nước ở một số địa phương.
1.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là một địa phương được biết đến về thành tích cải cách thủ tục hành chính nâng cao năng lực quản lý trên tất cả các lĩnh vực. Nổi bật hơn cả là thành tích trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng dân dụng. Qua tìm hiểu, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng dân dụng ở thành phố Đà Nẵng có những nét nổi trội mà các tỉnh, thành phố khác cần học tập, đó là:
- Trên cơ sở văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây dựng dân dụng từ nguồn NSNN. UBND thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa để
thực hiện; tiến hành phân công phân cấp quản lý hợp lý. Điểm nổi bật là thành phố Đà Nẵng đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai về đầu tư xây dựng dân dụng : từ xin chủ trương đầu tư, chọn địa điểm đầu tư, lập quy hoạch duyệt tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tư; thẩm định phê duyệt dự án, lập thiết kế, lập tổng dự toán; bố trí đăng ký vốn đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu; tổ chức thi công, quản lý chất lượng trong thi công; cấp phát thanh toán vốn đầu tư; nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bước theo trình tự thủ tục, hồ sơ được các chủ thể quản lý thụ lý một cách có trách nhiệm theo thẩm quyền quản lý của mình. Quá trình quản lý, vận hành vốn đầu tư được cụ thể hóa theo quy trình quản lý và giải quyết công việc nhanh gọn chính xác của bộ máy Nhà nước đã tạo một bước đột phá của Đà Nẵng trong khâu cải cách hành chính và nâng cao năng lực bộ máy Nhà nước.
- Đền bù giải phóng mặt bằng là khâu khó khăn và phức tạp nhất trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng dân dụng . Trong thực tế ở một số
địa phương, tình trạng chậm tiến độ, gây ách tắc thất thoát thường diễn ra ở khâu này. Riêng Đà Nẵng, công tác đền bù và giải phóng mặt bằng là một điểm sáng trong cả nước mà các địa phương khác cần tham khảo học tập kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, UBND tỉnh ban hành các quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc phương pháp, phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định là đền bù đối với đất thu hồi chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm” Nhà nước chính quyền địa phương đã chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền, gắn với việc thực hiện dân chủ cơ sở họ làm cho người dân hiểu rằng việc thu hồi đất để chỉnh trang đô thị để làm tăng giá trị, điều kiện sống, môi trường của khu vực đó và người dân là người được hưởng nguồn lợi trực tiếp từ đầu tư của Nhà nước; họ cần hy sinh đóng góp một phần nguồn lực của mình.
Thứ hai, thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải phóng mặt bằng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối không thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật được đáp ứng. Thành phố đã chỉ đạo UBND các cấp hằng năm ký chương trình công tác phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp để kiểm tra công tác tuyên truyền và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nhằm hỗ trợ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nói riêng và giám sát cộng đồng về vốn đầu tư xây dựng dân dụng từ NSNN nói chung.
Thứ ba, nhân tố con người quyết định mọi thành công trong quản lý, đặc biệt là vai trò trách nhiệm cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có
tính chất quyết định đã tác động đến niềm tin của nhân dân đối với sự quan tâm của Nhà nước. Mặt khác gia tăng áp lực về trách nhiệm của bộ máy quản lý nhà nước, bắt buộc công chức viên chức không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc.
Thành phố Đà Nẵng ngày nay đã thực sự đổi mới, đô thị được chỉnh, trang, hệ thống giao thông phát triển. Có thể nói Đà Nẵng bật lên phát triển mạnh mẽ, mà động lực chủ yếu của sự phát triển là nhân tố con người đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về tinh thần gương mẫu “Giám nghĩ, giám làm và giám chịu trách nhiệm” đây là kết bài học kinh nghiệm trong QLNN, [12].
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế
Thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, trong những năm qua UBND thành phố Huế đã tập trung giải quyết các dự án trọng tâm, trọng điểm như: Dự án tái định cư dân vạn đò; Dự án giải tỏa và chỉnh trang sông Ngự Hà, thượng thành Eo Bầu; Dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế; Chỉnh trang bó vỉa lề đường, thoát nước, điện chiếu sáng, cây xanh các tuyến đường trọng điểm trong thành phố, Trung tâm Hành chính thành phố Huế, Trụ sở Thành uỷ Huế, Hạ tầng Cụm CN-LN Hương Sơ. Nâng cấp sửa chữa các tuyến đường, trường học, trạm y tế. Tiếp tục triển khai dự án nâng cấp đô thị Huế, tập trung thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; hạ tầng các khu đô thị, các khu chung cư được đầu tư đồng bộ, phục vụ di dời, tái định cư góp phần cải thiện nhà ở, ổn định cuộc sống của một bộ phận nhân dân khi được tái định cư. Đến nay một số dự án đã hoàn thành không chỉ tạo bước đột phá về phát triển hạ tầng mà còn góp phần làm tăng mỹ quan đô thị giữ gìn cảnh quan, môi trường đô thị Huế ngày càng xanh - sạch - đẹp, cùng với Tỉnh sớm đưa Thừa Thiên Huế thành đô thị trực thuộc Trung ương. Sau đây là một số dự án điển hình:
- Dự án Định cư và cải thiện cuộc sống của dân vạn đò thành phố Huế: Dự án đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt điều chỉnh theo Quyết
định số 1389/QĐ-UBND ngày 30/7/2010, trong đó bao gồm đầu tư xây dựng hạ tầng, chung cư, các hạng mục phụ trợ và các khoản hỗ trợ, với tổng mức đầu tư 260,186 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách trung ương hỗ trợ 151,3 tỷ, vốn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác 108,886 tỷ). - Dự án Trung tâm Hành chính thành phố Huế: Tổng mức đầu tư được duyệt là 217,463 tỷ đồng, đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
- Dự án Trụ sở Thành uỷ Huế: Tổng mức đầu tư được duyệt là 49,452 tỷ
đồng, đến nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng.
