Huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất thực hiện chính sách tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 111 - 125)

sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

Kinh phí thực hiện chính sách TVL cho TNNT là không nhiều, do vậy để thực hiện hiệu quả chính sách TVL cho TNNT ta có thể khai thác các nguồn lực trong nhân dân nhằm giảm bớt chi phí từ ngân sách Nhà nƣớc, nâng cao trách nhiệm cộng đồng xã hội, khai thác sự tài trợ của các tổ chức, đơn vị, cá nhân giúp đỡ. Học viên có đề xuất một số giải pháp sau:

Phát triển kinh tế - xã hội là nền tảng thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Do vậy, tạo điều kiện cho TNNT và lao động địa phƣơng tham gia xây dựng các công trình trọng điểm, các dự án, công trình xây dựng ĐCN, CCN, cơ sở hạ tầng nông thôn (chƣơng trình xây dựng nông thôn mới) và xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị (các công trình văn hóa, vệ sinh môi trƣờng) vừa xây dựng các công trình phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng, vừa TVL cho TNNT, góp phần giảm bớt tình trạng TNNT ra thành phố tìm việc.

Huy động và sử dụng có hiệu quả Ngân sách Nhà nƣớc và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và trong dân trong việc phát triển ĐCN, CCN. Xây dựng cơ chế góp cổ phần đối với những lao động làm việc trong các CCN, ĐCN. Ngƣời lao động vừa là ngƣời làm thuê, vừa là ông chủ trong quá trình lao động sản xuất. Thông qua nguồn vốn huy động, chủ đầu tƣ tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngƣời lao động có việc làm và thực hiện vai trò giám sát cũng nhƣ nâng cao trách nhiệm trong thực hiện công việc.

Kêu gọi các chủ dự án, chủ doanh nghiệp trong các CCN, ĐCN sử dụng lao động địa phƣơng, công khai về ngành nghề, yêu cầu trình độ cũng nhƣ tổng lao động để địa phƣơng có phƣơng án đào tạo và tƣ vấn hƣớng nghiệp.

Lựa chọn các nghệ nhân có tay nghề cao đẩy mạnh công tác truyền nghề và dạy nghề tại các làng nghề truyền thống. Khuyến khích các đơn vị, cơ sở doanh nghiệp xây dựng và mở các lớp đào tạo nghề.

Hằ gân hàng Chính sách xã hội từ nguồn vốn ngân sách địa phƣơng theo quy định của Chính phủ về tín dụng ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, ƣu tiên từ nguồn tăng thu và tiết kiệm chi để ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn huyện.

Đa dạng hoá các phƣơng thức tạo lập nguồn vốn.Ngoài vốn vay từ Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm, TNNT có thể tự thành lập quỹ hỗ trợ thanh niên lập nghiệp địa phƣơng, tiến hành vay vốn trong các tổ chức, đoàn thể.

Để phát huy hiệu quả hơn nguồn vốn ƣu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm, chính quyền các cấp cần quan tâm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hƣớng dẫn dạy nghề, định hƣớng sản xuất, tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật đối với các hộ vay vốn. Phối hợp, lồng ghép vốn tín dụng chính sách với các dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng ƣu đãi. Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng, các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác và các Tổ tiết kiệm & vay vốn đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc đến nhân dân. Đồng thời, hƣớng dẫn cho vay đúng đối tƣợng, sử dụng vốn vay đúng mục đích và quản lý, giám sát thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi.

Trong công tác đào tạo nghề, thực hiện quản lý kinh phí chặt chẽ, minh bạch, đúng mục tiêu, hỗ trợ đúng đối tƣợng, đồng thời đảm bảo hƣớng dẫn sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiệu quả, đúng mức chi, nội dung chi, tránh việc sử dụng kinh phí sai đối tƣợng, không hiệu quả hoặc hỗ trợ đào tạo tràn lan không xác định đƣợc nơi làm việc và hiệu quả sau đào tạo gây lãng phí ngân sách Nhà nƣớc.

