Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của huyện Krông Năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện krông năng, tỉnh đắk lắk (Trang 49 - 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của huyện Krông Năng

2.1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội của huyện Krông Năng Năng

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý và mối quan hệ liên vùng

Huyện Krông Năng nằm phía Đông Bắc của tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột 50 km. Nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 12050’27” đến 130 08’55” vĩ độ bắc, từ 108016’16” đến 108031’25” kinh đông. Huyện có 12 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 11 xã và 01 thị trấn, toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 61.479 ha.

Ranh giới hành chính của huyện Krông Năng: - Phía đông Bắc giáp huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai - Phía đông Nam giáp huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk - Phía tây giáp huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk - Phía bắc giáp huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk

2.1.1.2. Địa hình địa mạo

Huyện Krông Năng có 3 dạng địa hình chính nhƣ sau:

- Địa hình bằng thấp: Dạng điạ hình này chiếm 21,4% chủ yếu tập trung thị trấn Krông Năng, khu trung tâm các xã Ea Hồ, Phú Xuân, Phú Lộc có độ dốc phổ biến từ 00

- 80, độ cao trung bình 200m đến 300m so với mặt biển.

- Địa hình đồi núi thấp: Địa hình đồi núi thấp chiếm 45,2% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở phía Tây và Tây Nam của huyện, có độ chia cắt mạnh bởi những quả đồi dạng bát úp độ dốc trung bình từ 80

đến 150 , độ cao trung bình so với mặt biển 400m - 600m, nghiêng dần về phía Đông Nam.

- Địa hình đồi núi cao: Dạng địa hình này chiếm 33,4% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu hai xã Đliê Ya và xã Tam Giang có độ dốc trên 150

, độ cao trung bình 650 m - 700 m so với mặt biển.

2.1.1.3. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhƣỡng cho thấy đất đai của huyện bao gồm các nhóm đất sau: Nhóm đất nâu đỏ trên đá Bazan (Fk) diện tích 36.700 ha; Nhóm đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa) diện tích 14.620ha; Nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs) diện tích 1.800ha; Nhóm đất xám trên đá Granit (Xa) diện tích 4.900ha; Nhóm đất đen trên sản phẩm bồi tụ đá Bazan (Ru) diện tích 300ha; Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát kết (Fq) diện tích 1.300ha; Nhóm đất nâu tím trên đá BaZan (Ft) diện tích 100ha; Nhóm đất

mùn vàng trên đá Granit (Ha) diện tích 200 ha. Nhóm đất đen trên sản phẩm bồi tụ đá Bazan (Rk) diện tích 300 ha.

2.1.1.4. Khí hậu, nguồn nước

a) Khí hậu: Huyện Krông Năng nằm trong vùng ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam thuộc hai tiểu vùng khí hậu: Đông Ea Hleo nóng ẩm và vùng núi thấp Chƣ Dzu mang tính chất khí hậu Cao nguyên nhiệt đới ẩm, đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mƣa.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 220C, nhiệt độ cao nhất trong năm là 37,50C, nhiệt độ thấp nhất trong năm là 100C, các tháng có nhiệt độ cao là tháng 4, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 2, tổng số giờ chiếu sáng trong năm 2.483 giờ.

- Lượng mưa: Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.500 mm, lƣợng mƣa lớn nhất trong năm là 1.750 mm, lƣợng mƣa thấp nhất 1.125 mm, số ngày mƣa trung bình năm 167 ngày, mùa mƣa thƣờng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, tháng mƣa nhiều nhất là tháng 10 và tháng 11.

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm 82%, tháng có độ ẩm cao nhất trong năm là tháng 8 độ ẩm tháng này là 90%, tháng có độ ẩm thấp nhất trong năm là tháng 4 (75%).

