Khái quát tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN yêu cầu KHỞI tố của NGƯỜI bị hại từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 41 - 65)

2.1. Khái quát tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Quảng Bình

Quảng Bình là tỉnh duyên hải thuộc Bắc trung bộ Việt Nam. Tỉnh Quảng Bình có diện tích là 8066 km2 , tỉnh gồm có 06 huyện, 01 thị xã, 01 thành phố đó là: huyện Quảng trạch, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thủy, huyện Tuyên Hóa, huyện Minh Hóa, thị xã Ba Đồn và thành phố Đồng Hới. Toàn tỉnh có số dân là 872925 người (số liệu thống kê năm 1995), có 24 dân tộc, chủ yếu là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc 02 nhóm chính là Chứt và Bru – Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, A Rem... sống tập trung ở 02 huyện miền núi: Tuyên Hóa, Minh Hóa và một số xã miền tây của huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy.

Hệ thống Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Bình được tổ chức theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 ngày 24/11/2014 của Quốc hội khóa XIII và Quyết định số 345 ngày 07/4/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao như sau:

2.1.1.Tổ chức bộ máy củaTòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình a.Tòa án nhân tỉnh Quảng Bình

Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình gồm có: Chánh án, 02 Phó Chánh án. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tỉnh gồm có:

a. Văn phòng;

b. Phòng Kiểm tra nghiệp vụ và Thi hành án;

+ Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh về cơ cấu tổ chức: gồm có Chánh Văn phòng, 02 Phó Chánh Văn phòng.

Nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng:

Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu của Tòa án nhân dân tỉnh;

Thực hiện công tác hành chính quản trị, kế toán tài chính của Tòa án nhân dân tỉnh;

Giúp Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh quản lý công sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý ttheo phân cấp của Chánh án tòa án nhân dân tối cao;

Thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý các đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh; phối hợp với các đơn vị chức năng khác của tòa án tỉnh thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

Tham mưu cho lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh trong việc phân công các Thẩm phán giải quyết các vụ án thuộc thẩm quyền;

Tham mưu cho lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động tố tụng;

Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê tình hình hoạt động của Tòa án nhân dân tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý.

Giúp Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh xây dựng báo cáo công tác của Tòa án nhân dân tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý để báo cáo Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan hữu quan khác;

Làm đầu mối thực hiện việc rà soát, tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp theo quy định của Luật lý lịch tư pháp;

Giúp Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh quản lý, tổ chức áp dụng thống nhất các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin. Tham mưu giúp Chánh án tòa án nhân dân tỉnh trong việc xây dựng khai thác, duy trì và phát triển trang thông tin điện tử;

Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh án tòa án nhân dân tỉnh.

+ Phòng Kiểm tra nghiệp vụ và Thi hành án về cơ cấu tổ chức: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và các công chức khác.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Kiểm tra nghiệp vụ và Thi hành án: Kiểm tra các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền quản lý để phát hiện, đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm khi có căn cứ theo quy định của pháp luật hoặc tổ chức rút minh nghiệm; tham mưu cho Ủy ban thẩm tra Tòa án nhân dân tỉnh tổng kết công tác xét xử;

Giúp Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh thực hiện công tác thi hành án hình sự, theo dõi công tác thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật;

Là đầu mối trong việc phối hợp với cơ quan thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan liên quan rà soát, đối chiếu, tổng hợp và đề xuất hướng giải quyết đối với các bản án, quyết định tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án.

Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh.

+ Phòng Tổ chức cán bộ, Thanh tra và Thi đua khen thưởng về cơ cấu tổ chức gồm có: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và các công chức khác.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tổ chức cán bộ, Thanh tra và Thi đua khen thưởng:

Giúp Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ; thực hiện chính sách đối với công chức và người lao động của Tòa án nhân dân tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân và quyết định phân cấp của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

Giúp Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh xây dựng, thực hiện kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh công chức khác của Tòa án tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền quản lý;

Thực hiện nhiệm vụ về thanh tra và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; giải quyết tố cáo đối với Thẩm phán, cán bộ Tòa án nhân dân tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện trực thuộc tỉnh theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014;

Giúp Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh tổ chức và theo dõi hoạt động thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền quản lý;

Giúp Chánh án nhân dân tỉnh theo dõi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến hoạt động của Tòa án nhân dân tỉnh, các Tòa án nhân dân huyện và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý;

Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh.

Các Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tỉnh:

+ Tòa Hình sự gồm có: Chánh tòa, 02 Thư ký; Xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ án hình sự theo thẩm quyền.

+ Tòa Dân sự gồm có: Chánh tòa, 02 Thư ký; Xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ án dân sự theo thẩm quyền.

+ Tòa Kinh tế gồm có: Chánh tòa, 02 Thư ký; Xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ án kinh doanh thương mại theo thẩm quyền.