- Dự án Nạo vét sông Ngự Hà và sông An Hòa: Tổng mức đầu tư được duyệt: 39.986 tỷ đồng, đến nay dự án đã hoàn thành.
- Dự án Di dời giải toả, chỉnh trang hai bờ sông Ngự Hà (giai đoạn 2): Tổng giá trị bồi thường 61,119 tỷ đồng, số vốn đã bố trí: 48,326 tỷ đồng, đến
nay cơ bản đã hoàn thành.
- Dự án Bồi thường giải tỏa chỉnh trang kè sông Đông Ba (đoạn từ bến đò ngang đến cầu Bãi Dâu): Dự án đã hoàn thành công tác chi trả bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân ảnh hưởng di dời. Về dự án chỉnh trang, xây kè với tổng mức đầu tư 17,282 tỷ đồng, đến nay cơ bản dự án đã hoàn thành.
- Dự án Chỉnh trang, xây kè hói Phát Lát: Tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh dự án 35,862 tỷ đồng. Số vốn đã bố trí 26,549 tỷ đồng, số vốn còn thiếu 9,313 tỷ đồng.
- Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế: UBND Tỉnh đã có
Quyết định số 1297/QĐ-UBND ngày 17/7/2010 về việc phê duyệt điều chỉnh dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế với tổng mức đầu tư: 3.169,056 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA (JICA) là 2.756,556 tỷ đồng, vốn đối ứng (NSNN): 412,5 tỷ đồng. Đến nay đã lựa chọn xong gói thầu dịch vụ tư
vấn (Công ty NSS và Công ty VIWASE) với giá trị trúng thầu 535,239 tỷ, đang hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế và tiến hành mời thầu các gói thầu liên quan. - Dự án chỉnh trang đường Điện Biên Phủ: Tổng mức đầu tư 154,763 tỷ đồng. Đến nay đã hoàn thành.
- Dự án chỉnh trang điểm đỗ xe du lịch Nguyễn Hoàng: Đã phê duyệt tổng mức đầu tư 14,713 tỷ đồng. Đến nay đã hoàn thành.
- Dự án đường Cao Bá Quát nối dài: Tổng mức đầu tư 28,192 tỷ đồng, Đến nay đã hoàn thành.
Bên cạnh đó, trong những năm qua thành phố Huế đã hoàn thành công tác giải toả một số khu vực trọng điểm để phục vụ chỉnh trang đô thị: Giải toả bờ sông Kim Long với tổng giá trị đền bù: 29,33 tỷ đồng, di dời tái định cư 289 hộ dân; Giải toả bờ sông Phú Cát (3 giai đoạn) với tổng giá trị đền bù: 76,96 tỷ đồng, di dời tái định cư 590 hộ dân; giải toả dọc bờ sông An Cựu (đường Đặng Văn Ngữ từ cầu An Cựu đến cầu An Tây) với tổng giá trị 63, 334 tỷ đồng;
- Chỉnh trang các cửa ô và các tuyến phố chính: Đã thực hiện chỉnh trang nâng cấp vỉa hè, thoát nước và điện chiếu sáng các tuyến phố chính trong khu vực Kinh thành, phố cổ Chi Lăng... Chỉnh trang, nâng cấp đường và hè phố các trục đường và tuyến phố nối các điểm du lịch và các trung tâm Festival chính:
đường Lê Duẩn, Hà Nội, Lê Lợi, Điện Biên Phủ, Nguyễn Huệ, Hùng Vương,...
- Đầu tư hoàn thành dự án cải tạo hệ thống điện chiếu sáng thành phố (giai đoạn 2), điện chiếu sáng kết hợp trang trí đường phố chính, điện chiếu
sáng các đường vùng ven thành phố,... với tổng mức đầu tư 17,85 tỷ đồng. Hiện nay đang thực hiện đầu tư thiết bị điều khiển và giám sát chiếu sáng đô thị khu vực trung tâm Thành phố, điện chiếu sáng các đường kiệt.
