong hồ sơ khai thuế. Trường hợp NNT không chứng minh được tính chính xác, trung thực hợp lý của việc kê khai thuế thì cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện NNT có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế thì tiến hành thanh tra thuế.