Quan điểm bảo đảm quyền yêu cầu khởi tố của người bị hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN yêu cầu KHỞI tố của NGƯỜI bị hại từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 76 - 103)

3.1.1. Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước về quyền con người, quyền công dân, quyền của những người tham gia tố tụng hình sự

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02/9/1945 Bác Hồ đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Mở đầu bản tuyên ngôn Bác đã viết “Hỡi đồng bào cả nước: tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng; tạo hóa đã cho họ những quyền không ai ó thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Như vậy có thể thấy được rằng quyền con người đã được Đảng và Bác Hồ của chúng ta quan tâm từ rất lâu. Nó thể hiện ở nhiều văn bản của Đảng và pháp luật và trở thành hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách về quyền con người, quyền của những người tham gia tố tụng hình sự.

Ngày 12/7/1992, Ban Bí thư (Khóa VII) ban hành Chỉ thị số 12-CT/TW về

“Vấn đề quyền con người và quan điểm của Đảng ta”. Chỉ thị số 12-CT/TW của Ban Bí thư đã đề cập đến những nội dung cốt lõi của quyền con người và quan điểm của Đảng ta về vấn đề quan trọng này. Trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, Chỉ thị đã đưa ra hệ thống quan điểm trên lĩnh vực này.

Trước hết, Đảng ta khẳng định rõ, quyền con người là giá trị chung của cả nhân loại. Đó là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động và các dân

tộc trên thế giới chống lại mọi áp bức, bóc lột và khẳng định quyền con người làm chủ thiên nhiên. Quan điểm này chỉ rõ nguồn gốc của quyền con người, giúp cho chúng ta có cơ sở bác bỏ các học thuyết tư sản về nhân quyền tự nhiên và coi nhân quyền là phát biểu, là giá trị của phương Tây.

Trong xã hội có phân chia giai cấp đối kháng, khái niệm quyền con người có tính giai cấp sâu sắc. Quan điểm này nhắc nhở chúng ta phải tỉnh táo, không được mơ hồ về khi xem xét những vấn đề nhân quyền cụ thể.

Giải phóng con người (trong đó có việc đảm bảo quyền con người) gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội; chỉ có dưới tiền đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì quyền con người mới có điều kiện được đảm bảo rộng rãi, đầy đủ, trọn vẹn nhất. Quan điểm này khẳng định lại mục tiêu mà những người cộng sản theo đuổi là xóa bỏ nguồn gốc sâu xa nhất của mọi vi phạm nhân quyền. Đó là ách áp bức dân tộc, giai cấp; xác định việc bảo đảm tối đa quyền con người là thuộc về bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội kết hợp chặt chẽ với nhau: lợi ích cá nhân được coi trọng vì đó là mục tiêu, là động lực của sự phát triển xã hội, song cần chú ý bảo đảm lợi ích tập thể và của cả cộng đồng dân tộc. Đây là quan điểm phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa, cũng là thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta theo đuổi so với các xã hội loài người từng biết đến.

Quyền dân chủ, tự do của mỗi cá nhân không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, pháp luật. Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc, của nhân dân. Quan điểm này có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì nó chỉ ra được cách giải

quyết một trong những quan hệ cơ bản nhất của vấn đề nhân quyền, khắc phục được cách hiểu phiến diện, cực đoan về vấn đề nhân quyền.

Quyền con người gắn liền với vấn đề dân tộc cơ bản và thuộc phạm vi chủ quyền quốc gia.

Bảo đảm quyền con người trước hết và chủ yếu thuộc trách nhiệm của mỗi quốc gia. Trách nhiệm pháp lý này đã được Liên hợp quốc quy định. Mặt khác, chính Liên hợp quốc cũng đã nhấn mạnh trong hiến chương của mình: không quốc gia nào, kể cả Liên hóp quốc có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền quốc gia.

