Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai của ủy ban nhân dân huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 39)

7. Kết cấu Luận văn

1.3.4. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Hoạt động lập quy hoạch sử dụng đất đai được hiểu là: quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định. Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm.

Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh là 05 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nước ta được phân thành: - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng. - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập và được thẩm định theo quy định của pháp luật.

Trong đó, việc thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết của mình, từ đó xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để giao đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ các nhu cầu dân sinh, nhu cầu văn hóa xã hội.

Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh trình trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp. Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và các hậu quả khó lường về bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dần sang nền kinh tế thị trường [9].

Theo đó, công tác lập quy hoạch đất đai trên địa bàn cấp huyện cần lưu ý các nội dung sau:

Thứ nhất, phải đảm bảo quyền sở hữu toàn dân về đất đai

Thứ hai, đảm bảo việc sử dụng quỹ đất trên địa bàn cấp huyện tiết kiệm, bảo vệ đất và bảo vệ thiên nhiên

Thứ ba, tổ chức phân bổ hợp lý quỹ đất cho các ngành

Thứ tư, đảm bảo tính phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng lãnh thổ.

Thứ năm, phải cân đối với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của cấp tỉnh và vùng.

1.3.5. Quản lý về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện

Giao đất là hoạt động mang tính pháp lý trong QLNN về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoạt động này được quy định tại khoản 7 điều 3 Luật đất đai 2013 như sau: Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền

sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

Khái niệm cho thuê đất được quy định tại khoản 8 điều 3 Luật đất đai 2013 đó là: Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho thuê đất) là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.

Như vậy, giữa khái niệm giao đất và thuê đất theo khái niệm nói trên, cơ sở căn bản để phân biệt hai khái niệm đó là hình thức thu tiền của nhà nước đối với quyền sử dụng đất đai của cá nhân, tổ chức muốn sử dụng đất. Trong đó, khi nhà nước giao đất sẽ có hai hình thức là có thu tiền hoặc không thu tiền. Trong khi đó, khi nhà nước cho thuê đất, cá nhân/tổ chức được giao quyền sử dụng đất chắc chắn phải trả tiền dưới hai hình thức: hoặc một lần cho cả kỳ hạn thuê hoặc hằng năm (nhiều lần). Ngoài ra, giữa hai hình thức sử dụng đất này còn có những điểm khác biệt giữa quyền của người sử dụng, hạn mức sử dụng đất và thời gian sử dụng đất. Cơ sở pháp lý cho hoạt động thu tiền đối với hai hình thức giao đất được quy định cụ thể tại Luật Đất đai và các Nghị định của Chính Phủ như Nghị định 46/2014/NĐ-CP thì thuê đất trả tiền hàng năm...

Chuyển mục đích sử dụng đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép hoặc việc đăng ký đất đai trong trường hợp không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong hoạt động QLNN về đất đai này, trách nhiệm của các cơ quan địa phương được quy định như sau:

- UBND cấp huyện có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh trước khi quyết định;

- UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất với tổ chức.

Việc cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất của cơ quan chức năng có thẩm quyền trong lĩnh vực QLNN về đất đai phải căn cứ theo các quy định tại Điều 52 Luật Đất đai 2013 như sau:

- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

1.3.6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai về đất đai

Thanh kiểm tra là hoạt động mang tính thường xuyên trong hoạt động QLNN. Đối với lĩnh vực QLNN về đất đai, là một lĩnh vực nhạy cảm cả về mặt chính trị và kinh tế, do đó, hoạt động thanh kiểm tra là một chức năng, nội dung hết sức cần thiết để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực này. Thanh kiểm tra nhằm đảm bảo hoạt động được diễn ra theo đúng quy định pháp luật cũng như kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm.

Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động thanh kiểm tra trong lĩnh vực đất đai, một số yêu cầu về nguyên tắc khoa học cần phải được đảm bảo bao gồm:

Thứ nhất, phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, dân chủ, công khai, kịp thời trong hoạt động thanh tra

Thanh tra là hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp xử lý thích hợp, đảm bảo cho chính sách, pháp luật, kế hoạch được tôn trọng thực hiện. Mỗi kết luận, kiến nghị hay quyết định trong hoạt động thanh tra đều rất quan trọng bởi nó phải làm rõ tính đúng sai, nêu rõ tình hình, tính chất, hậu quả của sự việc, xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu họ sai phạm và yêu cầu các đối tượng này có những biện pháp tích cực loại trừ những sai phạm đó. Vì vậy, tính chính xác phải được coi là một nguyên tắc của hoạt động thanh tra. Bản thân nguyên tắc tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra đã tạo ra cơ sở quan trọng để đảm bảo cho nguyên tắc chính xác. Điều này có nghĩa là hoạt động thanh tra phải được tiến hành trên cơ sở có đầy đủ những căn cứ rõ ràng đã được quy định trong pháp luật; việc thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn, các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác hoàn toàn phải phù hợp với quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra.

Nguyên tắc khách quan trong hoạt động thanh tra đòi hỏi mọi công việc tiến hành trong hoạt động này phải xuất phát từ thực tiễn quản lý hành chính nhà nước. Mọi quyết định, kết luận hay kiến nghị trong hoạt động thanh tra đều phải xuất phát từ thực tiễn khách quan chứ không phải là kết quả của việc suy diễn chủ quan, hời hợt hay mang tính áp đặt. Muốn khách quan trong hoạt động thanh tra, cán bộ thanh tra phải có trình độ hiểu biết về chính trị, pháp luật, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ để có thể độc lập, khách quan trong suy nghĩ và hành động.

Công khai, dân chủ là bản chất chế độ xã hội của chúng ta và nó cũng đã trở thành một nguyên tắc trong hoạt động thanh tra. Các quy định pháp luật về cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục thanh tra đều thể hiện rõ nét những nội dung của nguyên tắc công khai, dân chủ. Nguyên tắc công khai, dân chủ đòi hỏi:

- Nội dung các công việc của hoạt động thanh tra phải được thông báo một cách đầy đủ và rộng rãi cho mọi đối tượng có liên quan biết;

- Cơ quan thanh tra phải có trách nhiệm thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tích cực tham gia vào hoạt động thanh tra, đảm bảo phát huy mạnh mẽ tính dân chủ của hoạt động này;

- Các kết luận, kiến nghị, quyết định về thanh tra trong hoạt động thanh tra được thông báo công khai cho các đối tượng có liên quan biết.

Kịp thời là một yêu cầu mang tính đặc thù trong phương pháp hoạt động của thanh tra. Yêu cầu này nhằm đảm bảo phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những việc làm vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và các cá nhân trong xã hội. Nguyên tắc kịp thời trong hoạt động thanh tra đòi hỏi:

- Khi có đầy đủ cơ sở tiến hành thanh tra, tổ chức thanh tra có thẩm quyền phải nhanh chóng tiến hành hoạt động thanh tra theo đúng quy định của pháp luật;

- Mọi công việc cần tiến hành trong hoạt động thanh tra đều phải thực hiện trong thời hạn được pháp luật quy định.

này đòi hỏi công tác thanh kiểm tra phải được chú trọng đến chất lượng của từng nội dung trong công tác lập kế hoạch thực hiện thanh kiểm tra. Trong đó, công tác phối hợp thực hiện, công tác tổ chức nguồn lực thực hiện hợp lý và việc lựa chọn hình thức thanh kiểm tra linh hoạt là những yếu tố tiên quyết để đánh giá tiêu chí khoa học trong hoạt động thanh kiểm tra.