- Gió: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên huyện chịu ảnh hƣởng của hai hƣớng gió chính: gió Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11, gió Đông Bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tốc độ gió trung bình từ 2,4 –5,4m/giây.

b) Nguồn nước:

- Nước ngầm: tiềm năng nƣớc ngầm là khá lớn, nguồn nƣớc ngầm trên địa bàn huyện chủ yếu vận động tàng trữ trong thành tạo phun trào Basalt, phân bố ở độ độ sâu 15m đến 80m. Kết quả tính toán trữ lƣợng động thiên

nhiên là 0,11 lít/giây/km2, trữ lƣợng khai thác QKTmin = 84 m3/ ngày/km2, QKTmax = 233 m3/ngày/ km2, QKTtrung bình= 199 m3ngày/ km2

- Nguồn nước mặt có trữ lƣợng không lớn, toàn huyện có mật độ sông suối cao khoảng 0,37-0,50 km/km2. Sông Krông Năng là con sông chính chạy hầu hết qua địa bàn các xã của huyện, cung cấp nguồn nƣớc phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hệ thống các con suối nhỏ phân bố tƣơng đối đều ở các xã, sông suối có lƣu lƣợng nƣớc nhỏ, lòng suối hẹp, độ dốc lớn uốn lƣợn quanh co, chỉ thích hợp cho xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ;

2.1.1.5. Tài nguyên khác

a) Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất có rừng hiện nay là 8.128 ha, diện tích rừng trồng đƣợc chăm sóc 2.096 ha. Rừng đƣợc phân bố ở các xã sau: Cƣ Klông; Ea Puk; Ea Hồ; Đliê Ya; Ea Đăh; Ea Tam. Rừng trên địa bàn huyện là rừng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nên loại cây rất phong phú và đa dạng về chủng và loài, có rất nhiều loại cây gỗ quý hiếm xuất hiện ở đây.

b)Tài nguyên khoáng sản: có diện tích đất tự nhiên rộng, có cấu trúc địa hình tƣơng đối phức tạp, qua thăm dò địa chất và nghiên cứu khoáng sản ở các mức độ khác nhau cho thấy trên địa bàn huyện gồm có các loại khoáng sản nhƣ đá xây dựng, than bùn...

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện từ 2012-2016

2.1.2.1. Tình hình kinh tế

Kinh tế đạt tốc độ tăng trƣởng khá, năm sau cao hơn năm trƣớc, tổng giá trị sản xuất trong 05 năm từ 2012-2016 là 25.000 tỷ đồng (giá so sánh 2010); tổng giá trị sản xuất năm 2016 là 5.747,9 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và các ngành dịch vụ. Trong nội bộ từng ngành kinh tế đã

có những chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hƣớng hiệu quả, gắn sản xuất với thị trƣờng.

a) Sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi - thủy sản: tiếp tục phát triển theo hƣớng tích cực; giá trị sản xuất ngành nông lâm thuỷ sản năm 2016 là: 3.634,34 tỷ đồng (giá so sánh 2010) tăng bình quân 4,95%, tỷ trong ngành chiếm 65,14% tổng giá trị sản xuất.

- Ngành trồng trọt có bƣớc phát triển mạnh theo hƣớng kinh tế hàng hóa gắn với thị trƣờng; Diện tích, năng suất, sản lƣợng và hàm lƣợng công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản tăng đáng kể. Diện tích gieo trồng năm 2016 đạt 51.091 ha, trong đó diện tích cây hàng năm 17.428 ha và diện tích cây lâu năm 34.086 ha.

- Chăn nuôi - Thủy sản: quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, chủ yếu là tại các gia đình, số lƣợng trang trại chăn nuôi tập trung ít (148 trang trại quy mô nhỏ). Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của huyện.

b) Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trƣởng cao, giá trị sản xuất năm 2016 là: 626,3 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng trƣởng bình quân 18,48.

- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: các ngành chủ yếu nhƣ chế biến nông sản, khai thác đá xây dựng, cấp điện. Số lƣợng cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn hàng năm đều tăng, cuối năm 2016 là 678 cơ sở (khai khoáng 01 cơ sở; chế biến, chế tạo 677 cơ sở). Sự phát triển giữa các ngành, nghề không đồng đều, lao động tay nghề phổ thông là chủ yếu, do đó việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn thấp, sản phẩm làm ra chƣa đảm bảo sức cạnh tranh.

- Xây dựng: đã huy động đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ, từng bƣớc phát triển mạnh cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng.

Năng lực xây dựng tăng khá nhanh và có bƣớc tiến đáng kể theo hƣớng hiện đại, cơ sở hạ tầng từng bƣớc đáp ứng phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH.

