Một số giải pháp quản lý nhà nước quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản đối với các công trình xây dựng dân dụng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 107 - 117)

vốn từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

3.2.1. Hoàn thiện công tác lập quy hoạch về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước

Lập kế hoạch: Rà soát điều chỉnh bổ sung, hoặc xây dựng mới các quy trình kế hoạch đầu tư. Gắn quy hoạch với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo tính liên ngành, liên vùng. Có chế định đề cao trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người quyết định dự án quy hoạch, làm rõ sai phạm, quy rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh trìệt để bằng biện pháp hành chính, hình sự và bồi hoàn thiệt hại vật chất, khắc phục tình trạng quy kết trách nhiệm, nhận thiếu sót yếu kém tập thể chung chung như thời gian qua.

Thực hiện công khai minh bạch các dự án quy hoạch, nghiêm cấm tình trạng che dấu thông tin về các dự án quy hoạch nhằm trục lợi cá nhân.

Cần có nghiên cứu quy hoạch tổng thể và quy hoạch khu vực. Công việc này ví như một đề án gồm 2 phần: tổng hợp và chi tiết. Khi nghiên cứu tổng hợp người ta phải dựa vào các kết quả điều tra dân số chỉ tiêu phát triển kinh tế và các yếu tố xã hội học. Thí dụ: khu vực được quy hoạch xây dựng các trường đại học thì người làm quy hoạch phải biết có bao nhiêu trường, là những trường nào, đặc điểm yêu cầu chung và riêng của họ. Hàng ngày có bao nhiêu sinh viên đi qua, thời gian lưu thông là bao nhiêu, mức tăng về tuyển sinh trung bình hàng năm như thế nào, sự phát triển phục vụ cho nhóm này cần tối thiểu là bao nhiêu người, gồm những ngành nghề gì, các lọi dịch vụ gì sẽ cung cấp ở đây và yêu cầu phục vụ sẽ có thay đổi như thế nào trong tương lai. Những quy hoạch như thế này phải mang tính dài hạ. Mức tối thiểu là 30-40 năm.

Phê duyệt quy hoạch: Dưới sự quản lý của Bộ Xây dựng hiện đang có nhiều dự án quy hoạch trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện từ rất lâu được thanh toán vốn đầu tư xong nhưng chưa được Bộ xem xét, phê duyệt quyết toán hoàn thành. Việc này gây khó khăn đối với các địa phương có quy hoạch treo. Do dự án chưa được phê duyệt nên các cán bộ ở địa phương chưa thể cho phép các dự án đầu tư hoạt động được. Điều này gây ra sự chờ đợi của các chủ đầu tư muốn đầu tư vào địa phương. Việc chậm trễ này còn gây ra nhiều tác động xấu khác như: các địa phương cấp giấy phép đầu tư không theo quy hoạch, gây ra tình trạng đầu tư trái phép, thời gian chờ đợi phê duyệt lâu, làm lỡ cơ hội đầu tư phát triển các địa phương, làm lãng phí vốn đầu tư do các dự án đã được thực hiện nhưng khồng được phê duyệt.

Chính vì những tác động xấu như trên do việc chậm trễ phê duyệt các dự án quy hoạch, UBND tỉnh cần có những động thái xem xét lại những dự án quy hoạc treo đó. Nếu dự án có thể tiếp tục mang lại hiệu quả phát triển kinh tế cho địa phương cần nhanh chóng xem xét phê duyệt quyết toán quy hoạch. Nếu dự án đã không còn hiệu quả thì phải yêu cầu địa phương hủy bỏ đồ án quy hoạch và nghiên cứu lại quy hoạch địa phương cho hiệu quả hơn. Song đây là việc rất nên hạn chế do nó gây ra sự lãng phí vốn đầu tư.

