Quan điểm của Đảng về công tácthanh niên và việc làm cho thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 91)

HUYỆN NGHĨA HƢNG, TỈNH NAM ĐỊNH

3.1. Quan điểm và định hƣớng hoàn thiện chính sách tạo việc làm chothanh niên nông thôn thanh niên nông thôn

3.1.1. Quan điểm của Đảng về công tác thanh niên và việc làm chothanh niên thanh niên

Quan điểm của Đảng về công tác thanh niên

Trong quá trình lãnh đạo đất nƣớc, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lƣợng xung kích cách mạng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Đồng thời, Đảng đã đề ra nhiều chủ trƣơng giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng, tổ chức thanh niên thành lực lƣợng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.Qua mỗi thời kỳ, dù bất cứ hoàn cảnh nào các thế hệ thanh niên đều hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình.

Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày09/02/1991 về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên chỉ rõ những mặt mạnh của thanh niên hiện nay đó là có trình độ học vấn cao hơn các thế hệ trƣớc, tiếp thu nhanh cái mới, sống năng động và thực tế, ƣa công bằng và dân chủ, hang hái tham gia công cuộc đổi mới [1]. Bên cạnh chỉ ra những ƣu điểm, Nghị quyết cũng chỉ ra những yếu kém của thanh niên. Đối mặt với những khó khăn kinh tế - xã hội vấn đề gay gắt trong thanh niên đã nảy sinh nhƣ: thiếu việc làm, thu nhập thấp, thất học, bỏ học, sức khỏe giảm sút, tệ nạn xã hội phát triển. Một bộ phận thanh niên dao động về lý tƣởng, nhận thức về giá trị cuộc sống có những lệch lạc bàng quan

với trách nhiệm xã hội, lƣời biếng, chạy theo lối sống thực dụng, mê tín dị đoan [1]. Nghị quyết 25 của Bộ Chính trị là cơ sở quan trọng định hƣớng cho công tác thanh niên trong giai đoạn mới - giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế.

Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/01/1993 của Ban chấp hành Trung ƣơng khóa VII về công tác thanh niên trong thời kỳ mới một lần nữa khẳng định vai trò to lớn và tiềm năng của thanh niên nƣớc ta. Thanh niên có trình độ học vấn cao hơn trƣớc, tầm nhìn rộng, nhạy cảm với thời cuộc, giàu lòng yêu nƣớc, có khát vọng mau chóng đƣa đất nƣớc vƣợt qua nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện dân giàu, nƣớc mạnh xã hội văn minh. Thanh niên đồng tình, ủng hộ và hăng hái tham gia sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, hàng triệu thanh niên chƣa có hoặc thiếu việc làm, thu nhập thấp, tình trạng thất học, mù chữ của thanh niên cao nhất là TNNT. Do đó, phƣơng hƣớng thực hiện trong thời gian tới là coi trọng thanh niên trong đào tạo nguồn nhân lực của đất nƣớc, vấn đề của thanh niên phải đƣợc đặt ở vị trí trung tâm của chiến lƣợc phát huy nhân tố và nguồn lực con ngƣời. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách của Đảng và Nhà nƣớc là giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên là ƣu tiên hàng đầu [2].

Tiếp đến Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa , Đảng ta đã chỉ rõ một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nƣớc là đã xây dựng đƣợc thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, có nhân cách, tri thức, sức khỏe, tƣ duy năng động và hành động sáng tạo; tiếp nối truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc, nêu cao lòng yêu nƣớc, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; không ngại khó khăn gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng; có trách nhiệm với gia đình, xã hội; có ý chí vƣơn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đƣa đất nƣớc thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

Bên cạnh đó, một số cấp ủy đảng chƣa quan tâm đúng mức lãnh đạo công tác thanh niên; việc đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện các chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng về công tác thanh niên không thƣờng xuyên, kịp thời; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng cán bộ trẻ chƣa thực sự đƣợc coi trọng; chƣa làm tốt công tác phát triển Đảng trong thanh niên. Nhà nƣớc chậm thể chế hoá và triển khai thực hiện các chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng về công tác thanh niên; thiếu những chính sách nhất quán, đồng bộ, lâu dài đối với thanh niên; chƣa có chính sách cụ thể để bồi dƣỡng, đào tạo, sử dụng tài năng trẻ, việc thực hiện Chiến lƣợc phát triển thanh niên còn hạn chế. Nhiều bộ, ngành, địa phƣơng chƣa làm tốt trách nhiệm chăm lo, bồi dƣỡng, phát huy thanh niên thuộc lĩnh vực đƣợc phân công [3].