3.2.5. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

Để nâng cao hiệu quả hoạt động phân công phối hợp thực hiện chính sách TVL cho TNNT,huyện Nghĩa Hƣng cần xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan tổ chức, đoàn thể trong quá trình thực thi chính sách. Đó là xác định một chế độ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức hoạt động, công tác nhân sự, phân công và phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn đối với các đơn vị tham gia thực hiện chính sách TVL cho TNNT.

Các ngành chức năng có liên quan tích cực tham mƣu cho UBND huyện triển khai, hƣớng dẫn các văn bản liên quan đến hoạt động TVL cho TNNT.Phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội là đầu mối điều tiết của các ngành, các cấp, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách TVL cho TNNT.

Ngoài ra cần xác định ngƣời chịu trách nhiệm chính (Trƣởng phòng) và những ngƣời tham gia phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách TVL. Phân công nhiệm vụ tùy thuộc vào khả năng, tính chất chuyên môn và thế mạnh của từng ngƣời, hạn chế tình trạng trùng chéo nhiệm vụ và không rõ trách nhiệm. Học viên thiết lập quy chế phối hợp giữa các phòng, ban, cơ quan trong việc thực hiện chính sách nhƣ sau:

- Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội

+ Tiếp tục chịu trách nhiệm quản lý chƣơng trình; chủ trì và phối hợp với các cơ quan chuyên môn, Hội, đoàn thể có liên quan tổ chức triển khai thực hiện chƣơng trình có liên quan đến vấn đề lao động việc làm.

+ Tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện chƣơng trình giải quyết việc làm huyện Nghĩa Hƣng

+ Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo UBND huyện; chỉ đạo khảo sát điều tra thông tin cung - cầu lao động trên địa bàn toàn huyện.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch

+ Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức lồng ghép các chƣơng trình, dự án, đề án, có liên quan đến lĩnh vực lao động việc làm; cung cấp thông tin về hoạt động các doanh nghiệp trên địa bàn.

+ Tham mƣu trình UBND huyện bố trí kinh phí cho chƣơng trình giải quyết việc làm của huyện để thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách; hƣớng dẫn, giám sát việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả. - Phòng văn hóa và Thông tin

+ Chỉ đạo Trung tâm Văn hóa -Thông tin, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện tuyên truyền rộng rãi, kịp thời về chính sách TVL cho TNNT của huyện thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng.

+ Đẩy mạnh hình thức tuyên truyền để ngƣời dân nâng cao nhận thức, có ý thức trách nhiệm cùng với chính quyền các cấp thực hiện có hiệu quả chính sáchTVL của huyện.

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Công thƣơng, Phòng

Giáo dục và Đào tạo: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và chiến lƣợc phát triển của ngành, có trách nhiệm phối hợp với Phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hộitriển khai thực hiện chƣơng trình giải quyết việc làm của huyện thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, gắn chƣơng trình phát triển của ngành với chỉ tiêu tạo việc làm mới.

- Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn

+ Xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện chính sách TVL cho TNNT tại cơ sở; thực hiện lồng ghép các chƣơng trình phát triển kinh tế, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, di dân tái định cƣ trên địa bàn với giải quyết việc làm. + Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn của xã, thị trấn phối hợp với các ngành có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách TVL cho TNNT

+ Phối hợp tổ chức đào tạo các nghề phục vụ cho chƣơng trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và các ngành nghề theo từng nhóm đối tƣợng đáp ứng

yêu cầu thị trƣờng lao động qua đó TVL cho TNNT.

+ Tổ chức, chỉ đạo triển khai cập nhật thông tin cung cầu lao động tại các xóm, khu trong địa bàn quản lý.

+ Thực hiện báo cáo định kỳ 9 tháng, một năm hoặc đột xuất với UBND huyện (qua Phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội huyện) việc triển khai các chƣơng trình về lao động việc làm của địa phƣơng.