UBND Đắc Lắk nên chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị địa phương làm công tác quy hoạch xây dựng nghiên cứu kỹ lưỡng và lập lên quy hoạch có chất lượng, thu chi rõ dàng nhằm đẩy nhanh công tác xem xét phê duyệt quyết toán dự án quy hoạch. Đối với các sự án quy hoạch những năm gần đây đã được thực hiện, đang thực hiện UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban ngành cần nhanh chóng xem xét phê duyệt quyết toán các dự án đó.

Cơ quan quản lý quy hoạch: Không nên gộp quy hoạch và kiến trúc với nhau. Như đã trình bày ở trên, quy hoạch là một phạm trù mang tính kinh tế xã hội nên nó phải được nhìn nhận xem xét dưới giác độ một phạm trù kinh tế, cơ

quan quản lý quy hoạch của Malaysia có phần đông là các nhà quy hoạch. Trên máy tính của họ có các bản đồ hiện trạng từng khu vực trong đó có cả từng lô nhà dân. Lúc nào họ cũng có thể trả lời chính quyền thành phố số hộ dân cần tái định cư khi lấy đất mở đường và mức đền bù với giá hiện tại là bao nhiêu, đây là cơ sở quan trọng cho quyết định đầu tư và nó làm cho tiến độ dự kiến trở nên hiện thực bởi sai số thấp. Chúng ta tường bị kéo dài thười gian của một dự án là do số liệu điều tra không đầy đủ và tiên lượng mức đền bù không sát thực tế nên khi triển khai thực tế phải điều chỉnh gây mất thời gian. Đó là chưa kể người dân thấy nhà nước đầu tư là họ làm đủ cách để kiếm tiền đền bù từ nhà nước. Cơ quan quản lý quy hoạch cần được xác định làm rõ những việc phải làm và nếu như xét thấy không đủ năng lực thì có thể tổ chức lại thậm chí có thể thuê nước ngoài với hình thức tổ chức thiết kế quy hoạch.

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy về quản lý đầu tư và xây dựng theo hướng đồng bộ, thống nhất và ổn định sửa đổi một số điều của các luật Đấu thầu, Doanh nghiệp, Xây dựng hiện còn chưa thống nhất. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản hướng dẫn các luật đó ban hành về QL đầu tư theo hướng chồng chéo, loại bỏ những nội dung mâu thuẫn, không thống nhất vàkhông dồng bộ. Trước mắt cần xử xử lý sớmm các vướng mắc do chưa có sự thống giữa Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Dắt đai, Luật Đấu thấu. Nghiên cứu xây dựng và trình Quốc hội Luật QL hoạt động đầu tư không nhằm mục đích kinh doanh (Luật Đầu tư công).

Đầu tư xây dựng dân dụng từ ngân sách nhà nước là lĩnh vực đầu tư công, và vì vậy tính chất mục đích của nó có nhiều điểm khác với hoạt động đầu tư xây dựng dân dụng của các chủ thể khác nhưng hiện nay vẫn chịu sự điều chỉnh chung của nhiều văn bản pháp luật.

Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành quy định về đầu tư xây dựng dân dụng từ NSNN mới chủ yếu là các văn bản dưới luật (chủ yếu là thông tư), trong khi lĩnh vực này đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng hệ thống vãn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn, làm cơ sở cho công tác chi đạo điều hành của Chính phủ, công tác giám sát của các cơ quan dân cử và các cơ quan tư pháp trong việc xử lý vi phạm.

Do vậy, việc ban hành văn bản Luật để QL đầu tư xây dựng dân dụng từ nguồn Ngân sách Nhà nước hay Luật Đầu tư công là rất cần thiết, đáp ứng yêu cẩu nhiệm vụ tăng cường QL chống thất thoát lãng phí kém hiệu quả trong đầu tư sử dụng Ngân sách Nhà nước. Trong đó quy định rõ:

+ Yêu cầu QL hoạt động đầu tư công

+ Đối tượng và nội dung QL trong các khâu quy hoạch, kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, triển khai thực hiện dự án, quản lý sử dụng vốn, quản lý khai thác

+ Phân định trách nhiệm của các chủ thể (người có quyền quyết định đầu

tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu, tổ chức tư vấn) tham gia vào quá trình thực hiện dự án đầu tư công.