Nhƣ vậy, để xây dựng đƣợc thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe, tƣ duy năng động và hành động sáng tạo; tiếp nối truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc, nêu cao lòng yêu nƣớc, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; không ngại khó khăn, gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng; có trách nhiệm với gia đình, xã hội; có ý chí vƣơn lên trong học tập. lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đƣa đất nƣớc thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; mong muốn đƣợc tin tƣởng, đƣợc cống hiến cho đất nuớc, có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh phong phú, môi trƣờng sống an toànĐảng Cộng Sản Việt Nam phải luôn coi công tác thanh niên là một bộ phận hữu cơ trong hoạt động của mình, quán triệt thực hiện các quan điểm chỉ đạo cơ bản sau:

- Thanh niên là rƣờng cột của nƣớc nhà, chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, là lực lƣợng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nƣớc, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên đƣợc đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lƣợc bồi dƣỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con

ngƣời.Chăm lo, phát triển,thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nƣớc.

- Chăm lo, bồi dƣỡng, giáo dục thanh niên thành lớp ngƣời “vừa hồng vừa chuyên” theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dƣới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quan trọng của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trƣờng và xã hội.

- Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Xây dựng Đoàn vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng trƣớc một bƣớc. Đảng đề ra đƣờng lối, chủ trƣơng định hƣớng cho thanh niên hành động, xác định các chuẩn mực cho thanh niên phấn đấu; xây dựng các tấm gƣơng điển hình tiêu biểu cho thanh niên học tập và noi theo.

- Nhà nƣớc quản lý thanh niên và công tác thanh niên; thể chế hoá đƣờng lối, chủ truơng của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên thành pháp luật chính sách, chiến lƣợc, chƣơng trình hành động và cụ thể hoá trong các chƣơng

trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh hằng năm của các cấp, các ngành.

- Sự nỗ lực học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng của thanh niên theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng để xây dựng thế hệ

thanh niên thời kỳ mới. Mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên là nội dung quan trọng của công tác đoàn để giáo dục, bồi dƣỡng, động viên và phát huy vai trò thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong bối cảnh hiện nay, điều cần nhất mà Đảng, Nhà nƣớc và xã hội có thể chăm lo, bồi dƣỡng cho thanh niên, đó chính là tin tƣởng, tạo môi trƣờng, cơ hội cho thanh niên đƣợc rèn luyện, cống hiến, thử thách trong thực tiễn. Hãy giao việc cho thanh niên kèm theo hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát, lấy mức độ hoàn thành công việc đƣợc giao để nhận xét, đánh giá. Bên cạnh đó, cần quan

tâm đáp ứng những nhu cầu cuộc sống cơ bản của thanh niên, về thu nhập, mức sống, về quyền học tập, quyền đƣợc giải trí. Bản thân thanh niên cũng phải nhận thức về trách nhiệm của bản thân với cộng đồng, với đất nƣớc; phải đặt ra mục tiêu và chủ động tìm cơ hội để đƣợc rèn luyện, trƣởng thành trong thực tiễn.

Quan điểm của Đảng về việc làm cho thanh niên

Thanh niên là lực lƣợng lao động trẻ và là bộ phận lao động tiểm năng trong tƣơng lai nên công tác giải quyết việc làm cho thanh niên đã trở thành một chính sách xã hội quan trọng và cơ bản không chỉ của Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia trên thế giới, nhằm bảo đảm phát triển xã hội an toàn, ổn định.

Do đó, đề ra các định hƣớng chiến lƣợc giải quyết việc làm luôn là một trong những nội dung quản lý quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nƣớc ta. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trƣơng, đƣờng lối thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động thanh niên, đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH - HĐH, tạo nhiều việc làm cho lao động nói chung và thanh niên nói riêng, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 đã đƣợc thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con ngƣời, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xức của nhân dân. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định phát triển thị trƣờng lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung - cầu lao động, phát huy tính tích cực của ngƣời lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm[17].

Trong giai đoạn 2011 - 2020, để thực hiện thành công mục tiêu giải quyết việc làm, Đảng và Nhà nƣớc ta đã quán triệt quan điểm chỉ đạo cho vấn đề giải quyết việc làm nói chung và chính sách giải quyết việc làm trong Chiến lƣợc

việc làm Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Để đạt mục tiêu đó Đảng ta đề ra một số giải pháp:

Một là, giải quyết việc làm phải thực hiện một nguyên tắc cơ bản là đảm bảo công bằng xã hội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã thông qua Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó phát huy nhân tố con ngƣời trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trƣớc mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội [15].