- Giao thông công cộng: Sửa chữa nâng cấp các tuyến giao thông nội thị như đường giao thông khu du lịch nhà vườn Phú Mộng - Kim Long, các tuyến
Hương Sơ, Hương Long. Thực hiện duy tu bảo dưỡng thường xuyên 333 tuyến đường với tổng chiều dài 193km theo phân cấp quản lý của Tỉnh. Đã đầu tư lắp đặt mới, cải tạo sửa chữa 19 cụm đèn tín hiệu giao thông, chuẩn bị lắp đặt mới 7 cụm đèn. Cải tạo, nâng cấp bến xe du lịch Đông Ba, Thiên Mụ, các bến thuyền Đông Ba, Toà Khâm, Phú Cát, Linh Mụ, Bãi Dâu, [13,tr76]
1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Lai Châu
Sau khi tách tỉnh, Lai Châu là một trong những tỉnh khó khăn. Tuy nhiên, nền kinh tế Lai Châu đã phát triển và đạt được những kết quả quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân 13%/ năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 8 triệu đồng, tăng 2,4 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp đạt 34% (giảm 11,3%); công nghiệp – xây dựng 35% (tăng 9,6%); dịch vụ 31% (tăng 1,7%). Các ngành, lĩnh vực kinh tế đều có sự phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Đã hình thành một số vùng sản xuất nông, lâm nghiệp tập trung, có triển vọng về hiệu quả kinh tế và xã hội; Sản xuất lương thực tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 157 nghìn tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 400 kg/ người/ năm. Cây cao su được đầu tư trồng mới gần 7000 ha, tiếp tục thâm canh vùng chè và đưa thêm giống mới vào sản xuất. Kinh tế rừng phát triển với việc đã thu hút được một số doanh nghiệp đến đầu tư, phát triển rừng kinh tế. Trong 5 năm đã khoán bảo vệ 141 nghìn ha, khoanh nuôi tái sinh 117 nghìn ha, trồng mới trên 19 nghìn ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 41%, tăng 9,3% so với năm 2005; Văn hóa - xã hội tiếp tục có bước chuyển biến rõ nét, dân trí được nâng lên, công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tích cực; Quốc phòng - An ninh được đảm bảo, quan hệ đối ngoại được mở rộng; Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ được nâng lên
Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội 5 năm giai đoạn 2010 – 2015 là 22.148 tỷ đồng, đạt 94% kế hoạch. Trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 5 năm ước thực hiện gần 11 nghìn tỷ đồng, chiếm 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn này đóng vai trò rất lớn trong xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo tiền đề thúc đây tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, góp phân xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sông vật chât và tinh thần của nhân dân. Cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố Lai Châu, thị trấn Tam Đường, Phong Thổ, các đô thị mới được xây dựng hiện đại, khá đông bộ. Tập trung đầu tư xây dựng một số tuyến đường giao thông quan trọng trên địa bàn, đặc biệt hệ thống đường ô tô đến trung tâm xã, các công trình thủy lợi, hệ thống chợ được đầu tư xây dựng ở thị xã, trung tâm một số huyện và cụm xã. Hệ thống lưới điện, hệ thống cấp nước các đô thị, nông thôn, cơ sở hạ tầng xã hội như bệnh viện, trường học, Hệ thống các trường đào tạo, phát thanh truyền hình, văn hóa, thể thao tiếp tục được quan tâm đầu tư, [31].
1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk
Qua nghiên cứu QLNN đối với dự án đầu tư xây dựng dân dụng từ nguồn vốn NSNN của một số tỉnh, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk như sau:
Thứ nhất, xây dựng và điều hành tốt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chú trọng hoạch định phát triển dự án đầu tư xây dựng dân dụng từ nguồn vốn NSNN. Tổ chức tốt lực lượng tham gia QLNN về dự án đầu tư xây dựng dân dụng . Nhà nước khuyến khích huy động mọi thành phần kinh tế bỏ vốn tham gia đầu tư. Nhà nước chỉ tham gia vào dự án công trình lớn và đầu tư vào dịch vụ công cộng, có chính sách ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, sử dụng đa dạng các hình thức đầu tư: BOT, BTO, BT.
Thứ hai, hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến lược lâu dài, hạn chế bớt những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý
tình thế trong một thời gian ngắn. Đầu tư phải đảm bảo tính đồng bộ, có kế hoạch và có tầm chiến lược lâu dài, có quy hoạch tổng thể.
Thứ ba, tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối vốn đầu tư. Hạn chế tình trạng bao cấp vốn đầu tư cho doanh nghiệp.
Thứ tư, thị trường hóa cơ sở hình thành chi phí và giá xây dựng. Sử dụng phương pháp quản lý chi phí theo cơ chế thị trường, hòa nhập với thông lệ quốc tế, khuyến khích áp dụng mô hình tổng thầu trong đầu tư xây dựng dân dụng .
Thứ năm, sử dụng mô hình hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong quảnlý dự án đầu tư xây dựng dân dụng từ nguồn vốn NSNN.
Thứ sáu, xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở các địa
phương phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân theo quan điểm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Thứ bảy, thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở, tăng cường quyền giám sát