Thực trạng QLNN đối với rác thải rắn trên địa bàn thành phố Kon

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố kon tum, tỉnh kon tum (Trang 76 - 91)

2.3.1. Thực trạng về ban hành, hướng dẫn thực hiện, triển khai các văn bản qui phạm pháp luật đối với QLNN Đối với chất thải rắn trên địa bàn thành phố KonTum

Để tăng cường quản lý quản lý CTR trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã triển khai ban hành các văn bản qui phạm pháp luật đối với QLNN Đối với chất thải rắn tại KonTum, cụ thể: Tình hình thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn (UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 596/QĐ- UBND Ngày 01/7/2011 về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020). Đơn giá, định mức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương (UBND tỉnh Kon Tum ban hành Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 15/2/2017 của UBND tỉnh về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND ngày 12/01/2015 và Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 28/7/2016 của UBND tỉnh Kon Tum). Về quy chế phối hợp trong quản lý quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 19/2018/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2018). Thực hiện phong trào “chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Kon Tum (UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số 3547/KH-UBND ngày 21/12/2018). Hướng dẫn thu

gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum (UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 26/QĐ- UBND ngày 05/01/2019). Thực hiện chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

(UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số 579/KH-UBND ngày 18/3/2019.

Về pháp lý, UBND tỉnh Kon Tum ban hành, hướng dẫn thực hiện, triển khai các văn bản qui phạm pháp luật đối với QLNN Đối với chất thải rắn trên địa bàn thành phố KonTum, kịp thời theo đúng qui định. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số nội dụng: (chưa thực hiện quản lý dự báo về khối lượng CTR đối với từng năm kế hoạch, chưa ban hành các hệ thống tiêu chuẩn đô thị của địa phương phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội, chưa thực sự chú trọng quản lý bảo vệ môi trường vì vậy chưa có các chính sách đầu tư đồng bộ hạng mục công trì nh phục vụ cho quản lý quản lý chất thải rắn và vệ sinh môi trường. Cần phải có giải pháp trong thời giải tới) để mang lại hiệu quả trong hoạt động quản lý môi trường.

Bảng 2.6. Các văn bản liên quan đến quản lý Nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum

STT Số văn bản Ngày tháng Đơn vị ban hành Trích yếu

1 15/NĐ-CP 4/2009 Thủ tướng Chính phủ

Thành lập thành phố Kon Tum trực thuộc tỉnh Kon Tum

2 596/QĐ-UBND 01/07/2011 UBND tỉnh Kon Tum

Phê duyệt Đồ án quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến

3 1474/2018/QĐ- UBND

28/12/2018 UBND tỉnh Kon Tum

Phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Hoà Bình, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum 4 19/2018/QĐ- UBND 04/07/2018 UBND tỉnh Kon Tum Quy chế phối hợp trong quản lý quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum

5 3547/KH-

UBND

21/12/2018 UBND tỉnh Kon Tum

Thực hiện phong trào “chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Kon Tum

6 07/2017/QĐ- UBND

15/2/2017 UBND tỉnh Kon Tum

Mức giá vệ sinh, đơn giá, định mức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương 7 1308/QĐ- UBND 21/12/2015 UBND tỉnh Kon Tum Quyết định chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy xử lý và tái chế rác thải tỉnh Kon Tum cho Công Ty TNHH Song Nguyên Kon Tum

8 2650/KH- UBND

19/9/2018 UBND tỉnh Kon Tum

Điều tra, thống kế chất thải trên địa bàn

tỉnh Kon Tum năm 2018

9 239/BC-UBND 25/10/2018 UBND tỉnh Kon Tum

Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm

2018 10 1024/QĐ- UBND 27/9/2018 UBND tỉnh Kon Tum Ban hành kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo mô hình cụm trên địa bàn tỉnh Kon Tum

11 Số: 356/BC- STNMT

25/6/2018 Sở Tài nguyên & Môi trường

Quản lý quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum.

