2020
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý nợ thuế
* Với cơ chế cởi mở như hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng vấn đề này để thành lập doanh nghiệp mới, từ đó chây ỳ, nợ đọng thuế, gây khó khăn trong công tác quản lý thu thuế và thất thu NSNN. Vì vậy, cần xác định chính xác nhân thân, nơi cư trú theo hộ khẩu và chứng minh nhân dân của người đứng đầu doanh nghiệp, đặc biệt quan tâm xác minh nhân thân thông qua việc cấp phiếu lý lịch tư pháp xác định tình trạng tiền án, tiền sự. Trong thực tế, nhiều trường hợp người đứng đầu doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định như về trình độ, năng lực, hành vi dân sự, bị cấm kinh doanh, có tiền án, tiền sự về tội trốn thuế, buôn lậu hoặc chủ doanh nghiệp sau khi vi phạm lẩn trốn một thời gian lại tiếp tục đứng ra xin thành lập doanh nghiệp với tên mới.
* Biện pháp tiếp theo là nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu và từng cán bộ công chức trong việc thu hồi nợ thuế.
- Tiếp tục đánh giá, phân loại, chuẩn hóa dữ liệu nợ thuế, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp thu nợ phù hợp; thực hiện triệt để các biện pháp thu hồi nợ thuế như: trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, kê biên tài sản, thu hồi giấy phép kinh doanh, công khai thông tin người nợ thuế…
- Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc thu hồi nợ đọng thuế; thành lập ban chỉ đạo chống thất thu, thu hồi nợ đọng, tập trung
thu hồi các khoản nợ liên quan đến đất của các dự án do chính quyền địa phương quản lý.