Những yếu tố bảo đảm quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN yêu cầu KHỞI tố của NGƯỜI bị hại từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 25 - 41)

người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

1.3. Những yếu tố bảo đảm quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại người bị hại

1.3.1.Những yếu tố bảo đảm

Quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại nó chịu ảnh hưởng các yếu tố cơ bản để đảm bảo thực hiện đó là:

1.3.1.1.Chính trị

Chính trị là một lĩnh vực đời sống xã hội thể hiện mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia trong việc giành giữ, sử dụng hoặc chi phối quyền lực nhà nước.

Chính trị ảnh hưởng đến đảm bảo quyền yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại thông qua: chính trị, pháp luật, năng lực của chủ thể tiến hành tố tụng, khả năng nhận thức của người bị hại.

Đối với Việt Nam, xuất phát từ vai trò lịch sử của Đảng Cộng sản cũng như thực tiễn đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do cho cả dân tộc và công cuộc xây dựng xây dựng, bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng để nhà nước thể chế ra thành luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Quyền yêu cầu khởi tố của người bị hại đã được quy định cụ thể tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự. Đây cũng là xuất phát từ quan điểm về bảo vệ quyền con người, quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, uy tín. Do đó, quyền yêu cầu khởi tố của người bị hại nó chịu sự ảnh hưởng lớn bởi yếu tố chính trị mà cụ thể là quan điểm, đường lối của Đảng bởi hai mặt: ban hành pháp luật và tổ chức pháp luật.

+ Ban hành pháp luật: mọi văn bản pháp luật được ban hành đều dựa trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp, quan điểm về quyền con người để từ đó giao cho Quốc hội cụ thể hóa thành văn bản pháp luật.

+ Yếu tố chính trị là toàn bộ các yếu tố tạo nên đời sống chính trị xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm môi trường chính trị, hệ thống các chuẩn mực chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và quá trình tổ chức thực hiện chúng; các quan hệ chính trị và ý thức chính trị; hoạt động của hệ thống chính trị; cùng với đó là nền dân chủ xã hội và bầu không khí xã hội. Yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật nói chung và việc thực hiện “Quyền yêu cầu khởi tố của người bị hại” nói riêng.

Thứ nhất, môi trường chính trị: môi trường chính trị xã hội của đất nước ta trong những năm gần đây luôn ổn định, phát triển bền vững chính trị là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật, vì nó củng cố ý thức và niềm tin chính trị của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, gia tăng lập trường chính trị, tư tưởng của các cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật.

Thứ hai, Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Đảng đã có ảnh hưởng rất quan trọng tới hoạt động thực thi pháp luật. Ở nước ta, sự vận hành của hệ thống pháp luật trên các phương diện xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật luôn luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng ta nhận thức sâu sắc rằng, muốn xây dựng được bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, vận hành trên cơ sở các nguyên tắc, quy định của pháp luật thì vấn đề thực hiện pháp luật một cách nhất quán, nghiêm minh từ phía cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Muốn cho pháp luật

được tôn trọng và thực hiện nghiêm túc thì cán bộ, đảng viên phải là những người đi trước, gương mẫu thực hiện và có “Năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước; công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân”. Chính vì vậy, Đảng ta luôn luôn quan tâm và chỉ đạo sâu sát đối với các hoạt động pháp luật trong đó có thực hiện pháp luật.

Thứ ba, ý thức chính trị cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thực hiện pháp luật. Nó phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia cũng như thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước, thể hiện trực tiếp và tập trung nhất ở lợi ích giai cấp (hệ tư tưởng chính trị). Ở nước ta hệ tư tưởng chính trị thể hiện trong cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng cũng như trong các chính sách, pháp luật của nhà nước dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, vì lợi ích đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động. Trong hoạt động thực hiện pháp luật, ý thức thể hiện trước hết ở việc các chủ thể có chức năng áp dụng pháp luật quán triệt, thấm nhuần nhiệm vụ chính trị của mình, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát quá trình thực hiện, áp dụng pháp luật, giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Điều đó sẽ giúp cho hoạt động thực tiễn pháp luật thật sự đạt chất lượng hiệu quả cao, khơi dậy ý thức trách nhiệm chính trị của các chủ thể khác trong thực hiện pháp luật.