+ Tòa Lao động gồm có: Chánh tòa, 02 Thư ký; Xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ án lao động theo thẩm quyền.

+ Tòa Hành chính gồm có: Chánh tòa, 02 Thư ký; Xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ án hành chính theo thẩm quyền.

b.Các Tòa cấp huyện thuộc tỉnh Quảng Bình

+ Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình gồm có: 01 Chánh án, 02 Phó Chánh án, 04 Thẩm phán, 01 Chánh Văn phòng, 01 Phó Chánh Văn phòng, 01 Kế toán trưởng, 06 Thư ký, 01 Chuyên viên, 03 hợp đồng 68.

+ Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy gồm có: 01 Chánh án, 01 Phó Chánh án, 01 Thẩm phán, 01 Chánh Văn phòng, 01 Phó Chánh Văn phòng, 01 Kế toán trưởng, 05 Thư ký, 02 hợp đồng 68.

+ Tòa án nhân dân huyện Quảng Ninh gồm có: 01 Chánh án, 01 Phó Chánh án, 01 Thẩm phán, 01 Chánh Văn phòng, 01 Phó Chánh Văn phòng, 01 Kế toán trưởng, 03 Thư ký, 02 hợp đồng 68.

+ Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch gồm có: 01 Chánh án, 01 Phó Chánh án, 02 Thẩm phán, 01 Chánh Văn phòng, 01 Phó Chánh Văn phòng, 01 Kế toán trưởng, 05 Thư ký, 03 hợp đồng 68.

+ Tòa án nhân dân thị xã Ba Đồn gồm có: 01 Chánh án, 01 Phó Chánh án, 01 Thẩm phán, 01 Chánh Văn phòng, 01 Phó Chánh Văn phòng, 01 Kế toán trưởng, 02 Thư ký, 01 nhân viên, 03 hợp đồng 68.

+ Tòa án nhân dân huyện Quảng Trạch gồm có: 01 Chánh án, 01 Phó Chánh án, 01 Thẩm phán kiêm Chánh Văn phòng, 01 Phó Chánh Văn phòng, 01 Kế toán trưởng, 02 Thư ký, 02 hợp đồng 68.

+ Tòa án nhân dân huyện Tuyên Hóa gồm có: 01 Chánh án, 01 Phó Chánh án, 01 Thẩm phán, 01 Chánh Văn phòng, 01 Phó Chánh Văn phòng kiêm Kế toán trưởng, 03 Thư ký, 03 hợp đồng 68.

+ Tòa án nhân dân huyện Minh Hóa gồm có: 01 Chánh án, 01 Phó Chánh án, 01 Chánh Văn phòng, 01 Phó Chánh Văn phòng kiêm Kế toán trưởng, 02 Thư ký, 01 Chuyên viên, 03 hợp đồng 68.

08 Tòa án cấp huyện thuộc tỉnh Quảng Bình đều có bộ máy giúp việc là Văn phòng có nhiệm vụ quyền hạn:

Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thực hiện công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu, công tác kế toán – quản trị, bảo vệ, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của Tòa án nhân dân cấp huyện;

Thực hiện việc tiếp nhạn, thụ lý các đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện;

Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện tổ chức công tác xét xử, tổ chức công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

Thực hiện công tác thống kê, tổng hợp tình hình hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện; giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện xây dựng các báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cấp huyện để báo cáo Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp huyện và các cơ quan hữu quan khác;

Thực hiện công tác theo dõi thi hành án theo quy định của pháp luật; Làm đầu mối thực hiện công việc rà soát, tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp theo quy định của Luật lý lịch tư pháp;

Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện.

Nhìn chung về cơ cấu tổ chức của các tòa án thuộc tỉnh Quảng Bình về mô hình thì đầy đủ nhưng trên thực tế do thiếu biên chế nên việc bố trí Thẩm phán và Thư ký không đầy đủ. Các tòa chuyên trách thuộc Tòa án tỉnh theo

quy định phải có Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, các Thư ký. Nhưng thực tế chỉ có 01 Chánh tòa và 02 Thư ký.

Còn đối với tòa án cấp huyện thì đội ngũ Thẩm phán không đủ để thành lập các tòa chuyên trách. Do đó, cho đến nay các tòa cấp huyện thuộc tỉnh Quảng Bình chưa có tòa nào thành lập được tòa chuyên trách. Thậm chí có những tòa án chỉ có 02 Thẩm phán đồng thời là lãnh đạo quản lý đơn vị như Tòa án nhân dân huyện Minh Hóa.