Quyền con người luôn luôn gắn với lịch sử, truyền thống và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước. Do vậy không thể áp đặt hoặc sao chép máy móc các tiêu chuẩn, mô thức của nước này cho nước khác. Chỉ thị số 12-CT/TW của Ban Bí thư về vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta đã xác định rõ, bảo đảm quyền con người là trách nhiệm chung mà tất cả các ngành, các cấp, các địa phương, cơ sở phải tích cực và chủ động thực hiện, nhằm ngày càng hoàn thiện và nâng cao các quyền con người, vì lợi ích của nhân dân ta. Quyền con người là một vấn đề đang đươc đặt ra trong các mối quan hệ quốc tế, chúng ta cần làm tốt công tác đối ngoại trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, thiện chí hợp tác trên lĩnh vực quyền con người. đồng thời đấu tranh với những âm mưu lợi dụng vấn đề này để chống phá ta.

Trong bối cảnh hiện nay và những giai đoạn tiếp theo, văn kiện Đại hội XII của Đảng ta xác định: “Đảng và nhà nước ta tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của nhân dân”. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được xác định đầy đủ hơn trong Hiến pháp 2013 và trong hệ thống pháp luật mới ban hành và sửa đổi. Khẳng định rõ các

quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận; tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật; gắn quyền công dân với nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của công dân, ý thức về dân chủ trong xã hội được nâng lên. Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn có tiến bộ. Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện nhất là trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. Nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền đã lắng nghe, tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, tôn trọng các ý kiến khác nhau.

Coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người; tôn trọng và thực hiệc các Điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta đã ký kết.

Như vậy, Đại hội XII của Đảng tiếp tục vạch ra đường lối phát huy dân chủ trên cơ sở: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, đồng thời tiếp tục nhấn mạnh việc “Xây dựng cơ cấu vận hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tác tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân”. (trích văn kiện Đại hội XII của Đảng). Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung và nhiệm vụ bảo đảm quyền cho người dân nói riêng, Đảng ta nhìn nhận duy trì và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc có ý nghĩa chiến lược. Đồng thời đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ của toàn dân tộc và cả toàn bộ hệ thống chính trị. Đảng xác định cần lấy mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, vì “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” làm điểm tương đồng để gắn bó các dân tộc, tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước, xóa bỏ định kiến, xây dựng

tinh thần khoan dung, độ lượng, cởi mở và tin cậy lẫn nhau. Những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam.

Trên cơ sở đường lối của Đảng, nhà nước ta với sự tham gia của nhân dân, đã từng bước hoàn thiện chính sách, pháp luật và cơ chế đảm bảo quyền con người; tạo tiền đề và điều kiện quan trọng cho những thành tựu trên tất cả các lĩnh vực của quyền con người.

Trước tiên, Đảng và nhà nước ta coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có ý nghĩa then chốt với việc đảm bảo và phát triển quyền con người. Hiến pháp 1946, hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam mới chỉ có 70 điều, nhưng đã dành 18 điều quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, được trình bày tập trung tại một chương: “Nghĩa vụ và quyền lợi công dân” và đặt trang trọng ở vị trí ưu tiên, ngay tại chương II. Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, kế thừa và phát huy tinh thần của các Hiến pháp trước, Hiến pháp 2013 khẳng định: “Nhà nước đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, công nhân, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân”. Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Như vậy nhân dân là chủ thể của quyền và việc bảo đảm quyền con người là mục tiêu, động lực và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng thời quy định cụ thể và toàn diện hơn các quyền của người dân. Bên cạnh đó, chỉ tính từ năm 1986 đến nay chúng ta đã ban hành hơn 13.000 văn bản luật và dưới luật. Trong đó có những đạo luật trực tiếp liên quan tới lĩnh vực quyền con người như Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật bưu chính, Luật xuất bản, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật đặc xá, Luật tạm giữ, tạm giam... nhằm tạo khung pháp lý và chính sách ngày càng hoàn