Thứ tư, tính chất mức độ của nền dân chủ xã hội cũng ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động thực hiện pháp luật. Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, thông tin đa dạng, phong phú, nhiều chiều, các tầng lớp xã hội có thể thẳng thắn, công khai, cởi mở bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình đối với vấn đề pháp luật và các cơ quan pháp luật, sẵn sàng sử dụng quyền chủ thể của mình trong việc thực hiện pháp luật hoặc yêu cầu các cơ quan

pháp luật trợ giúp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Ngược lại, trong môi trường xã hội thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, thậm chí bị bưng bít thì bầu không khí xã hội bị ngột ngạt, gò bó như thể các công dân không dám nói lên suy nghĩ thật của mình. Ở xã hội đó các quyền cơ bản của con người sẽ bị xâm phạm.

1.3.1.2. Pháp luật

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, bắt buộc các đối tượng phải tuân theo và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước.

Pháp luật là yếu tố tác động và đảm bảo quan trọng nhất trong việc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của con người nói chung và “Quyền yêu cầu khởi tố của người bị hại” nói riêng. Ở nước ta, Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: “Ở nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp, pháp luật”. Để bảo vệ những quyền này của con người, của công dân thì tương ứng với nó có các thiết chế được hình thành, bao gồm: thiết chế về chính trị, thiết chế dân sự, thiết chế về kinh tế, thiết chế về văn hóa, thiết chế về xã hội, thiết chế pháp lý... Mỗi thiết chế có vị trí, vai trò khác nhau nhưng nhìn chung đều hướng đến mục tiêu bảo vệ quyền con người, quyền công dân, xây dựng một xã hội an toàn, bình đẳng cho con người.

Quyền yêu cầu khởi tố của người bị hại được đảm bảo bởi yếu tố pháp luật đó là việc ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện áp dụng pháp luật:

Thứ nhất, việc ban hành pháp luật: trước khi có Bộ luật hình sự (1988) thì quá trình nghiên cứu “Quyền yêu cầu khởi tố của người bị hại” được các nhà nghiên cứu có đưa ra. Tuy nhiên, quyền yêu cầu khởi tố của người bị hại thì

chưa được pháp luật quy định. Quá trình nghiên cứu, học hỏi các nước cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta đã phát sinh những mối quan hệ mà các quy định của pháp luật chưa điều chỉnh. Từ đó để cụ thể hóa các quyền cơ bản của con người, của công dân. Quốc hội đã ban hành Bộ luật tố tụng hình sự lần thứ nhất năm 1988, Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự (1988) và tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã quy định chế định: khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại. Như vậy có thể thấy trải qua một thời gian dài với nhiều lý do khác nhau nên pháp luật nước ta chưa có chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại. Tuy vậy, trong xu thế hội nhập quốc tế, quyền con người được tôn trọng và ghi nhận, Đảng và nhà nước ta đã quyết định ban hành Bộ luật tố tụng hình sự nhằm giúp quá trình giải quyết vụ án hình sự đúng trình tự, thủ tục, đúng pháp luật, bảo đảm khách quan, toàn diện, bình đẳng và đặc biệt là đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, đặc biệt là người bị hại.

1.3.1.3. Tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật

Với việc ban hành các chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại được quy định tại Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự 1988 và tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, quyền của người bị hại được mở rộng và được tôn trọng. Tuy nhiên, nếu dừng lại ở góc độ ghi nhận của pháp luật thì chưa đạt hiệu quả. Hiệu quả của quyền này đảm bảo thực hiện bởi việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật: đó là việc tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho nhân dân biết chế định “Khởi tố vụ theo yêu cầu của người bị hại” để cho mọi người biết trong trường hợp bị tội phạm xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp được quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự để người bị hại được lựa chọn cách thức và phương án giải quyết cho phù hợp. Mặt khác, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nêu cao trách nhiệm để đảm bảo cho người bị hại được thực hiện quyền của mình đã được pháp luật quy định.