2.3.2. Thực trạng Chính sách

Chính sách, quy định về quản lý chất thải rắn do địa phương ban hành: Để tăng cường quản lý quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2650/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kon Tum ngày 19/9/2018 về điều tra, thống kê nguồn thải trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Kế hoạch số 3547/KH-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Kon Tum về thực hiện phong trào “chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Quyết

ban hành hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum, đồng thời đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện Điều tra, thống kê xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2019. UBND tỉnh Kon Tum giao Sở Tài chính làm đầu mối tổng hợp kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường tại địa phương. Từ năm 2006 đến nay, ngân sách cho bảo vệ môi trường đã được tỉnh bố trí thành một nguồn riêng với quy mô không dưới 01% tổng chi ngân sách Nhà nước hàng năm; kinh phí cấp cho sự nghiệp môi trường của tỉnh tăng đều qua các năm nhưng mức tăng còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay. Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ban đầu cho các bãi rác đa số do ngân sách địa phương phân bổ (trừ một số dự án do doanh nghiệp làm Chủ đầu tư); các máy móc, trang thiết bị phục vụ quản lý thu gom được đầu tư từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hằng năm. Quản lý xã hội hóa dịch vụ xử lý CTR trên địa bàn thành phố đã được triển khai và đã thu hút được 01 doanh nghiệp đầu tư (dự án Nhà máy xử lý CTR thành phố Kon Tum). Mức giá vệ sinh, đơn giá, định mức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương (UBND tỉnh Kon Tum ban hành Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 15/2/2017 của UBND tỉnh về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND ngày 12/01/2015 và Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 28/7/2016).

Về chính sách thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố đã có triển khai nhưng chưa tập trung (ví dụ chính sách chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, có ban hành nhưng ít đề cập hoặc ngân sách phân bổ cho hoạt động bảo vệ môi trường có nhưng ít khoảng dưới 01% tổng chi ngân sách Nhà nước hàng năm hoặc chính sách chi cho bộ máy hoạt động môi

trường có nhưng ở mức phụ cấp, kiêm nhiệm…). Trong thời gian tới cần có giải pháp chú trọng hơn.

2.3.3. Thực trạng bộ máy quản lý, cán bộ quản lý nhà nước đối với chất thải rắn

* Đối với chất thải rắn thông thường

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý

Nguồn: Công ty TNHH MTV Đô thịMôi trường tỉnh Kon Tum

Hiện nay, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất thải rắn của Chính phủ giao theo nội dung tại Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03/02/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành triển khai. Nguồn nhân lưc theo

Công ty TNHH MTV Đô thị và Môi trường tỉnh Kon Tum

Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum

thống kê sơ bộ của UBND tỉnh tại Kế hoạch số 2650/KH-UBND ngày 19/9/2018 về điều tra, thống kế chất thải trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2018, có 61 cán bộ biên chế hành chính làm quản lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường (Chi cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường, Thanh tra Sở); Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh; UBND thành phố; Ban quản lý khu kinh tế tỉnh; Các sở, ban ngành có cán bộ phụ trách quản lý bảo vệ môi trường. Đồng thời UBND tỉnh có ban hành Quyết định số 19/2018/QĐ-UBND ngày 04/07/2018 về Quy chế phối hợp trong quản lý quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Cơ quan quản lý giám sát Nhà nước trực tiếp đối với việc xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Kon Tum. Hiện tại là Phòng Quản lý Đô thị Thành phố. Tuy nhiên các đơn vị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn còn chịu sự chỉ đạo chi phối của các cơ quan và ban ngành chức năng khác.

Mối quan hệ chỉ đạo, thực hiện giữa cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị thực hiện còn nhiều bất cập chồng chéo. Điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công việc của các đơn vị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn.

- Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị:

+ UBND tỉnh: Là cơ quan chức năng có nhiệm vụ đề ra các chủ trương, chính sách để triển khai đến các cấp, ban ngành đoàn thể để thực hiện các yêu cầu về công tác Bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý chất thải rắn đô thị nói riêng của địa phương.

+ Sở Tài nguyên Môi trường: Có chức năng tham mưu cho UBND tỉnh về lĩnh vực chuyên môn, đồng thời tư vấn giám sát chuyên sâu đối với các hoạt động về môi trường của địa phương.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư: thực hiện việc lập kế hoạch, phân bổ vốn ngân sách đầu tư cho các dự án về môi trường tại địa phương, có chức năng tham mưu đối với UBND tỉnh để đề ra các chính sách thiết thực và hiệu quả cao trong lĩnh vực được giao.