- Giao thông: Hệ thống mạng lƣới đƣờng bộ của huyện phân bố khá đều và hợp lý, tạo đƣợc sự liên kết giữa trung tâm huyện với các xã. Tổng chiều dài các tuyến đƣờng khoảng 816,7 km. Những năm gần đây đƣợc sự đầu tƣ, từng bƣớc nhựa hoá các trục đƣờng giao thông chủ yếu, nên giao thông của huyện có bƣớc phát triển tốt. Tuy nhiên, một số tuyến đƣờng và cầu bị xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn;

- Thuỷ lợi: Đảm bảo tích trữ nguồn nƣớc phục vụ tƣới cho cây trồng. Trong đó có công trình trọng điểm của huyện là dự án phòng chống giảm nghẹ thiên tai kết hợp ổn định đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ xã Ea Hồ, công trình đập C16;

- Dân dụng: Đầu tƣ xây dựng trụ sở UBND các xã, đầu tƣ xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng tại các thôn buôn...

- Giáo dục: đầu tƣ xây dựng và nâng cấp sửa chữa để xây dựng trƣờng học đạt chuẩn quốc gia và các trƣờng học thiếu cơ sở hạ tầng để đạt chuẩn quốc gia....

c) Dịch vụ có bƣớc phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị trƣờng và có tiến bộ về hiệu quả với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Giá trị sản xuất năm 2016 là 1.508,26 tỷ đồng (giá so sánh 2010) tăng trƣởng bình quân là 12,59%. Tỷ trọng ngành thƣơng mại - dịch vụ chiếm 24,3%.

Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ đã góp phần thúc đẩy sản xuất, kích thích tiêu dùng, lƣu thông hàng hóa, đáp ứng đƣợc nhu cầu của đời sống xã hội, đặc biệt, thƣơng mại, dịch vụ ở nông thôn có bƣớc phát triển mới. Dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sản xuất và đi lại của ngƣời dân. Tổng số đầu xe ô tô vận tải hiện có là 168

xe; trong đó, vận tải hành khách 111 xe, vận tải hàng hoá 57 xe. Hoạt động của tuyến xe buýt đƣợc duy trì, đáp ứng phần nào nhu cầu đi lại của nhân dân.

d) Tài chính: công tác quản lý, điều hành ngân sách đảm bảo kế hoạch dự toán và chế độ tài chính hiện hành, đảm bảo ngân sách chi cho các mục tiêu đầu tƣ phát triển và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 05 năm (2012-2016) đạt 599,3 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách trên địa bàn 05 năm (2012-2016) đạt 2.223,4 tỷ đồng. Thu ngân sách giảm mạnh kể từ năm 2013 Trung ƣơng điều chỉnh chính sách thu thuế VAT đối với mặt hàng nông sản. Trên địa bàn có 07 tổ chức tín dụng đang hoạt động, cơ bản phục vụ nhu cầu về vốn vay cho phát triển sản xuất của nhân dân.

Bảng 2.1 Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế huyện giai đoạn 2012-2016

STT CHỈ TIÊU ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016

1 Tổng giá trị sản xuất (Giá SS

2010) Tỷ đồng 4.256 4.674,00 4.977,28 5.345,38 5.747,90

- Tốc độ tăng trƣởng % - 5,76 9,82 6,49 7,40 7,53

CHIA THEO NGÀNH

Nông- lâm nghiệp Tỷ đồng 2.986 3.318,00 3.455,93 3.596,70 3.613,34

- Tốc độ tăng trƣởng % - 10,06 11,12 4,16 4,07 0,46

Công nghiệp- xây dựng Tỷ đồng 320 362,00 465,85 562,62 626,30 + Xây dựng Tỷ đồng 224,44 311,09 333,24 416,55

- Tốc độ tăng trƣởng % 6,67 13,13 28,69 20,77 11,32

Các ngành dịch vụ Tỷ đồng 950 994,00 1.055,50 1.186,06 1.508,26

- Tốc độ tăng trƣởng % 6,03 4,63 6,19 12,37 27,17

2 Cơ cấu GTSX ( Giá SS 2010)

- Nông lâm ngƣ nghiệp % 70,16 70,99 69,43 67,29 62,86 - Công nghiệp-xây dựng % 7,52 7,74 9,36 10,53 10,90 - Các ngành dịch vụ % 22,32 21,27 21,21 22,19 26,24