+ Quy định rõ nội dung của hoạt động đầu tư công gồm: kế hoạch hoa đầu tư, phân bổ và QL các nguồn lưc đầu tư qua chương trình, tổ chức QL dự án đầu tư từ khâu quy hoạch kế hoạch đến khâu khai thác sử dụng kiểm tra và giám sát đánh giá các dự án.

3.2.3. Xây dựng định mức, kỹ thuật thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư

Xây dựng quy trình hợp lý và gắn trách nhiệm cá nhân, tiêu chuẩn hóa những quy định, quy phạm trong thiết kế để từ đó các đơn vị tư vấn lập, các cơ quan thẩm định thiết kế căn cứ vào đó để áp dụng và thẩm định. Việc tiêu chuẩn hóa này phải cụ thể cho từng loại hình công trình, từng cấp công trình.

Tăng cường công tác thẩm định thiết kế, kết cấu công trình đặc biệt là việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với từng loại, từng cấp công

trình, có như vậy mới tránh được lãng phí vốn đầu tư xây dựng dân dụng trong khâu thiết kế.

Công tác thẩm định dự án phải đánh giá đầy đủ theo nội dung sau: - Xem xét nội dung của dự án với quy hoạch phát triển KT-XH, quy

hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng; trường hợp chưa có các quy hoạch trên thì phải có ý kiến thỏa thuận của cơ quan QLNN về lĩnh vực đó. Xem xét sự phù hợp giữa về quy mô, công suất, thời gian thực hiện ở giai đoạn thiết kế sau so với giai đoạn trước.

- Đánh giá sự phù hợp của thiết kế cơ sở về quy hoạch xây dựng, quy mô, công nghệ, công suất thiết kế, cấp công trình; các số liệu sử dụng trong thiết kế, các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng; các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật so với yêu cầu của dự án; thiết kế cơ sở với phương án kiến trúc được được lựa chọn; xem xét giải pháp thiết kế trong thiết kế cơ sở. Đánh giá điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập dự án và thiết kế cơ sở theo quy định.

- Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư gắn với cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn. Thẩm quyền quyết định đầu tư phải quy định đầy đủ, rõ ràng; quy định rõ việc phân công, phân cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt các dự án đầu tư thuộc ngân sách cấp mình, có kèm theo mức vốn đầu tư của dự án. Nâng cao và gắn trách nhiệm của người phê duyệt dự án phải được thể hiện ở những tiêu chí bắt buộc như:

Công khai hóa danh sách dự án đầu tư trong tương lai: Dự án đầu tư được phê duyệt có tính khả thi và có danh sách những dự án sẽ được đầu tư trong tương lai; trong đó những dự án này phải nằm trong quy hoạch được duyệt và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan công sở; như vậy sẽ chống được việc chạy vốn của các chủ đầu tư, tránh được tình trạng mạnh ai người ấy làm.

Về thời gian thẩm định dự án: Để các dự án đều được đối xử công bằng trong thời gian thẩm định cần quy định và áp dụng nghiêm ngặt giấy giao nhận hồ sơ thẩm định, việc giải trình làm rõ hồ sơ cần phải có biên bản qua đó tránh được tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà của cán bộ, cơ quan thẩm định, qua đó sẽ phát hiện được những dự án đã quá thời gian quy định của cấp có thẩm quyền.

- Tăng cường công tác QLNN về chất lượng công trình xây dựng. Làm tốt công tác bảo hành, bảo trì và nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình.

Các cơ quan quản lý đầu tư và xây dựng, các chủ đầu tư, các nhà thầu phải chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi thường xuyên chất lượng của sản phẩm từ tư vấn đến thi công xây lắp và cung cấp thiết bị. Công trình có chất lượng kém, trách nhiệm trước tiên thuộc về chủ đầu tư.