Từ những bất cập trên về mặt cơ cấu tổ chức, biên chế nó đã cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến công tác xét xử, giải quyết các loại án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

2.1.2 Thực trạng các vụ án có người bị hại yêu cầu khởi tố được xét xử và giải quyết ở các Tòa án thuộc tỉnh Quảng Bình

Các vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại đều là những vụ án ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, đều có khung hình phạt cao nhất là 07 năm tù. Do vậy, các vụ án đều thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện; Tòa án nhân dân tỉnh chỉ xét xử phúc thẩm khi có kháng cáo, kháng nghị. Trong các tội phạm quy định khởi tố vụ án khi có yêu cầu của người bị hại tính từ năm 2013 đến 2017 thông qua công tác giải quyết xét xử của các Tòa án thuộc tỉnh Quảng Bình như sau:

- Tòa án nhân dân huyện Tuyên Hóa: Tổng thụ lý các vụ án hình sự (2013 – 2017, số liệu Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 của TAND huyện Tuyên Hóa) là 203 vụ án / 308 bị cáo. Trong đó các vụ án khởi tố vụ theo yêu cầu của người bị hại là 06 vụ / 07 bị cáo. Cụ thể các tội:

+ Khoản 1 Điều 134 ( Điều 104 BLHS 2009) “Tội cố ý gây thương tích”:

05 vụ / 05 bị cáo;

+ Khoản 1 Điều 155 ( Điều 121 BLHS 2009) “Tội làm nhục người khác”:

Kết quả giải quyết:

+ Xét xử: 04 vụ / 05 bị cáo;

+ Đình chỉ vụ án: 02 vụ / 02 bị cáo.

- Tòa án nhân dân thị xã Ba Đồn: Tổng thụ lý các vụ án hình sự (2013 – 2017, số liệu Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 của TAND Thị xã Ba Đồn) là 272 vụ án / 348 bị cáo. Trong đó các vụ án khởi tố vụ theo yêu cầu của người bị hại là 15 vụ / 25 bị cáo. Cụ thể các tội:

+ Tội “Cố ý gây thương tích”: 13 vụ / 23 bị cáo; + Tội “Hiếp dâm”: 01 vụ / 01 bị cáo;

+ Tội “Làm nhục người khác”: 01 vụ / 01 bị cáo. Kết quả giải quyết:

+ Xét xử:14 vụ / 24 bị cáo; + Đình chỉ: 01 vụ / 01 bị cáo.

- Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy: Tổng số vụ án hình sự đã thụ lý (2013 – 2017) là 198 vụ / 311 bị cáo. Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại: 10 vụ / 11 bị cáo. Cụ thể các tội:

+ Tội “Cố ý gây thương tích”: 10 vụ / 11 bị cáo. Kết quả giải quyết:

+ Xét xử: 10 vụ / 11 bị cáo.

- Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch: Tổng thụ lý các vụ án hình sự (2013 – 2017, số liệu Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 của TAND huyện Bố Trạch) là 443 vụ án / 748 bị cáo. Trong đó các vụ án khởi tố vụ theo yêu cầu của người bị hại là 29 vụ / 48 bị cáo. Cụ thể các tội:

+ Tội “Cố ý gây thương tích”: 27 vụ / 44 bị cáo;

+Tội “Cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”: 01 vụ / 01 bị cáo;

Kết quả giải quyết:

+ Xét xử: 29 vụ / 48 bị cáo.

- Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới: Tổng thụ lý các vụ án hình sự (2013 – 2017, số liệu Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 của TAND TP. Đồng Hới) là 485 vụ án / 670 bị cáo. Trong đó các vụ án khởi tố vụ theo yêu cầu của người bị hại là 07 vụ / 13 bị cáo. Cụ thể các tội:

+ Tội “Cố ý gây thương tích”: 05 vụ / 11 bị cáo; + Tội “Làm nhục người khác”: 01 vụ / 01 bị cáo; + Tội “Hiếp dâm”: 01 vụ / 01 bị cáo;

Kết quả giải quyết:

+ Xét xử: 06 vụ / 12 bị cáo;

+ Đình chỉ vụ án: 01 vụ / 01 bị cáo.

- Tòa án nhân dân huyện Quảng Trạch: Tổng thụ lý các vụ án hình sự (số liệu từ năm 2014 – 2017, Tòa án nhân dân huyện Quảng Trạch mới tách ra thành 02 Tòa từ năm 2013, số liệu Báo cáo tổng kết năm 2014, 2015, 2016, 2017 của TAND huyện Quảng Trạch) là 165 vụ án / 225 bị cáo. Trong đó các vụ án khởi tố vụ theo yêu cầu của người bị hại là 06 vụ / 08 bị cáo. Cụ thể các tội:

+ Tội “Cố ý gây thương tích”: 05 vụ / 06 bị cáo;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN yêu cầu KHỞI tố của NGƯỜI bị hại từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 41 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)