3 Tổng giá trị sản xuất (giá hiện

hành) Tỷ đồng 6.084 6.659,41 6.966,71 7.316,85 7.781,00

4 Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội Tỷ đồng 744 817,00 919,00 987,00 1.157,00 5 Thu ngân sách Tỷ đồng 222,2 93,70 90,20 93,90 99,30 8 Tổng chi ngân sách địa phƣơng Tỷ đồng 478 473,00 415,00 440,00 417,41 9 + Tỷ lệ nhựa hóa đƣờng huyện % 95,00 95,00 98,00 99,00 99,00

+ Tỷ lệ nhựa hóa đƣờng xã % 24,00 26,00 30,00 32,00 31,50 Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội và ANQP huyện Krông Năng từ năm 2012-2016

2.1.2.2. Tình hình xã hội

a) Dân số: Tính đến 30/12/2016 tổng số hộ của huyện là 28.468 hộ, với dân số là 125.699 ngƣời, tỷ lệ dân số tăng tự nhiên 11‰/năm. Cơ cấu giới tính: Nam chiếm 50,99%, nữ chiếm 49,01%. Cơ cấu theo đô thị và nông thôn: đô thị chiếm 10,55% dân số, nông thôn là 89,45% dân số.

Mật độ dân số bình quân trong toàn huyện năm 2016 là 205 ngƣời/km2, phân bố không đồng đều, tập trung ở vùng địa hình bằng thấp.

Toàn huyện hiện có 25 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 75%, các dân tộc thiểu số 25%, (Dân tộc Ê Đê, dân tộc Nùng, dân tộc Tày, dân tộc Thái, dân tộc H’Mông, dân tộc Dao, Mƣờng...). Đa số các hộ đồng bào dân tộc sống ở khu vực nông thôn, thuộc vùng sâu vùng xa, điều kiện sản xuất còn nhiều khó khăn, trình độ văn hóa và chuyên môn của các dân tộc tuy đã có những thay đổi đáng kể, nhƣng vẫn còn hạn chế, chƣa theo kịp các tiến bộ của ngành kinh tế. Đây cũng là một trong những đặc điểm cần hết sức lƣu ý trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

b) Lao động: Dân số trong độ tuổi lao động tính đến 31/12/2016 là 64.971 ngƣời. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ lao động của ngành nông lâm thủy sản chiếm 76,33%; ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 5,3%; ngành dịch vụ chiếm 18,37%; Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 48%.

Mặc dù, cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hƣớng, nhƣng tốc độ chuyển dịch còn chậm. So với tỷ trọng lệ lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh hiện nay (chiếm khoảng 68,7% tổng lao động) thì tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của huyện còn đang ở mức cao đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ngay trong nội bộ ngành. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ thấp, chiếm 11,1%.

Bảng 2.2 Tổng hợp các chỉ tiêu xã hội huyện giai đoạn 2012-2016

STT CHỈ TIÊU ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016

B CHỈ TIÊU XÃ HỘI VÀ MT

1 - Dân số trung bình Ngƣời 121.410 122.709,00 124.080,00 125.038,00 125.699,00 - Tổng số hộ Hộ 27.436 27.517,00 27.585,59 28.165,01 28.468,00 - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ‰ 12,50 12,40 12,10 12,00 11,00 - Tỷ lệ dân số đô thị % 10,45 10,44 10,48 10,50 10,55

2 - Số lao động tạo việc làm mới LĐ 1.741 1.750,00 1.800,00 1.850,00 1.800,00 - Tỷ lệ lao động tạo qua đào tạo % 29 42,00 47,73 47,93 48,00 - Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề % 22,37 33,65 37,00 37,50 38,00

3 - Chỉ tiêu giảm nghèo 2,21 1,44 1,40 2,16 2,5 + Số hộ nghèo cuối năm Hộ 3.226 2.847,00 2.329,00 3.280,00 1.215,00 + Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm % 11,82 10,37 8,44 11,65 4,27

4 - Số trƣờng học Trƣờng 58 65,00 66,00 68,00 69,00 Nguồn: Báo cáo kinh tế- xã hội và ANQP huyện Krông Năng từ năm 2012-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện krông năng, tỉnh đắk lắk (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)