Bảo hành công trình là yêu cầu bắt buộc được pháp luật bảo hộ, thời gian

bảo hành cần được ghi rõ trong hợp đồng.

Hiệu quả của dự án được cụ thể hóa ở khâu vận hành và khai thác, do vậy chủ đầu tư cần xây dựng và chuyển giao quy trình vận hành khai thác cho đơn vị tiếp nhận quản lý sử dụng để tăng tuổi thọ công trình, nâng cao hiệu quả dự án.

3.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý

Công tác cán bộ trong quản lý vốn đầu tư xây dựng dân dụng luôn là nhân tố quyết định mọi thành công của hoạt động quản lý, sự thất thoát lãng phí tiêu cực trong quản lý vốn đầu tư đều bắt nguồn từ nguyên nhân cán bộ. Đổi mới và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư, công tác tổ chức cán bộ cần phải thực hiện các vấn đề sau:

- Đối với công tác tuyển dụng, xắp xếp bố trí và bổ nhiệm cán bộ cần thực hiện theo đúng nguyên tắc: “Tìm người vì việc, sử dụng người đúng năng

lực”. Theo đó công tác tổ chức cán bộ quản lý vốn đầu tư cần được thực hiện dựa trên tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ trên các mặt:

Về chuyên môn: phải thông qua hệ đào tạo chính quy, đảm nhiệm đúng theo chuyên môn đã được đào tạo căn bản, có hệ thống. Bố trí đúng chuyên môn đã học kết hợp với kinh nghiệm và hiểu biết, nhận thức sâu về hoạt động quản lý đầu tư sẽ giúp cán bộ phát huy hiệu quả năng lực nghiệp vụ chuyên môn và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

Về bản lĩnh chính trị: lĩnh vực đầu tư xây dựng dân dụng là lĩnh vực rất nhạy cảm và là lĩnh vực có nhiều sự “cám dỗ” khiến cho một số cán bộ dễ bị tha hóa biến chất do môi trường tác động, nên khi bố trí xắp xếp hay bổ nhiệm cán bộ làm công tác này cần phải dùng người có phẩm chất đạo đức tốt, có lý lịch rõ ràng, năng động và trung thực và luôn có quan điểm lập trường đúng đắn, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân tốt.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, phổ biến và cập nhật đầy đủ các thông tin những quy định chế độ chính sách, pháp luật về công tác quản lý vốn một cách kịp thời đầy đủ, đào tạo và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tham gia quản lý đầu tư xây dựng như Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, cán bộ các ban ngành chức năng thuộc bộ máy nhà nước trực tiếp làm công tác quản lý vốn đầu tư, các đơn vị thi công, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng dân dụng .

- Có chế độ đãi ngộ về tiền lương, tiền thưởng đảm bảo cán bộ làm công tác quản lý có thu nhập thỏa đáng, ổn định cuộc sống tạo ra sự yên tâm công tác có tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi công vụ.

- Xây dựng chế tài xử phạt kinh tế, chế độ trách nhiệm để hạn chế hành vi tiêu cực và nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng dân dụng .

cán bộ. Tổ chức kiện toàn lại Ban quản lý dự án, tăng cường trách nhiệm Chủ đầu tư, trách nhiệm người ra quyết đinh đầu tư. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý vốn đầu tư có phẩm chất năng lực, có tinh thần trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

- Phân cấp quản lý trong bộ máy một cách rõ ràng, việc phân công cán bộ thực thi quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư phải có hướng tập trung, không phân tán như hiện nay, một cán bộ thực hiện rất nhiều việc nhưng từng nghiệp vụ lại không sâu, dẫn đến bất cập trong công tác quản lý.

- Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn chức danh cán bộ theo hướng: Đối với những cán bộ hoạch định chính sách về đầu tư và xây dựng, ngoài tầm nhìn tổng thể vĩ mô cần đi sâu vào thực tế hơn nữa, có như vậy văn bản ban hành ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản đối với các công trình xây dựng dân dụng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 107 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)