Có thể nói yếu tố pháp luật là yếu tố cơ bản đảm bảo quyền yêu cầu khởi tố của người bị hại, nếu pháp luật không quy định thì người bị hại không bao giờ có quyền này. Quyền của người bị hại có đảm bảo thực hiện lại thông qua quá trình tổ chức, thực hiện pháp luật trong thực tế.

Như vậy, quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại ghi nhận trong Bộ luật tố tụng hình sự của nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam là mang yếu tố tất yếu, khách quan, phù hợp với xu hướng chung của thế giới đó là đảm bảo quyền con người nói chung và của người bị hại nói riêng, tôn trọng nhân dân, thể hiện nền dân chủ thực sự trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta.

- Năng lực của các chủ thể tiến hành tố tụng: bao gồm: năng lực của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Đó là năng lực pháp luật và năng lực tiến hành tố tụng hình sự, thể hiện ở việc pháp luật tố tụng hình sự quy định về thẩm quyền, nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trong việc khởi tố vụ án hình sự và người tiến hành tố tụng theo yêu cầu của người bị hại.

1.3.1.4. Cơ quan tiến hành tố tụng

Theo quy định tại Điều 34 BLTTHS 2015 thì cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm:

a. Cơ quan Điều tra; b. Viện Kiểm sát; c. Tòa án.

Ngoài 03 cơ quan trên thì theo quy định tại Điều 164 BLTTHS 2015 thì khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có quyền khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can. Tuy

nhiên, căn cứ theo Điều 155 BLTTHS 2015 thì muốn khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can phải có yêu cầu của người bị hại, đây là dấu hiệu và điều kiện bắt buộc trước khi khởi tố.

Cơ quan điều tra: gồm cơ quan điều tra của lực lượng Cảnh sát nhân dân và cơ quan điều tra của lực lượng An ninh nhân dân.

Cơ quan điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân: khi xác minh có tội phạm thuộc trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại thì cơ quan điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu hợp pháp của người bị hại nếu không phải trường hợp do cơ quan điều tra của lực lượng An ninh nhân dân, Quân đội nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân khởi tố.

Do các tội phạm được khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện nên việc khởi tố vụ án sẽ do cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp huyện quyết định. Cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh quyết định khởi tố vụ án hình sự khi xét thấy cần thiết.

Cơ quan điều tra thuộc lực lượng An ninh nhân dân: khi tội phạm xảy ra thuộc phạm vi khởi tố tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự mà người phạm tội là cán bộ, chiến sỹ thuộc lực lượng An ninh nhân dân thì cơ quan điều tra an ninh thuộc công an cấp tỉnh sẽ quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự hợp pháp của người bị hại. Cơ quan an ninh điều tra thuộc Bộ Công an khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại khi xét thấy cần thiết.

Viện Kiểm sát nhân dân: theo quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự dựa vào mức hình phạt của các tội thuộc phạm vi khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại thì Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện có quyền quyết định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Viện Kiểm sát

nhân dân cấp tỉnh chỉ ra quyết định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại khi xét thấy cần thiết.

Viện Kiểm sát quân sự: về nguyên tắc khi tội phạm thuộc phạm vi khởi tố theo yêu cầu của người bị hại mà thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Viện Kiểm sát quân sự khu vực sẽ ra quyết định khởi tố vụ án theo yêu cầu hợp pháp của người bị hại. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát quân khu và cấp tương đương cần thiết thì vẫn có thể khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại.

Tòa án: Căn cứ vào Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự thì Tòa án sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại khi xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra. Theo tinh thần Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự thì không kể là Tòa án nhân dân hay Tòa án Quân sự và cũng không phân biệt là Tòa án cấp sơ thẩm hay phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm. Vì thế cho nên “Qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần điều tra”

Tòa án sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN yêu cầu KHỞI tố của NGƯỜI bị hại từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 25 - 41)