- Các đoàn thể, các hội: Phối hợp với các ngành, các cấp phổ biến tuyên truyền và tham gia thực hiện chính sách TVL cho TNNT trong phạm vi hoạt động của đoàn thể mình, đồng thời tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện chƣơng trình của các cấp chính quyền liên quan. Đặc biệt tích cực đẩy mạnh vai trò của Huyện đoàn trong tƣ vấn hƣớng nghiệp của TNNT, hỗ trợ TNNT vay vốn tạo việc làm, học nghề và xuất khẩu lao động.

- Trung tâm dạy nghề: Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Huyện Đoàn nghĩa Hƣng, Phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hộitổ chức tƣ vấn, giới

thiệu việc làm và học nghề cho TNNT. Trung tâm liên kết với các doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu tuyển lao động để kịp thời thông báo tới địa phƣơng để TNNT có nhu cầu tìm việc làm đƣợc biết và có kế hoạch học nghề hoặc tham gia tuyển dụng.

3.2.6.Thực hiện thường xuyên hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý nghiêm vi phạm về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

Thực hiện kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo và một yêu cầu cơ bản trong quá trình thực thi chính sách, đảm bảo chính sách đƣợc thực thi đúng quy trình và phát hiện những sai sót trong quá trình thực thi chính sách, từ đó đƣa ra các giải pháp kịp thời xử lý.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra không chỉ bao gồm việc thực hiện giữa các cơ quan thực hiện chức năng QLNN về giải quyết việc làm và các đơn vi, cơ sở doanh nghiệp và TNNT trên địa bàn huyện mà còn thể hiện thông qua việc kiểm tra giữa UBND huyện, Thanh tra huyện và Phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội huyện đối với các cơ quan chức năng QLNN về giải quyết việc làm trên địa bàn huyện.

Hoạt động này phải tiến hành thƣờng xuyên đảm bảo quá trình thực thi đƣợc diễn ra liên tục, thông suốt và có sự điều chỉnh kịp thời; phát hiện và xử lý nghiêm những cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về giải quyết việc làm; đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, thực hiện theo đúng chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khi đƣợc phân công nhiệm vụ thực hiện công việc cụ thể trong công tác thực thi chính sách về việc làm.

Ngoài ra, việc thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng là điều kiện để các cơ quan Nhà nƣớc có điều kiện kiểm tra, xem xét hệ thống văn bản pháp luật có thực sự phù hợp với thực tiễn, cuộc sống của ngƣời dân, góp phần đồng bộ và hoàn thiện hệ thống pháp luật về TVL cho TNNT.

Thƣờng xuyên theo dõi, những biến động của thị trƣờng lao động. Gắn liền việc theo dõi và cung cấp thông tin về thị trƣờng lao động sẽ góp phần định hƣớng tốt nghề nghiệp cũng nhƣ tƣ vấn học nghề cho TNNT.

Thực hiện kiểm tra các cơ sở đào tạo nghề về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên giảng dạy, chƣơng trình dạy học để đảm bảo chất lƣợng đào tạo, đầu ra, cũng nhƣ điều kiện học tập cho ngƣời lao động.

Tăng cƣờng kiểm tra tình hình sử dụng lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho TNNT.

Tiến hành kiểm tra, kiểm soát đối với các dự án đang thực hiện và đúng đối tƣợng đối với các dự án cho vay vốn mới, bảo đảm các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, bảo toàn nguồn vốn của Nhà nƣớc, tạo thêm nhiều việc làm mới TNNT Nghĩa Hƣng.

Thƣờng xuyên kiểm tra, nắm tình hình các tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu lao động, tăng cƣờng kỷ luật lao động cho TNNT, phòng ngừa và xử lý kịp thời những trƣờng hợp vi phạm pháp luật.