Thứ ba đảm bảo tính pháp lý của hoạt động thanh kiểm tra. Phù hợp với nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước do đó hoạt động thanh tra đòi hỏi tuân thủ nguyên tắc tuân theo pháp luật. Theo yêu cầu này, mọi công việc cần tiến hành trong hoạt động thanh tra phải được thực hiện trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành về Thanh tra. Những đòi hỏi về tuân thủ tính pháp lý có nội dung rất rộng, theo đó, từ chương trình, kế hoạch hoạt động của các tổ chức thanh tra đến việc ra quyết định thanh tra, cử Đoàn Thanh tra, Thanh tra viên...đến việc kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thanh tra đều phải tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ tư, đảm bảo không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra

Theo nguyên tắc này công tác tham mưu lập kế hoạch cần nghiên cứu, xem xét kỹ các căn cứ và những điều kiện khác có liên quan trước khi ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra để tránh trùng lặp, cố gắng tránh hiện tượng có thể xảy ra là 1 năm liên tiếp có nhiều Đoàn kiểm tra, thanh tra đến 1cơ quan, đơn vị, nhất là thanh tra, kiểm tra về cùng 1 nội dung. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn Thanh tra cần thực hiện đúng kế hoạch thanh tra, đúng quyền hạn, trình tự thủ tục và đúng thời gian, thời hiệu thanh tra.

Nguyên tắc không cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh kiểm tra có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, đặc biệt khi trên thực tế xuất hiện tình trạng một bộ phận cán bộ thanh kiểm tra lợi dụng việc thanh kiểm tra để thực hiện nhưng hành vi tiêu cực, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của đối tượng thanh tra, đặc biệt là của các đơn vị thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đất đai từ một số nƣớc trên thế giới, một số địa phƣơng ở Việt Nam và giá trị tham khảo rút ra

1.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới 1.4.1.1. Kinh nghiệm của Singapore

Là một quốc gia có diện tích tự nhiên thuộc diện nhỏ nhất trong khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên, vị thế kinh tế của đảo quốc Singapore lại tỉ lệ nghịch với yếu tố tự nhiên vốn có của quốc gia này. Để đạt được bước tiến thần kỳ về mặt kinh tế ở Singapore, kinh nghiệm của công tác QLNN về đất đai của Singapore là hết sức đáng ghi nhận. Singapore có diện tích 700 km2 nhưng thật ra không phải tất cả đều sử dụng được, vì khu vực chứa nước đã chiếm hết 40%. Singapore phải dùng một phần không nhỏ quỹ đất của mình làm căn cứ quân sự. Tại các khu vực phía Đông hay Changi, các công trình xây dựng bị hạn chế tầm cao và không được quá 12 tầng. Kinh nghiệm QLNN về đất đai của Singapoore là sự kết hợp của quy hoạch dài hạn, chính sách đất đai phù hợp, kiểm soát phát triển và thiết kế thông minh đã giúp Singapore phát huy tối ưu tính năng sử dụng đất.

Ở đảo quốc này, Cục Tái phát triển đô thị thuộc Bộ Phát triển quốc gia là một cơ quan lập kế hoạch và kiểm soát phát triển ở Singapore. Cơ quan này chịu trách nhiệm lập quy hoạch tổng thể để chuẩn bị cho quy hoạch dài hạn và phát triển. Đất đai sử dụng vào các mục đích khác nhau phải được bảo vệ nhằm thực hiện phát triển xã hội và kinh tế, đồng thời, duy trì một môi trường có chất lượng cao.Singapore tốn rất nhiều công sức để lấy thêm đất bằng cách lấn biển, đưa các nhà máy ra các đảo phía xa, tận dụng không gian dưới mặt đất, xây dựng các tuyến đường cao tốc trên cao...

Công tác hợp tác và chia sẻ trách nhiệm cộng đồng trong việc sử dụng hợp lý quỹ đất của quốc gia rất được Singapore coi trọng. Do khan hiếm đất đai, cộng đồng phải sống gần nhau, sự phát triển của một khu vực có thể sẽ ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai của ủy ban nhân dân huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)