+ Sở Tài chính: Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn tham mưu và giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.

+ Sở Xây dựng: Thực hiện việc xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống các đô thị, các điểm dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh, đảm bảo ph hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia, quy hoạch xây dựng v ng liên tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức thực hiện sau khi được UBND cấp tỉnh phê duyệt. Đồng thời chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng và phát triển các đô thị đồng bộ; tổ chức thực hiện sau khi được UBND cấp tỉnh phê duyệt, ban hành.

+ UBND thành phố: Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hâu quả thiên tai, bão lụt, thực hiện các chủ trương chính sách của UBND tỉnh ban hành, quản lý điều hành và giao khoán các công tác về lĩnh vực hoạt động công ích đối với việc quản lý đô thị.

+ Phòng Quản lý đô thị thành phố: Tham mưu giúp việc cho UBND thành phố về các lĩnh vực liên quan đến đô thị, UBND TP ủy quyền cho Phòng Quản lý đô thị thành phố ký hợp đồng đối với các hoạt động dịch vụ công ích về vệ sinh môi trường với các đơn vị chức năng thực hiện trực tiếp.

công tác xây dựng kinh tế xã hội. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình HĐND c ng cấp quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.

+ Phòng Tài nguyên Môi trường: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường.

+ Công ty TNHH MTV Đô thị và Môi trường Đắk Lắk và Công ty TNHH Môi trường Đông Phương là đơn vị chức năng thực hiện công việc thu gom vân chuyển chất thải sinh hoạt.

Tuy nhiên số lượng cán bộ bố trí cho quản lý quản lý chất rắn về cơ cấu tổ chức còn mang tính hình thức, cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo dẫn đến tình trạng đ n đẩy trách nhiệm, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc. Quản lý tham mưu của Sở Tài nguyên và Môi trường cho UBND tỉnh trong vấn đề quản lý chất thải rắn gặp rất nhiều khó khăn. Lý do đa số cán bộ làm hoạt động quản lý môi trường là kiêm nhiệm. Trước thực trạng trên, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát lại bộ máy để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị Xanh - Sạch - Đẹp trong thời gian tới.

*. Đối với chất thải nguy hại.

Hiện nay công tác quản lý chất thải rắn y tế của tỉnh do 02 cơ quan là Sở Y tế và Sở Tài nguyên và Môi trường đảm nhiệm. Trong đó, Sở Y tế quản lý các công tác liên quan đến chất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý các công tác liên quan đến việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế của các đơn vị cung ứng dịch vụ này.

Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải y tế tỉnh Kon Tum

Về kế hoạch quản lý chung, hàng năm theo chức năng nhiệm vụ của mình, mỗi Sở nêu trên đều có kế hoạch quản lý chất thải rắn y tế. Tuy nhiên quá trình thực hiện còn chưa chặt chẽ. Một số nội dung hướng dẫn các quy định mới trong quản lý chất thải rắn y tế, hướng dẫn các quy trình kỹ thuật về lưu giữ, phân loại, thu gom, vân chuyển, xử lý chất thải rắn y tế chưa được thực hiện định kỳ hoặc hiệu quả chưa cao. Sở Y tế có thực hiện hướng dẫn các quy định mới về quản lý chất thải rắn y tế cho các cơ sở y tế, song công tác giám sát định kỳ việc thực hiện quản lý chất thải rắn y tế của cơ sở y tế còn lỏng lẻo, chưa thực sự sâu sát đến từng cấp cơ sở. Một phần do việc quản lý chất thải nguy hại được giao cho Phòng Kiểm soát ô nhiễm thuộc Chi cục Bảo vệ Môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường với nhân sự của Phòng thì chưa đến 10 người nhưng lại quản lý cả ngàn chủ nguồn thải gây sức ép không hề nhỏ cho việc quản lý chất thải nguy hại.

y tế của các phòng khám tư nhân bị thải lẫn vào rác thải sinh hoạt. Khi trao đổi với một số phòng khám tư nhân được biết nguyên nhân là: các cơ sở y tế được trang bị lò đốt và được Sở y tế tỉnh Kon Tum phân công xử lý rác y tế của các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố kon tum, tỉnh kon tum (Trang 76 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)