3.2.7. Phối hợp thực hiện các tiểu chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn hướng tới mục tiêu chung

Các tiểu chính sách nằm trong chính sách TVL cho TNNT đƣợc xây dựng và triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ tạo điều kiện giải quyết việc làm cho TNNT trên một phƣơng diện nhất định.Tuy có chức năng khác nhau nhƣng chúng đều hƣớng tới mục tiêu giải quyết việc làm cho TNNT, việc liên kết, phối hợp các tiểu chính sách sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho cả quá trình thực thi chính sách. Do vậy, học viên đề xuất một số giải pháp sau:

Đào tạo nghề gắn với hỗ trợ vay vốn và thành lập mô hình liên kết sản xuất để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo kỹ thuật nghề cũng nhƣ hiệu quả sản xuất cho TNNT.

Các cơ sở đào tạo nghềtham gia vào các chƣơng trình hƣớng nghiệp và tƣ vấn nghề đào tạo cho TNNT còn đang sinh hoạt tại các trƣờng phổ thông trung học, cũng nhƣ TNNT toàn huyện, từ đó tiến hành phân luồng đào tạo và TNNT sớm đƣợc tiếp cận với các hình thức học nghề nếu không có nhu cầu học đại học, cao đẳng.

Chỉ đạo, hƣớng dẫn và hƣớng dẫn các cơ sở đào tạo nghề nhất là Trung tâm dạy nghề công lập, đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị đề đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề thích ứng với yêu cầu của thị trƣờng lao động nƣớc ngoài. Coi trọng phát triển lao động kỹ thuật cao ở những ngành nghề có xu hƣớng

phát triển nhƣ: công nghệ thông tin, điện tử, thợ điều khiển tự động. Đƣa công tác đào tạo nghề cho TNNT đi xuất khẩu lao động vào kế hoạch đào tạo của các cơ sở dạy nghề.

Tăng cƣờng liên kết giữa các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp có nhu cầu đƣa lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài, tạo điều kiện để các cơ sở dạy nghề xây dựng kế hoạch dạy nghề phù hợp. Nâng cao chất lƣợng đào tạo bổ túc tay nghề; giáo dục định hƣớng, ngoại ngữ, pháp luật, phong tục tập quán cho TNNT khi tham gia xuất khẩu lao động; hỗ trợ vay vốn đi xuất khẩu lao động, từng bƣớc chuyển dần xuất khẩu lao động phổ thông sang lao động có trình độ cao.

Phối hợp giữa quy hoạch phát triển ĐCN, CCN và làng nghề với các cơ sở đào tạo nghề cũng nhƣ hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp và lập nghiệp trên địa bàn huyện giúp TNNT nắm bắt đƣợc nhu cầu việc làm cũng nhƣ các yêu cầu cần thiết khi tham gia vào thị trƣờng lao động và khởi nghiêp.

Tiểu kết chƣơng 3

Luận văn đã hệ thống hóa quan điểm của Đảng về công tác thanh niên và việc làm cho thanh niên, định hƣớng của tỉnh Nam Định về tạo việc làm cho thanh niên nói chung.

Trên cơ sở quan điểm của Đảng, định hƣớng của tỉnh cũng nhƣ thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT huyện Nghĩa Hƣng, học viên đã đề xuất sáu nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách tạo việc làm cho TNNT trên địa bàn huyện Nghĩa Hƣng đó là: 1) Xác định rõ mục tiêu và điều kiện của địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách. 2) Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến phù hợp với TNNT. 3) Nâng cao năng lực cán bộ công chức thực thi chính sách. 4) Huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất thực hiện chính sách. 5) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong việc thực hiện chính sách. 6) Tiến hành thƣờng xuyên hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về TVL cho TNNT. 7) Phối hợp thực hiện các tiểu chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn hƣớng tới mục tiêu chung.

Trong nội dung đề tài, học viên đã chỉ ra những vấn đề có liên quan đến lý luận về chính sách TVL cho TNNT và thực tiễn thực hiện chính sách một cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 111 - 125)