chỉnh, góp phần tạo bước phát triển mới cho việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Ở nước ta Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định “Ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Để bảo vệ những quyền này của con người, của công dân thì tương ứng với nó là các thiết chế được hình thành, bao gồm các thiết chế về chính trị, kinh tế, thiết chế về dân sự, thiết chế về văn hóa, thiết chế về xã hội, thiết chế pháp lý... Mỗi thiết chế có vị trí, vai trò khác nhau, nhìn chung đều hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền con người, quyền công dân, xây dựng một xã hội an toàn, bình đẳng cho con người. Hiến pháp năm 2013 đã chính thức nâng tầm chế định quyền con người, quyền công dân thành một chương. Hiến pháp 2013 thuộc vào những hiến pháp ghi nhận một số lượng cao về quyền con người, dành 36/120 điều ở chương II cho việc chế định trực tiếp các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ngoài ra còn dành một số điều quy định chế định bảo hộ hay bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản hợp pháp, sử dụng đất, lao động và việc làm (Điều 51, 54, 57). Đặc biệt ở Điều 20 và 21 quy định rõ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và các hình thức trao đổi riêng tư khác. Hiến pháp 2013 còn quy định một số quyền mới, như: quyền sống (Điều 19); các quyền về khoa học văn hóa (Điều 40 và Điều 41); quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lực chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42); quyền sống trong môi trường trong lành (Điều 43); quyền của công dân không bị trục xuất, giao nộp cho nước khác (Khoản 2 Điều 17).

Nhằm cụ thể hóa các quyền mà Hiến pháp 2013 đã quy định thì các bộ luật và các văn bản dưới luật đã quy định quyền con người, quyền của công dân. Đối với những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, quyền của họ được

quy định trong bộ luật tố tụng hình sự. Những người tham gia tố tụng hình sự, có thể chia thành bốn nhóm chủ yếu sau đây: (1) nhóm những người bị buộc tội (người bị bắt; người bị tạm giam, tạm giữ; bại can, bị cáo); (2) nhóm người bị tội phạm xâm hại hoặc có quyền, lợi ích liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự (người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án); (3) nhóm người làm chứng và những nhà chuyên môn được mời tham gia hỗ trợ quá trình tố tụng (người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch...); (4) nhóm người bào chữa, bảo vệ quyền lợi của những người tham gia tố tụng.

Đối với người bị buộc tội, quy định những nhóm quyền nhằm giúp họ nắm bắt kịp thời chứng cứ buộc tội làm cơ sở cho việc chuẩn bị bào chữa, như quyền được các cơ quan tố tụng cung cấp đầy đủ các các quyết định liên quan đến việc buộc tội; quyền trình bày lời khai, đưa ra ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai hoặc chứng cứ chống lại mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; quyền đọc, ghi chép bản sao hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao các tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra, quyền đưa ra chứng cứ...

Đối với người bị hại và người có quyền lợi liên quan đến vụ án, được bổ sung các quyền nhằm giúp họ bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của mình như: quyền yêu cầu giám định, định giá tài sản; quyền tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ, quyền được thông báo kết quả giải quyết vụ án; bị hại được đề nghị hình phạt và mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trong một số trường hợp do pháp luật quy định...

Đối với người làm chứng và những nhà chuyên môn: quyền được cơ quan tiến hành tố tụng bảo vệ bản thân họ và người thân thích khỏi sự đe dọa của tội phạm; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người thân thích của mình; khiếu nại quyết định,

hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc làm chứng; được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Có thể nói bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền của những người tham gia tố tụng trở thành nguyên tắc trong tố tụng hình sự: “Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người; quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết”

(Điều 8 Bộ luật tố tụng hình sự 2015). Đây là một nguyên tắc Hiến định quan trọng của tố tụng hình sự Việt Nam. Khỏan 1 Điều 14 Hiến pháp 2013 khẳng đinh: “Ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận; tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Điều 8 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã xác định rõ rằng: trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN yêu cầu KHỞI tố của NGƯỜI bị hại từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 76 - 103)