Bối cảnh kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận hai bà trưng thành phố hà nội (Trang 48 - 49)

2020

2.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội

Quận Hai Bà Trưng nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Quận Hai Bà Trưng nằm trên nền đất xưa vốn thuộc các tổng Hậu Nghiêm (sau đổi là Thanh Nhàn), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương, một số tổng của huyện Thanh Trì và vùng thái ấp của thượng tướng Trần Khát Chân từ Ô Cầu Dền (đầu đường Trần Khát Chân) đi xuống hết Bạch Mai, tới các phường có tên Mai (Mai Động, Tương Mai nay thuộc quận Hoàng Mai).

Quận Hai Bà Trưng có 18 phường như hiện nay gồm: Bạch Đằng, Bạch Mai, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy, Bách Khoa

Tính đến năm 2018, quận Hai Bà Trưng có diện tích 9,2 km2. Dân số năm 2018 là 318.000 người với vị trí địa lý:

Phía đông giáp quận Long Biên với ranh giới là sông Hồng. Phía tây giáp quận Đống Đa với ranh giới là đường Lê Duẩn và đường Giải Phóng. Phía tây nam giáp quận Thanh Xuân với ranh giới là đường Giải Phóng. Phía nam giáp quận Hoàng Mai. Phía bắc giáp quận Hoàn Kiếm với ranh giới là các phố Trần Hưng Đạo, Hàn Thuyên, Lê Văn Hưu, Nguyễn Du.

Về tình hình kinh tế xã hội quận Hai Bà Trưng, thì đây là quận lõi của thành phố Hà Nội, với diện tích 10,2 km2, dân số trên 35 vạn người, vị trí địa lý gần ngay trung tâm thành phố, do vậy đây là thế mạnh để quận thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Trong giai đoạn 2016-2020 đầy khó khăn và thách thức nhưng chính quyền và nhân dân quận Hai Bà Trưng đã luôn nỗ lực để đạt được nhiều thành tựu về kinh tế. Kinh tế quận tiếp tục đạt được những chuyển biến tích cực, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đã hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, tiêu biểu là: Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 13,2%/năm, dịch vụ tăng bình quân 18%/năm, dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế quận. Thu ngân sách trên địa bàn hằng năm đều vượt dự toán, tổng thu ngân sách giai đoạn 2016-2020 dự kiến đạt 46.228 tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với giai đoạn 2011-2015. Năm 2015, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận đứng thứ 7/30 quận, huyện thì từ năm 2018, quận luôn đứng đầu về số thu ngân sách trong 30 quận, huyện của Thành phố, đặc biệt thu chủ yếu từ sản xuất kinh doanh, thu từ đất chiếm tỷ trọng rất thấp; huy động xã hội hóa đầu tư đạt 170 tỷ đồng, gấp 3 lần giai đoạn 2011-2015. Quản lý và phát triển đô thị chuyển biến tích cực, từng bước hình thành đô thị văn minh, hiện đại, đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 323 dự án, xây dựng mới 07 trường công lập và cải tạo, nâng cấp nhiều trường học, xây dựng, cải tạo nâng cấp các trạm y tế, phòng khám, trụ sở làm việc của các cơ quan thuộc quận, các dự án phục vụ cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận hai bà trưng thành phố hà nội (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)