Nhà nƣớc tạo ra những điều kiện thuận lợi cho mọi ngƣời có cơ hội trong việc tìm kiếm và tự tạo việc làm, tránh tƣ tƣởng ỷ lại, trong chờ Nhà nƣớc, tránh chủ nghĩa bình quân chia đều việc làm với thu nhập thấp. Đồng thời tránh xu hƣớng chạy theo thị trƣờng tự do giải quyết việc làm, coi nhẹ trách nghiệm xã hội của Nhà nƣớc, của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khiến cho tình trạng thất nghiệp trở thành vấn đề xã hội gay cấn.

Hai là, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về lao động và giải quyết việc làm đƣợc Nghị quyết Đại hội IX (2001) của Đảng nêu rõ đáp ứng yêu cầu về con ngƣời và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nƣớc thời kỳ CNH - HĐH [16]. Trên cơ sở đó, Nhà nƣớc có trách nhiệm hỗ trợ về tài chính để xúc tiến việc làm, đào tạo nghề cho ngƣời lao động; Nhà nƣớc bảo vệ, khuyến khích mọi ngƣời làm giàu một cách chính đáng, bảo vệ quyền tự do di chuyển chỗ làm, việc làm, tự do hành nghề; Nhà nƣớc có trách nhiệm và có chế độ khuyến khích tạo việc làm mới để thu hút ngƣời lao động, khai thác mọi tiềm năng trong nhân dân và tranh thủ đầu tƣ, hỗ trợ của nƣớc ngoài; tiếp tục đẩy mạnh chƣơng trình dân số kế hoạch hoá gia đình để giảm sức ép “cung” lên thị thị trƣờng lao động. Đảm bảo đạt mục tiêu của chiến lƣợc lao động, việc làm giai đoạn 2011 - 2020, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 70% vào năm 2020, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt trên 55%; tỷ lệ thanh niên dƣới 24 tuổi không tham gia việc làm, giáo dục, đào tạo giảm xuống ít nhất 5%; tạo việc

làm cho khoảng 1,6 triệu lao động mỗi năm; tỷ lệ tăng trƣởng việc làm bình quân 2%/năm [4].

Ba là, cụ thể hoá các quy định tại Điều 12, 13 và 14 Bộ luật Lao động năm 2012: Nhà nƣớc định ra chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, tạo điều kiện cần thiết hỗ trợ tài chính, cho vay vốn hoặc miễn thuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích để ngƣời lao động có khả năng lao động tự giải quyết việc làm, để các tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển nhiều ngành, nghề mới nhằm tạo việc làm cho ngƣời lao động.

Bốn là,Chính phủ lập Chƣơng trình quốc gia giải quyết việc làm, dự án đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội, di dân, phát triển các vùng kinh tế mới gắn với chƣơng trình giải quyết việc làm; lập Quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm từ ngân sách Nhà nƣớc và các nguồn khác, phát triển hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm. Hằng năm,Chính phủ trình Quốc hội quyết định Chƣơng trình quốc gia giải quyết việc làm và ngân sách cho Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm. Vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên cần phải đƣợc nghiên cứu một cách khoa học và toàn diện. Các hoạt động giải quyết việc làm cần phải đƣợc triển khai phù hợp với từng vùng, từng địa phƣơng, đào tạo cần gắn với nhu cầu việc làm của ngƣời lao động và của ngành kinh tế, bên cạnh đó cũng cần đảm bảo các lợi ích, quyền lợi chính đáng của ngƣời lao động. Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động là một vấn đề có tính chiến lƣợc, giải quyết đƣợc vấn đề này sẽ góp phần giải quyết đƣợc tình trạng thất nghiệp, đói nghèo, ổn định xã hội, phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.

3.1.2. Định hướng của tỉnh Nam Định về tạo việc làm cho thanh niên

Quán triệt quan điểm của Đảng về công tác thanh niên và lao động việc làm, trong những năm tới công tác TVL cho ngƣời lao động trên địa bàn tỉnh Nam Định nói chung trong đó có TNNT đƣợc định hƣớng nhƣ sau:

TVL phải gắn với chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển khu công nghiệp, CCN tập trung, ngành du lịch, trung tâm thƣơng mại, dịch vụ tài chính, khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉ

Thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ đầu tƣ để phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, các làng nghề và làng nghề truyền thống, dịch vụ tại chỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 91)