7. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Quảng Điền là huyện vùng trũng, vựa lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế, chiếm diện tích hơn 8.684ha. Đây là địa bàn quần tụ dân cư rất sớm, đời sống dân cư chủ yếu là kinh tế nông nghiệp như các xã Quảng Thọ, Quảng Phước, Quảng Phú, Quảng An, Quảng Thành…Là một huyện từ xưa có nhiều ngành thủ công truyền thống, tuy có một số nghề ngày nay đã mai một như trồng
dâu, nuôi tằm; nhưng vẫn có một số nghề vẫn còn tồn tại và phát triển như đan lát ở Bao La, làng tơi nón ở Ô Sa, nuôi vịt đàn, ấp trứng ở Thủ Lễ, làm bún ở Thanh Cần, mộc, nề vùng Sịa, Tây Ba, trồng rau màu ở Thành Trung…Từ nền kinh tế đó, đã tạo nên nhiều chợ lớn, nhỏ và có nơi đã thành trung tâm mua bán, lưu thông có tiếng như Sịa, Tây Ba.
Ngay sau khi Quyết định số 1956/QĐ-TTG, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến năm 2020”, Chỉ thị số 35-CT/TU, ngày 19/5/2010 của Tỉnh ủy Thừa
Thiên Huế về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. UBND huyện Quảng Điền đã ban hành Kế hoạch số 100/KH-UBND, ngày 05/04/2012 của UBND huyện về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
Mục tiêu của huyện Quảng Điền trong năm 2018 là tỷ lệ lao động qua đào tạo là 62%, tạo việc làm mới cho 16.000 người. Để đạt được mục tiêu này, Quảng Điền đã và đang thực hiện một số chính sách như: Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế gắn với tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững và nâng cao chất lượng, hiệu quả; quy hoạch phát triển nông nghiệp và đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, khối lượng lớn, có thị trường tiêu thụ, tạo sự chuyển biến rõ nét về sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao giá trị phát triển bền vững; tích cực giải quyết việc làm tại chổ, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động hiện có và phát triển thị trường mới, hướng tới thị trường có thu nhập cao, an toàn cho người lao động. [31]
Từ thực tế thực hiện chính sách tạo việc làm ở Quảng Điền còn cho thấy để thực hiện chính sách tạo việc làm có hiệu quả, đó là thực hiện chính sách dạy nghề cho nông dân. Đây là một việc làm hết sức cần thiết, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, là một trong những biện pháp
xóa đói, giảm nghèo đã tạo được nhiều việc làm cho số lao động dôi dư ở nông thôn, hơn nữa còn tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội.