7. Kết cấu Luận văn
2.1.2. Tình hình đất đai trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh LongAn
phân chia thành các nhóm:
Phân theo mục đích sử dụng đất:Qua kết quả thống kê đất đai, tổng hợp diện tích tự nhiên năm 2018 của huyện, cơ cấu quỹ đất tự nhiên toàn huyện như sau: đất nông nghiệp là 14544,2 ha, chiếm 66,0 % tổng diện tích tự nhiên của huyện, đất phi nông nghiệp là 7455,9 ha, chiếm 33,5 % tổng diện tích tự nhiên của huyện, đất chưa sử dụng là 48,6 ha, chiếm 0,2 % tổng diện tích tự nhiên của huyện. Cụ thể:
Nhóm đất nông nghiệp: là 14544,2 ha, chiếm 66,0 % tổng diện tích tự nhiên của huyện, cụ thể:
- Đất sản xuất nông nghiệp là 12165,6 ha: + Đất trồng cây hàng năm là 11618,6 ha + Đất trồng cây lâu năm là 547,0 ha - Đất lâm nghiệp là 90,3 ha.
- Đất nuôi trồng thủy sản là 2283,3 ha.
Nhóm đất phi nông nghiệp là 7455,9 ha, chiếm 33,8 % tổng diện tích tự nhiên của huyện, trong đó:
- Đất ở tại nông thôn là 2516,2 ha - Đất ở tại đô thị là 141,3 ha
- Đất chuyên dùng năm 2018 là 1427,7 ha: + Đất xây dựng trụ sở cơ quan là 11,1 ha. + Đất quốc phòng là 6,2 ha.
+ Đất an ninh là 3,0ha.
+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp là 65,7 ha.
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp là 851,0ha. + Đất sử dụng vào mục đích công cộng là 490,8ha. - Đất cơ sở tôn giáo là 22,5ha
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng là 88,9 ha. - Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối là 3244,8ha.
- Đất có mặt nước chuyên dùng là 3,4ha.
Nhóm đất chưa sử dụng là 48,6ha, chiếm 0,2% tổng diện tích tự nhiên của huyện.
Phân theo tính chất đất, đất đai trên địa bàn huyện Cần được được chia thành các nhóm sau:
Một là, nhóm đất phù sa: Diện tích là 5.060 ha, chiếm 23,2% diện tích tự nhiên toàn huyện. Gồm 02 loại đất chính: Đất phù sa đã phát triển điển hình bão hòa nước ngắn trong năm với diện tích 4.941ha, chiếm 22,65% diện tích tự nhiên của huyện và phân bố tập trung ở phía Bắc huyện; Đất phù sa đang phát triển điển hình với diện tích 120ha, chiếm 0,55% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố xen lẫn với loại đất trên ở phía Bắc huyện và một phần phía Đông huyện.
Hai là, nhóm đất phù sa nhiễm mặn có tổng diện tích là 4.183ha, chiếm 19,18% diện tích tự nhiên của huyện. Gồm 03 loại đất chính: Đất phù sa phát triển điển hình, bão hòa nước ngắn trong năm, nhiễm mặn (diện tích 2.403ha, chiếm 11,02% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu ở vùng Bắc và trung tâm của huyện); Đất phù sa đang phát triển điển hình, nhiễm mặn (diện tích 1.674ha, chiếm 7,68% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố rải rác ở phía Nam và Đông của huyện); Đất phù sa đang phát triển, thoáng khí, nhiễm mặn (diện tích 106ha, chiếm 0,49% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu ở phía Đông Nam của huyện)
Ba là, nhóm đất phèn hoạt động: Diện tích là 601ha, chiếm 2,8% diện tích tự nhiên của huyện. Gồm 2 loại đất chính: Đất phèn hoạt động khá nặng (diện tích 434ha, chiếm 1,99% diện tích tự nhiên của huyện), Đất phèn hoạt động nặng điển hình (diện tích 167ha, chiếm 0,77% diện tích tự nhiên của huyện)
Bốn là, nhóm đất phèn tiềm tàng: Diện tích 798ha, chiếm 3,66% diện tích tự nhiên của huyện. Gồm:
Đất phèn tiềm tàng sâu: Tầng chứa vật liệu sinh phèn 120cm - 150cm: Diện tích 520ha, chiếm 2,39% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở phía Bắc
và Tây Bắc của huyện Cần Đước.
Đất phèn tiềm tàng trung bình: Tầng chứa vật liệu sinh phèn 80cm - 120cm: Diện tích 260ha, chiếm 1,19% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố rải rác ở phía Bắc và Tây Bắc huyện.
Đất phèn tiềm tàng cạn: Tầng sinh phèn 50cm - 80cm: Diện tích rất ít, chỉ có gần 20ha, phân bố cục bộ ở phía Bắc huyện.
Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn: Diện tích 6.715ha, chiếm 30,79% diện tích tự nhiên của huyện. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong 6 nhóm đất có trên địa bàn của huyện.
Năm là, nhóm đất phèn hoạt động nhiễm mặn: có tổng diện tích là 1.035ha, chiếm 4,75% diện tích tự nhiên của huyện. Gồm 04 loại đất chính sau: Đất phèn hoạt động trung bình (diện tích 256ha chiếm 1,17% diện tích tự nhiên của huyện), Đất phèn hoạt động khá nặng (diện tích 61ha, phân bố ở phía Nam huyện), Đất phèn hoạt động khá nặng (diện tích 72ha, phân bố rải rác ở phía Nam và trung tâm huyện), Đất phèn hoạt động nặng điển hình, nhiễm mặn (diện tích còn lại khoảng 647ha, chiếm 2,97% diện tích tự nhiên của huyện) [25].
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đất đai của UBND huyện Cần Đƣớc, tỉnh Long An giai đoạn 2015 - 2019